TRƯỜNG THPT PHÚ CƯỜNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:
“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”
(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản. (1 điểm)
Câu 2. Văn bản có nhắc đến hành động đốt cháy đền tà của Ngô Tử Văn, hãy nêu cụ thể những chi tiết liên quan đến ngôi đền này. (2 điểm)
Câu 3. Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật Ngô Tử Văn? (1 điểm)
Câu 4. Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào? (2 điểm)
Câu 5. Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình. (4 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Nội dung chính: Lời răn về nhân cách của kẻ sĩ: phải sống cương trực, ngay thẳng, cứng cỏi.
Câu 2:
Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:
- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.
- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.
Câu 3:
- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ”, cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!”. Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.
Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe… Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.
Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.
(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 27)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
b. Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử như thế nào?
c. Chỉ ra và nêu tác dụng biệp pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.
d. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Nêu rõ lí do tại sao.
Câu 2. (7 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
a.
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
b. Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử:
– 1 số người : chấp nhận và lau sạch nó.
– Đa số: nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.
c.
- Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…
– Tác dụng:
+ Cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt.
+ Gây ấn tượng, tạo sức truyền cảm ….
d. Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.
Câu 2.
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn
II. Thân bài
* Lai lịch và tính cách.
- Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
- Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được
- Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.
=> Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.
---(Để xem tiếp đáp án câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ!
Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời
Một mặt đất
Một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]
b. Nêu tên và tác dụng của 02 biện pháp tu từ trong văn bản. (1,0 điểm)a. Xác định phong cách ngôn ngữ chủ yếu của văn bản. (0,5 điểm)
c. Anh / chị hiểu như thế nào về những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.” (0,5 điểm)
d. Từ dòng cuối của đoạn thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”, anh / chị hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về tình mẹ. (1,0 điểm)
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Cảm nhận của bản thân về những câu thơ:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
(Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, Ngữ văn 10, tập hai, NXB GD, Năm 2012, Tr.88)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
a. Văn bản chủ yếu sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b. Kể tên hai biện pháp tu từ trong các
- So sánh: Mẹ - duy nhất / mãi mãi / ánh sáng.
- Phép điệp từ, lặp từ: một, mẹ, có nghĩa là.
- Ẩn dụ: Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim.
- Phép liệt kê: bầu trời, mặt đất, vầng trăng,…
c. Ý nghĩa những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.”: Khẳng định mẹ là duy nhất đối với mỗi người trên đời cũng như chỉ có một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng trong thế giới này mà thôi.
d.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cầu nêu được một số ý cơ bản:
+ Tiếng gọi “mẹ!” sẽ mãi mãi sống cùng năm tháng với người con, sẽ không bao giờ tắt được trên thế gian khi tình cảm của con vẫn luôn dành cho mẹ với niềm kính trọng, yêu thương mãi mãi bất diệt với thời gian.
+ Mẹ hi sinh tất cả vì con, cho đi chứ không bao giờ cần nhận lại. Khẳng định: Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được.
+ Mỗi người con phải sống sao để xứng đáng với công lao trời bể ấy của mẹ và không phụ lòng đấng sinh thành.
- Giám khảo cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
a/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.
b/ Thân bài: Học sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau, nhưng cần đáp ứng các ý sau đây:
* Nỗi nhớ thương da diết người chồng ở phương xa:
- Người chinh phụ nghĩ đến chồng mình đang xông pha nơi chiến trận ở phương xa, chợt nảy ra ý nghĩa: nhờ ngọn gió mùa xuân chuyển hộ tình cảm nhớ nhung của nàng tới chồng nơi biên ải xa xôi.
---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:
Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.
Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?
Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
Câu 1: Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.
Câu 2:
- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.
- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Phú Cường. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !