Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Cao Vân

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 8

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm: 

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Phong trào Cần vương là:

A. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sỹ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng tư sản       

B. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sỹ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng phong kiến     

C. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sỹ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng vô sản     

D. phong trào yêu nước chống Pháp của nông dân

2. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê là:

A. nông dân       

B. Công nhân   

C. văn thân, sỹ phu   

D. văn thân sỹ phu và nhân dân yêu nước

3. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế là:

A. văn thân, sỹ phu   

B. công nhân   

C. nông dân   

D. văn thân sỹ phu và nhân dân yêu nước

4.  Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời là:

A. không theo tư tưởng cứu nước nào, mang tính tự phát của giai cấp nông dân              

B. do giai cấp nông dân lãnh đạo       

C. thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp        

D. mục tiêu giành độc lập khôi phục chế độ phong kiến

Câu 2: Nối cột A với cột B tương ứng

Cột A

Cột B

Nối

1.  20/11/1873

A. Tướng Pháp Ri vi e bị giết

1-

2.   21/12/1873

B. Tướng Pháp Gác đi e bị giết

2-

3.  19/05/1883

C. Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai

3-

4.  25/04/1882

D. Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

4-

 

Câu 3: Điền các cụm từ thích hợp  để hoàn thành nguyên nhân dẫn đến thực dân Pháp xâm lược nước ta

Thực dân Pháp muốn mở rộng thị trường, ……………….. nguyên liệu. Việt nam có vị trí địa lý………………, giàu ………………………, chế độ phong kiến……………… ..……...........

II. Tự luận 

Câu 4: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kì từ năm 1858 đến năm 1873.

Câu 5: Em hãy nhận xét về tổng đốc Hoàng Diệu.

Câu 6: Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1: 1-B; 2-D; 3-C; 4-A

Câu 2: 1- D; 2- B; 3-A; 4-C

Câu 3: Lần lượt các từ, cụm từ: vơ vét, chiến lược, tài nguyên, khủng hoảng suy yếu

II.  Tự luận 

Câu 4: Tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Đông 

- Tại Đà Nẵng, nhiều toàn nghĩa binh phối hợp với quân triều đình chống Pháp

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông

- Khởi nghĩa Trương Định làm cho giặc khốn đốn, thiệt hại

 Tại các tỉnh miền Tây Nam Kì 

Phong trào chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:

- Một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời

- Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân và tay sai thể hiện lòng yêu nước.

Câu 5: Nhận xét về tổng đốc Hoàng Diệu

- Nêu được hành động của tổng đốc Hoàng Diệu, ông được triều đình giao trọng trách giữ thành Hà Nội, thành mất ông thắt cổ tự vận để bảo toàn khí tiết 

- Nhận xét về hành động của ông và nhận xét về con người Hoàng Diệu- yêu nước, có nghĩa khí, có trách nhiệm với tổ quốc với nhân dân........ 

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần vương vì:

- Đây là cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại cùng với thời gian tồn tại của phong trào Cần Vương (1885-1896) sức chiến đấu bền bỉ 

- Có địa bàn hoạt động rộng lớn, có trình độ tổ chức cao nhất quân đội được bố chí 15 quân thứ trải dài trên 4 tỉnh Bắc Trung Bộ và cuộc khởi nghĩa đã đánh lùi được nhiều đợt càn quét của giặc

- Thất bại của cuộc khởi nghĩa đánh dấu sự thất bại của phong trào Cần Vương – con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến 

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu ?

A. Đại đồn Chí Hòa     

B. Tỉnh Định Tường  

C. Tỉnh Vĩnh Long  

D. Thành Gia Định

Câu 2. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu ?

A. Tòa Khâm sứ và Hoàng thành       

B. Đồn Mang Cá và Hoàng thành

C. Hoàng thành                                  

D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá

Câu 3. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán ?

A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn  

B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên

C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên  

D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt

Câu 4. Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào ?

A. Đêm mồng 5 rạng sáng 6-7-1885

B. Đêm mồng 6 rạng sáng 7-7-1886

C. Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885  

D. Đêm mồng 3 rạng sáng 4-7-1885

Câu 5: Điền sự kiện tương ứng với thời gian theo mẫu sau:

Thời gian

Sự kiện

13-7-1885

 

Tháng 11-1888

 

1885-1896

 

28-12-1895

 

II. Tự luận: 

Câu 1: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế tháng 7-1885 ?

Câu 2: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?

Câu 3: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 4: Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .

Câu 1:“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của:

A. Nguyễn Trung Trực                       

B. Trần Bình Trọng  

C. Nguyễn Hữu Huân                                   

D. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 2:Khởi nghĩa Yên Thế do ai lãnh đạo :

A. Trương Định                                              

B. Hoàng Hoa Thám

C. Tôn Thất Thuyết                            

D. Phan Bội Châu

Câu 3: Hiệp ước Pa - tơ - nốt đánh dấu sự kiện gì?

A. Thắng lợi của nhà Nguyễn trong lĩnh vực ngoại giao

B. Nước ta mất một phần nội trị ngoại giao ở miền Nam

C. Nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến

D. Pháp hứa trao trả độc lập cho nước ta khi ta không chống Pháp nữa.

Câu 4:Sau khi thôn tính được nước ta Thực dân pháp đã:

A. Gộp nước ta và các nước trên bán đảo Đông dương thành Liên bang Đông Dương

B. Xây dựng bộ máy nhà nước có tính chất quân sự, đàn áp các phong trào yêu nước.

C. Tập trung đẩy mạnh khai thác bóc lột thuộc địa

D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 5: Hoàn thiện bảng niên biểu sau:

Niên đại

Sự kiện

1/9/1858

Thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta

6/6/1884

Nhà Nguyễn ký văn kiện cuối cùng, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến

1905-1909

Phong trào Đông du

5/6/1911

Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) ra đi tìm đường cứu nước

II.  Phần tự luận. 

Câu 1. Em hãy nêu những chính sách về kinh tế của Thực dân pháp thực hiện ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (từ năm 1897– 1914). Tác động cơ bảncủa nó đối với nền kinh tế nước ta? (3 điểm)

Câu 2. Em hãy cho biết sự khác biệt giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với những người yêu nước đương thời?(2 điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Lập bảng tổng kết về phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế về những nội dung sau: thời gian, thành phần lãnh đạo, mục tiêu, hình thức, phạm vi?

Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn gì về kinh tế để bóc lột nước ta? Tác động của chính sách đó tới kinh tế xã hội nước ta như thế nào?

Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi và cách tìm đường cứu nước của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Bảng tổng kết về phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế:

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Phong trào nông dân Yên Thế

Thời gian

1885 - 1896

1884 - 1913

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu

Nông dân

Mục tiêu

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

Hình thức

Khởi nghĩa vũ trang

Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Phạm vi

Các tỉnh Bắc kì và Trung kì.

 

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc kì.

Câu 2.

* Những thủ đoạn về kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam:

- Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền.

- Công nghiệp: khai thác than, kim loại.

- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.

* Tác động:

- Về kinh tế:

+ Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy: tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt; nông nghiệp dậm chân tại chỗ; công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

- Về xã hội: những giai cấp cũ bị phân hóa, xuất hiện giai cấp - tầng lớp mới.

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp.

+ Giai cấp nông dân: vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Nay lại bị mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc => trở thành giai cấp công nhân. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

+ Giai cấp công nhân: làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp,… số lượng ngày càng đông đảo, sống khá tập trung. => Là động lực chính của cách mạng.

+ Tầng lớp tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên,… có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

Câu 3.

* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

* Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:

- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, điều cần thiết là phải dựa vào chính mình.

- Người quyết ra nước ngoài, cụ thể là sang phương Tây, trung tâm của văn minh thế giới lúc bấy giờ và cũng là quê hương của các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm như thế nào sau đó về giúp đồng bào mình.

 * Ý nghĩa: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

1. Khoanh tròn vào đáp án đúng 

Câu 1: Liên bang Đông Dương được thực dân Pháp thành lập bao gồm những vùng đất nào?

A. Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc.

B. Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.

C. Campuchia, Lào, Việt Nam.

D. Campuchia, Việt Nam, Thái Lan.

Câu 2: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện những giai tầng mới là

A. phong kiến, tư sản, tiểu tư sản.

B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.     

C. phong kiến, nông dân, công nhân.

D. nông dân, công nhân, tư sản.

Câu 3: Xu hướng cứu nước mới xuất hiện trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế XX

A. xu hướng vô sản.

B. xu hướng phong kiến.                  

C. xu hướng dân chủ tư sản.

D. xu hướng nông dân tự phát.

Câu 4: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành vào thời gian nào?

A. 1897 - 1912.          

B. 1897 - 1914.

C. 1896 - 1914.          

D. 1897 - 1918.

2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: thuộc địa, độc lập, nửa bảo hộ, người Việt, bảo hộ, người Pháp.

a) “Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc kì là xứ ...(1).., Trung kì theo chế độ ...(2).., Nam kì theo chế độ ...(3)... Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do ...(4)... chi phối”.

PHẦN II. TỰ LUẬN

a) Trình bày nội dung chính sách khai thác về mặt kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1914.

b) Các chính sách trên nhằm mục đích gì? Nêu tác động của các chính sách khai thác trên về mặt kinh tế đối với Việt Nam?

Câu 2: (3 điểm) Điền bảng thống kê phong trào yêu nước Việt Nam tiêu biểu đầu thế kỉ XX

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Cao Vân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?