Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Hoa Liên

TRƯỜNG THCS HOA LIÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 8

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm 

Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng.

1. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam vào ngày:

A. 1/8/1858.                                  

B. 5/8/1858

C. 25/8/1858.                      

D.1/9/1858.

2. Mục tiêu tấn công đầu tiên của Thực dân Pháp vào nước ta là:

A. Thuận An.                      

B. Gia Định.

C. Đà Nẵng                                  

D. Hà Nội

3. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào:

A. 24/2/1859                                

B. 24/2/1861.

C. 5/6/1862.                      

D.6/5/1862

4. Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là:

A. Vua Hàm Nghi .                

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Phan Đình Phùng.              

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 2: Cho các cụm từ (từng bước, hoàn toàn, kiên quyết, đường lối) điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:

A. Từ năm 1858 dến năm 1884 là quá trình Triều đình Huế đi từ đầu hàng……(a)….đến đầu hàng……(b)….trước Thực dân Pháp.

B. Khi Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược thì Triều đình Huế có tổ chức kháng chiến nhưng thiếu sự.......(c).......không có .......(d)......sáng suốt, linh hoạt.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào? Nêu các phong trào tiêu biểu đã học. (2đ)

Câu 2: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế tháng 7-1885. (3đ)

Câu 3: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Tại sao quân Triều đình đông mà vẫn không thắng được Pháp?.      (3đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm 

Câu 1: Mỗi ý đúng 0,25 điểm

1. D.                                          3. C

2. C.                                          4. A

Câu 2: Mỗi ý đúng 0,25 điểm

a. Từng bước.

b. Hoàn toàn.

c. kiên quyết.

d. Đường lối.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1:

* Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng: 

- 13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.

- Mục đích: kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

- Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.

Lãnh đạo: viện thần sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng: quần chúng nhân dân

* Phong trào Cần Vương tiêu biểu (0,5)

- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)

- Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1895)

 Câu 2:

*  Nguyên nhân 

- Phái chủ chiến muốn giành lại chủ quyền

- Thực dân Pháp quyết tâm tiêu diệt phái chủ chiến

* Diễn biến 

 Đêm mùng 4 rạng sáng ngày mùng 5-7-1885 cuộc phản công bùng nổ và phe chủ chiến thất bại

Câu 3: 

* Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) ......

* Nguyên nhân thất bại 

Đường lối bạc nhược, chính sách quân sự thì bảo thủ, nặng nề về thương thuyết.

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Trắc nghiệm 

Câu 1. Đọc kĩ và chọn đáp án đúng trong các ý sau.

1. Pháp đã lợi dụng sự việc nào để đem quân ra đánh chiếm Bắc Kì năm 1873?

A. Triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng Hạ Long dẹp cướp biển.

B. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên chống Pháp khắp nơi.

C. Nhân dân Bắc Kì tích cực ủng hộ nhân dân Nam Kì chống Pháp.

D. Trương Định không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà vẫn chống Pháp.

2. Khi Pháp đem quâm xâm lược nước ta thì thái độ của triều đình Huế là:

A. Tập trung huấn luyện binh sĩ sẵn sàng chống Pháp.

B. Chỉ lo cố thủ đợi Pháp đến đánh rồi chống trả

C. Ra sức đàn áp, ngăn cản các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân.

D. Kêu gọi nhân dân nổi dậy cùng triều đình chống Pháp.

3. Mở đầu cuộc xâm lược nước ta, sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà vì:

A. Vũ khí của quân ta mạnh hơn quân Pháp.

B. Pháp không liên kết với quân Tây Ban Nha.

C. Quân ta anh dũng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.

D. Pháp thực hiện âm mưu đánh chắc, tiến chắc.

4. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam? 

A. Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

B. Ngày 01-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

C. Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

D. Ngày 24-6-1867, Pháp tấn công 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. 

Câu 2. Nối tên các Hiệp ước (cột A) với nội dung của Hiệp ước (cột B)

Cột A

NỐI

Cột B

1. Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

1 →

a. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

2. Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874)

 

2 →

b. Thừa nhận Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn (Côn Đảo).

+ Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán

+ Bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo

+ Bồi thường chiến phí cho Pháp

3. Hiệp ước Quí Mùi (Hác-măng)

(25-8-1884)

3 →

c. Chế độ phong kiến Việt Nam đã sụp đổ, và được

thay bằng chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa.

4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt  (6-6-1884)

 

4 →

d.Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. Mọi việc của triều đình Huế đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.

 

Câu 3. Chọn và điền từ thích hợp để hoàn thiện đoạn tư liệu lịch sử sau: Chọn các từ sau để điền: Phồn Xương, tinh nhuệ, Bắc Giang, Phan Bội Châu, Tôn Thất Thuyết, bắt liên lạc, hợp tác.

“Từ năm 1897 - 1908, tranh thủ thời gian hòa hoãn. Đề Thám cho khai khẩn đồn điền (1) …………, lo tích lũy lương thực, xây dựng quân đội (2) …………, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước trong đó có (3)……… và Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, (4) ……… với Đề Thám”.

Phần II. Tự luận 

Câu 1. Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam?

Câu 2. Nêu tên những cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta trong phong trào “Cần Vương”. Các cuộc đấu tranh đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 3. Khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân Bắc Kì đã tổ chức chống Pháp như thế nào?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Trắc nghiệm 

Câu 1. Đọc kĩ và chọn đáp án đúng trong các ý sau.

1. Pháp đã lợi dụng sự việc nào để đem quân ra đánh chiếm Bắc Kì năm 1873?

A. Triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng Hạ Long dẹp cướp biển.

B. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên chống Pháp khắp nơi.

C. Nhân dân Bắc Kì tích cực ủng hộ nhân dân Nam Kì chống Pháp.

D. Trương Định không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà vẫn chống Pháp.

2. Khi Pháp đem quâm xâm lược nước ta thì thái độ của triều đình Huế là:

A. Tập trung huấn luyện binh sĩ sẵn sàng chống Pháp.

B. Chỉ lo cố thủ đợi Pháp đến đánh rồi chống trả

C. Ra sức đàn áp, ngăn cản các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân.

D. Kêu gọi nhân dân nổi dậy cùng triều đình chống Pháp.

3. Mở đầu cuộc xâm lược nước ta, sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà vì:

A. Vũ khí của quân ta mạnh hơn quân Pháp.

B. Pháp không liên kết với quân Tây Ban Nha.

C. Quân ta anh dũng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.

D. Pháp thực hiện âm mưu đánh chắc, tiến chắc.

4. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam? 

A. Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

B. Ngày 01-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

C. Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

D. Ngày 24-6-1867, Pháp tấn công 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. 

Câu 2. Nối tên các Hiệp ước (cột A) với nội dung của Hiệp ước (cột B)

Cột A

NỐI

Cột B

1. Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

1 →

a. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

2. Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874)

 

2 →

b. Thừa nhận Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn (Côn Đảo).

+ Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán

+ Bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo

+ Bồi thường chiến phí cho Pháp

3. Hiệp ước Quí Mùi (Hác-măng)

(25-8-1884)

3 →

c. Chế độ phong kiến Việt Nam đã sụp đổ, và được

thay bằng chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa.

4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt  (6-6-1884)

 

4 →

d. Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. Mọi việc của triều đình Huế đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.

Câu 3. Chọn và điền từ thích hợp để hoàn thiện đoạn tư liệu lịch sử sau: Chọn các từ sau để điền: Phồn Xương, tinh nhuệ, Bắc Giang, Phan Bội Châu, Tôn Thất Thuyết, bắt liên lạc, hợp tác.

“Từ năm 1897 - 1908, tranh thủ thời gian hòa hoãn. Đề Thám cho khai khẩn đồn điền (1) …………, lo tích lũy lương thực, xây dựng quân đội (2) …………, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước trong đó có (3)……… và Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, (4) ……… với Đề Thám”.

Phần II. Tự luận 

Câu 1. Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam?

Câu 2. Nêu tên những cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta trong phong trào “Cần Vương”. Các cuộc đấu tranh đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 3. Khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân Bắc Kì đã tổ chức chống Pháp như thế nào?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Em hãy trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913)? Chỉ ra sự khác nhau (Về thành phần lãnh đạo, tính chất) giữa phong trào Cần Vương và phong trào Yên Thế?

Câu 2: Chính sách khai thác kinh tế của Thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến 1914? Thực dân Pháp thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích gì?

Câu 3: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Trình bày hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 - 1917?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Phần I. Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng

1. Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là:

A. Bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại.

B. Khai hoá văn minh cho người Việt Nam

C. Chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự

D. Trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp

2. “Bình Tây Đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân phong cho thủ lĩnh nào có tên dưới đây?

A. Trương Định

B. Nguyễn Hữu Huân

C. Nguyễn Trung Trực

D. Võ Duy Dương

3. Theo Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874) triều đình Huế đã:

A. Chính thức thừa nhận cho Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kì

B. Chính thức thừa nhận cho Pháp chiếm đóng 6 tỉnh Nam kì

C. Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ nước Việt Nam

D. Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp đối với Bắc kì

4. Sau khi Ri-vi-e bị giết tại Cầu Giấy (19 - 5 - 1883) thực dân Pháp đã có hành động gì?

A. Rút khỏi Bắc kì như năm 1874

B. Mở cuộc đàm phán mới với triều đình

C. Đem quân tấn công vào Huế, buộc phong kiến Nguyễn đầu hàng

D. Án binh bất động, chờ cơ hội mới.

5. Năm 1885 phe chủ chiến trong triều đình Huế mở cuộc tấn công vào lực lượng quân Pháp đóng trong thành, mục tiêu chính là:

A. Loại trừ phe đầu hàng

B. Đưa Hàm Nghi lên ngôi

C. Chống lại sự o ép, giành lại chủ quyền từ tay Pháp

D. Tập trung quyền lực vào tay Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết

6. Lí do cơ bản nào làm cho các đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?

A. Không có tiền

B. Không có thời gian

C. Tính không hiện thực của các đề nghị cải cách

D. Triều đình bảo thủ, không chấp nhận cải cách

Câu 2: Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ … để hoàn chỉnh câu nói dưới đây của Nguyễn Trung Trực trước khi bị Pháp chém đầu:

“Bao giờ …………… nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết ……………… đánh Tây”

Phần II: Tự luận

Câu 3: Trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê(1885 – 1896). Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có bước phát triển cao nhất trong phong trào Cần Vương?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Hoa Liên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?