Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thạch Trung

TRƯỜNG THCS THẠCH TRUNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 8

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM                                                                                                        

1. Mục đích đấu tranh của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX là:

A. Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến.

B. Thương lượng với Pháp để Pháp giúp đỡ Việt Nam phát triển đất nước.

C. Đánh Pháp giành độc lập dân tộc xây dựng chế độ dân chủ tư sản.     

D. Đánh Pháp giành độc lập dân tộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.     

2. Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là:

A. Kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

B. “ Khai hóa nền văn minh” cho  nhân dân Việt Nam.

C.  Đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam.

D. Giúp cho nền văn hóa, giáo dục nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiến bộ trên thế giới.

3. Âm mưu thâm độc của thực dân Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là:

A. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp.

B. Tăng cường áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.

C. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.

D. Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính.

4. Nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là:

A. Thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc khác cùng đánh chiếm Việt Nam.

B. Nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp.

C. Đất nước Việt Nam ta  nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp.

D. Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng , không kiên quyết đánh Pháp.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1: Trình bày ngắn gọn nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế? Em có nhận xét gì về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác đó?

Câu 2: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước? Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

A

C

D

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1: * Trình bày tóm tắt nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế:

+ Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

Công nghiệp : Tập trung khai thác than, kim loại và  một số ngành khai thác xi măng, điện, chế biến gỗ....

Giao thông vận tải :Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt

Thương nghiệp :

-Độc chiếm thị trường Việt Nam....

-Đề ra các thuế mới bên cạnh các thuế cũ...

* Nhận xét về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa

- Giai cấp nông dân: bị thực dân, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Cuộc sống của họ cơ cực trăm bề, một bộ phận nhỏ bị mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp...

Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân, phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hướng ứng tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Giai cấp công nhân: là giai cấp mới xuất hiện. Đa số họ xuất thân từ nông dân , cuộc sống khổ cực vì bị ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, phong kiến và giai cấp tư sản..

 Họ có tinh thần đấu tranh cách mạng  mạnh mẽ, kiên quyết chống đế quốc và phong kiến. Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng .

Câu 2:

* Tiểu sử và hoàn cảnh.

- Nguyễn Tất Thành: 19.5.1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911- 1916.

- Năm 1911: Ra đi tìm đường cứu nước.

- Từ 1911- 1916: Người qua nhiều nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.

- Năm 1917: Người trở lại Pháp.

+ Hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

+ Tiếp nhận ảnh hưởng của CMT10 Nga.

=> Bước đầu hoạt động của Người mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới vì:

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.

- Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, bị Pháp đô hộ , trong khi các phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra liên tiếp nhưng  đều thất bại.

- Khâm phục, nhưng không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.          

Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng sang phương Tây để “ tìm hiểu xem họ làm như thế nào để về giúp đồng bào mình”

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đáp án đúng.

1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai?

A. Nguyễn Đình Chiểu                                              

B. Nguyễn Tri Phương

C. Nguyễn Hữu Huân                                                

D. Nguyễn Trung Trực

2. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?

A.  Hiệp uớc Nhâm Tuất                               

B.  Hiệp uớc Giáp Tuất

C.  Hiệp ước Pa-tơ-nốt                                  

D.  Hiệp ước Hác-măng

3. “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu?

A.  13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị)            

B.  13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)

C.  13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị)            

D.  13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)

4. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là

A.  Phan Đình Phùng                                     

B.  Phạm Bành

C.  Nguyễn Thiện Thuật                                 

D.  Hoàng Hoa Thám

Câu 2: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ (dân tộc; nhân dân; triều Nguyễn;  Cần vương) thích hợp điền vào chỗ trống …. để được câu có nội dung đúng.

Sau Hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ (1)……………………. Chiếu Cần vương đã gắn quyền lợi của (2)………………………….. với quyền lợi của (3)………………… nên đã được (4)……………………… tích cực ủng hộ.

Câu 3 : Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng (ghi kết quả kết nối ở cột C).

A

(Sự kiện lịch sử)

B

(Mốc thời gian)

C

(Kết quả kết nối)

1- Pháp nổ sung tấn công Gia Định

a- 1/9/1858

1        + …….

2- Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

b- 17/2/1859

2        + …….

 

3- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất

c- 20/11/1873

3        + …….

4- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai

d- 25/4/1882

     4        + …….

PHẦN II. TỰ LUẬN 

Câu 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? 

Câu 2: Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Câu 3: Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trình bày  nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.

Câu 2: Trình bày những nét chính về phong trào Cần Vương (1885-1896).

Câu 3: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế Việt Nam.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trình bày Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862

- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.

- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

Câu 2: Phong trào Cần Vương 1885-1896:

- Sau khi cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), tại đây ông nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.

- Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn (1885-1888): phong trào bùng nổ và lan rộng khắp cả nước

+ Giai đoạn (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở Bắc kì và Trung kì.

Câu 3: Chính sách về kinh tế

*Nông nghiệp:

- Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát

- Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

* Công nghiệp:

- Tập trung vào khai thác than và kim loại

- Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước...

* Giao thông vận tải:

- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

*Thương nghiệp

-  Nắm giữ độc quyền về thị trường.

- Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.

Mục đích:

Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.

Tác động:

- Tích cực: cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân, thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

-> nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Chọn và khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.

1.1. Sau 5 tháng xâm lược, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, không thể tiến sâu vào đất liền, vì:

A. Quân giặc không có sự chuẩn bị kĩ càng.

B. Quân giặc không quen thuỷ thổ, địa hình và thời tiết nước ta.

C. Giữa quân Pháp và Tây Ban Nha nảy sinh mâu thuẫn nên chưa tiến sâu vào đất liền.

D. Quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả.

1.2Năm 1882 đánh dấu sự kiện quan trọng nào đối với triều đình Huế?

A. Triều đình kí hiệp ước quân sự với nhà Thanh.

B. Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình cải cách.

C. Tiều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862

D. Vua Tự Đức nhường ngôi cho con.

1.3Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở:

A. Nam Kì và Trung Kì.                                

B. Bắc Kì và Nam Kì.

C. Trung Kì và Bắc Kì.                                  

D. Nam Kì.

1.4. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt ( 11-1888), phong trào Cần vương như thế nào?

A. đã chấm dứt.                                         

B. Chỉ còn diễn ra ở Trung Kì.

C. Vẫn tiếp tục nhưng hoạt động cầm chừng.

D. Vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.

Câu 2. Nối nội dung thời gian với sự kiện tương ứng thể hiện thái độ chính trị của các giai cấp Việt Nam cuối thế kỷ XIX đấu thế kỷ XX.

Thời gian

 

Sự kiện

1. Địa chủ

2. Nông dân

3. Công nhân

4. Tư sản

A. Sớm có tinh thần đấu tranh, vươn lên lãnh đạo cách mạng.

B. Cấu kết với Pháp áp bức bóc lột nông dân.

C. Sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cách mạng.

D. Chưa tỏ rõ thái độ tham gia cách mạng. 

E. Chưa có thái độ chính trị nhưng muốn  lãnh đạo cách mạng

Câu 3. (1 điểm)  Lựa chọn từ ngữ thích hợp (Cấm đạo, nước Pháp, Ba Lạt, Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Quảng Yên,  Đà Nẵng) điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất.

Triều đình thừa nhận quyền cai quản của ………(1)………… ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (…………………,………………(2)……..………………………) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (………………………(3)…….……………… ………………) cho Pháp vào buôn bán; bãi bỏ lệnh …………(4)…………… trước đây; bồi thường chiến phí cho Pháp.

II. TỰ LUẬN  

Câu 1. Có ý kiến cho rằng: Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm triều đình nhà Nguyễn. Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định trên?

Câu 2. Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong Phong trào Cần Vương? Vì sao nói: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 3. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới nào? Trình bày những nét chính về một giai cấp tầng lớp mới mà em yêu thích.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 

Câu 1. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch

A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

D. Chiếm Đà Nẵng khống chế miền Trung.

Câu 2. Sau 5 tháng xâm lược nước ta ,quân Pháp đã đánh chiếm đươc:

A. Bán đảo Sơn Trà              

B. Toàn bộ Đà Nãng           

C . Đà Nẵng và Huế              

D . 6 tỉnh Nam Kì

Câu 3. Số lượng bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình từ năm 1963 đến năm 1781 là

A .20 bản                

B . 25 bản                  

C.30 bản                                 

D . 40 bản      

Câu 4. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở

A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.

B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.

C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.

D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.

Câu 5. Lập niên biểu quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1858 đến 1874. ( Sự kiện chính)

Thời gian

                 Sự kiện

…………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

II. Tự luận

Câu 6. Vì sao nói: nhà Nguyễn ngày càng lún sâu trên con đường đầu hàng? Em nhận xét như thế nào về tinh thần chống Pháp của nhà Nguyễn?

Câu 7. Trong các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào cần vương ? Vì sao?

Câu 8. Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ? Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thạch Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?