Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Hòa Lợi

TRƯỜNG THCS HÒA LỢI

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

 Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

 (Trích Bài học đường đời đầu tiên –Tô Hoài SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3 (1 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 

Câu 4 (1 điểm): Đặt câu văn miêu tả con vật nuôi nhà em trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ nhân hóa.

Phần II. LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm): Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 dòng) rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2. (5.0 điểm): Hãy tả cánh đồng lúa chín  trên quê hương em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc - hiểu: (3 điểm)

Câu 1 (0,5đ):

 Phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả. 

Câu 2 (0.5 đ):

Phép tu từ: nhân hoá/so sánh. 

Câu 3 (1 điểm):

Chàng dế thanh niên cường tráng, đầy sức sống,  tự tin, yêu đời. 

Câu 4 (1điểm):          

HS có thể tự đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phải đảm bảo:

- Hỉnh thức: 1 câu văn miêu tả. Sử dụng phép tu từ nhân hóa.

- Nội dung: Tả con vật nuôi nhà em.   

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1:

* Hình thức:

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, xác định đúng vấn đề cần trình bày.

* Nội dung:

- Từ bài học của Dế mèn, cần nhận ra:  Không nên huênh hoang, tự cao , cần biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc kĩ trước khi làm một việc gì, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (1 điểm) Cho câu thơ sau:

“Ca lô đội lệch”

Hãy chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

Câu 2 (2 điểm ): Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào, của ai? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em  biết  gì về thể thơ đó ?

Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong khổ thơ vừa chép ?

Câu 4: (1 điểm) Câu văn “Tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam” có phải là câu trần thuật đơn không ? Vì sao ?

Câu 5: (5 điểm) Những cảnh vật tươi đẹp thường để lại trong ta những cảm xúc khó quên. Hãy viết bài văn tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích theo quan sát và tưởng tượng của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”

Câu 2:

- Khổ thơ đó nằm trong bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu

- Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ.

- Đặc điểm của thể thơ 4 chữ:

+ Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, thích hợp với lối kể chuyện.

+ Thường có cả vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay vần cách.

+ Thường ngắt nhịp 2/2 ( có khi 1/3)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“... Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình...”

(Ngữ văn 6, Tập hai)

Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 3. (1,0 điểm): Tìm các câu văn sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của các phép so sánh đó.

Câu 4. (1,0 điểm): Ý nghĩa của lời nhắn gửi: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất.”?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới), em hãy lí giải vì sao cây tre được coi là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam? (viết một đoạn văn khoảng 100 chữ).

Câu 2. (5,0 điểm)

Tả một người thân mà em yêu quý, cảm phục.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

a. Yêu cầu trả lời

- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

- Tác giả: Xi-át-tơn.

b. Hướng dẫn chấm

* Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi.

* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu.

* Mức không đạt (0 điểm):Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Câu 2:

a. Yêu cầu trả lời

- Nội dung đoạn trích:Khẳng định tầm quan trọng và mối quan hệ gắn bó của đất đai với đời sống con người.

b. Hướng dẫn chấm

* Mức tối đa (0,5 điểm):Trả lời đúng câu hỏi.

  * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu.

* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. VĂN – TIẾNG VIỆT:  (4,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Em hãy cho biết văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Ngữ văn 6 – Tập hai) trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Trình bày nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 2: (1,0 điểm)

Câu trần thuật đơn là gì?

Câu 3: (1,0 điểm)

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a)  Tôi về, không một chút bận tâm.

b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

II.  LÀM VĂN:  (6,0 điểm)

Hãy viết một bài văn miêu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. VĂN – TIẾNG VIỆT:  (4,0 điểm)

Câu 1:

a. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu ký.

- Tác giả: Tô Hoài

 b. Nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”:

- Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

- Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Câu 2:

Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

Câu 3:

Xác định chủ ngữ, vị ngữ:

a. Tôi / về, không một chút bận tâm.

b. Chợ Năm Căn / nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1: Câu văn: “Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại” (Khái Hưng) có sử dụng biện pháp tu từ

A. Nhân hóa.                       

B. So sánh.                         

C. Ẩn dụ.                          

D. Hoán dụ.

Câu 2: Câu văn: “Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá” (Đoàn Giỏi) có

A. Một cụm danh từ.                                                            

B. Hai cụm danh từ.   

C. Ba cụm danh từ.                                                           

D. Bốn cụm danh từ.

Câu 3: Câu văn nào sau đây mắc lỗi dùng từ?

A. Mùa xuân đã đến thật rồi!

B. Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi.

C. Em bé trông dễ thương quá!

D. Bình minh trên biển thật đẹp.

Câu 4: Từ ngữ được điền vào dấu ba chấm của câu: “…là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.” là

A. Thành phần chính của câu                          

B. Thành phần phụ của câu.          

C. Trạng ngữ trong câu.                 

D. Thành phần chính và trạng ngữ trong câu.

Câu 5: Dòng  nào sau đây nêu chính xác các từ láy?

A. Xinh xinh, thấp thoáng,  buôn bán, bạn bè.

B. Tươi tắn, đẹp đẽ, xa xôi, tươi tốt.

C. Đỏ đen, lom khom, ầm ầm, xanh xanh.

D. Lấp lánh, lung linh, lao xao, xào xạc.

Câu 6: Từ chân được sử dụng với nghĩa gốc trong câu

A. Cô ấy có chân trong đội tuyển thi đấu cờ vua của trường.

B. Chân nó chạy rất nhanh.

C. Cái chân bàn này rất chắc chắn.

D. Chân trời  đằng đông đã ửng hồng.             

Câu 7: Trường hợp nào sau đây có sử dụng phép tu từ ẩn dụ?

A. Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

B. Trâu ơi, ta bảo trâu này                                              

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.    

C. Những ngôi sao thức ngoài kia                                  

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.                          

D. Bàn tay ta làm nên tất cả   

 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Câu 8: Phó từ là những từ

A. chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

B. chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.

C. chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

D. chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Hòa Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?