Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Văn Khê

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

1. Dương Đình Nghệ đã chống quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

2. Ghi tóm tắt sự kiện lịch sử vào thời gian trong bảng thống kê sau đây và rút ra nhận xét.

STT

Năm khởi nghĩa

Tóm tắt diễn biến

1

542

 

2

687

 

3

722

 

4

776

 

5

905

 

6

938

 

 

3. Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. Dương Đình Nghệ đã chống quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán:

Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng tháng 3 năm 931, không đầy nửa năm, sau cuộc xâm lược của Nam Hán, từ Ái Châu, Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình. Quân Nam Hán lo sợ cho người về nước cầu cứu. Viện quân của địch chưa đến nơi thì thành Tống Bình đã bị quân ta công phá dữ dội, quân địch trong thành tan vỡ, tướng giặc Lý Khắc Chính bị giết chết; Dương Đình Nghệ chiếm được Tống Bình. Quân cứu viện đến, Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành tấn công, quân địch tan vỡ, tướng chỉ huy của địch Trình Bảo bị giết chết. Đạo quân cứu viện của giặc bị tiêu diệt.

Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

2. Ghi tóm tắt sự kiện lịch sử vào thời gian trong bảng thống kê sau đây và rút ra nhận xét.

STT

Năm khởi nghĩa

Tóm tắt diễn biến

1

542

Lý Bí khởi nghĩa. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân.

2

687

Lý Tự Tiên, Đinh Kiến khởi nghĩa, vây đánh phủ thành Tống Bình (Hà Nội), giết chết Đô hộ phủ Lưu Diên Hựu. Nhà Đường cử quân sang đánh bại nghĩa quân.

3

722

Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), đóng đô ở Vạn An (Nghệ An).

4

776

Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây), đánh chiếm phủ thành Tống Bình, quản lí đất nước. Phùng Hưng mất 791, nhà Đường đem quân xâm lược.

5

905

Khúc Thừa Dự được ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm phủ thành Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ.

6

938

Ngô Quyền đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, bảo vệ độc lập tự chủ.

* Nhận xét:

Các cuộc đấu tranh trên diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi, kết thúc hoàn toàn thời kì bị phương Bắc đô hộ, mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

3. Đánh giá công lao của Ngô Quyền của Lê Văn Hưu:

“Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lương Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được”.

ĐỀ SỐ 2

1. Trong các thế kỉ I – VI, chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?

2. Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938?

3. Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, về mặt hành chính nước ta có thay đổi như thế nào?

2. Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hoá của nước ta trong thời Bắc thuộc?

3. Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?

4. Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, về mặt hành chính nước ta có thay đổi:

Về mặt hành chính, nhà Đường chia lại khu vực hành chính và đặt tên mới. Nhà Đường đổi Giao Châu thành Giao Châu đô hộ phủ, đến năm 679, đổi thành An Nam đô hộ phủ và chia thành 12 châu. Ngoài ra còn có Châu Ki mi ở miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ.

–  Đứng đầu An Nam đô hộ phủ là một viên đô hộ người Hán.

–  Đứng đầu châu là một viên Thứ sử người Hán.

– Dưới châu là huyện, dưới huyện là hương, xã. Các huyện lệnh do người Hán nắm, còn hương, xã do người Việt tự quản.

Nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo nắm quyền cai trị trực tiếp tới cấp huyện để dễ bề kiểm soát, áp bức nhân dân ta.

2. Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hoá của nước ta trong thời Bắc thuộc?

–  Về kinh tế: Nghề rèn sắt vẫn phát triển. Trong nông nghiệp, nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán.

– Về văn hoá: Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền vào nước ta. Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

– Về xã hội: Xã hội phân hoá sâu sắc.

3. Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

–  Lòng yêu nước, những tấm gương của các anh hùng dân tộc.

– Tinh thần đấu tranh bền bỉ chống ngoại xâm của nhân dân ta vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

–  Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, chống lại chính sách đồng hoá của chính quyền đô hộ.

4. Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta bởi vì: đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

ĐỀ SỐ 4

1. Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào?Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ.

Lập bảng thống kê theo mẫu sau:

Thời gian

Tên nước

Đơn vị hành chính

Năm 179TCN

   

Năm 111 TCN

   

Đầu thế kỉ III

   

Đầu thế kỉ VI

   

679 – Thế kỉ X

   

 

2. Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội của nước ta trong thời Bắc thuộc?

3. Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích:

A. Củng cố thế lực của họ Khúc.

B. Xây dựng đất nước theo đường lối của mình.

C. Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”.

D. Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế.

2. Nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta. Biết được âm mưu đó, Khúc Hạo đã chủ động đối phó:

A. Ngày đêm tích trữ lương thực, xây thành đắp luỹ.

B. Gửi Khúc Thừa Mĩ con trai của mình sang Nam Hán làm con tin.

C. Chủ động đem quân sang đánh Nam Hán.

D. Cho sứ giả đem thư giản hoà.

3. Khúc Hạo gửi con trai của mình sang Nam Hán làm con tin để:

A. Thần phục nhà Hán.

B. Giao bang hoà hiếu hai nước để tránh chiến tranh xảy ra.

C. Nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị đối phó.

D. Để Khúc Thừa Mĩ có điều kiện thăm dò tình hình địch.

4. Lí do nhà Hán đem quân xâm lược nước ta:

A. Khúc Thừa Mĩ tự xưng là Tiết độ sứ.

B. Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ giả sang thần phục nhà Hậu Lương.

C. Khúc Thừa Mĩ không nhận phong sắc của nhà Nam Hán.

D. Khúc Thừa Mĩ được nhà Lương phong cho chức Tiết độ sứ.

5. Sau khi đánh tan quân Nam Hán (931) Dương Đình Nghệ tự xưng là:

A. Thứ sử.                 

B. Thái thú.

C. Lạc tướng             

D. Tiết độ sứ.

6. Trận đánh trên sông Bạch Đằng đã diễn ra nhanh gọn trong:

A. Một ngày.             

B. Hai ngày

C. Ba ngày.               

D. Bốn ngày.

7. Trận đánh trên sông Bạch Đằng là một trận:

A. Trận khiêu chiến.

B. Trận tiến công.

C. Trận truy kích tiêu diệt tàn quân trên đường tháo chạy.

D. Cả ba câu trên đúng.

8. Chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938, là chiến công của:

A. Lý Thường Kiệt đánh bại quân nhà Tống.

B. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương.

C. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán.

D. Lê Hoàn đánh bại 10 vạn quân Tống.

9. Tướng giặc Nam Hán bị Ngô Quyền bắt sống trên sông Bạch Đằng năm 938 là:

A. Thoát Hoan.

B. Ô Mã Nhi.

C. Hoằng Tháo.

D. Ngột Lương Hợp Thai.

10. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đó là:

A. Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

B. Mở ra một thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.

C. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của tổ tiên, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

D. Cả ba câu trên đúng.

11. Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?

A. Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

B. Mở ra một thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ độc lập lâu dài của Tổ quốc.

C. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, tạo niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

D. Cả 3 ý trên đúng.

12. Ngô Quyền có công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai:

A. Đánh tan âm mưu xâm lược của Nam Hán, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.

B. Đánh tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc.

C. Làm nhụt ý chí của quân xâm lược phương Bắc.

D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc.

13. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc tập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

A. Lòng yêu nước.

B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

D. Cả ba câu đều đúng.

14. Chữ viết của người Chăm là:

A. Chữ tượng hình               

B. Chữ Phạn

C. Chữ Nho                           

D. Chữ Hán

1.5. Hãy nối thời gian ở cột A với tên cuộc khỏi nghĩa ở cột B cho đúng.

A

B

  1. Năm 40.

A. Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng.

  2. Năm 248.

B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

  3. Năm 542.

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

  4. Năm 722.

D. Khởi nghĩa Lý Bí.

  5. Năm 776.

E. Khởi nghĩa Bà Triệu.

  6. Năm 938.

G. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

II. PHẦN TỰ LUẬN

1. So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt em thấy thành tựu văn hóa kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?

2. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 – C

2 – B

3 – C

4 – B

5 – D

6 – A

7 – D

8 – C

9 – C

10 – D

11 – D

12 – A

13 – D

14 – B

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Văn Khê. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?