TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĨNH NGHIỆP | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2 .0 điểm)
Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Ngữ văn 6, tập II) đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. Đó là vấn đề gì? Nêu trách nhiệm của em về vấn đề ấy?
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Thế nào là phép nhân hóa? Kể tên các kiểu nhân hóa thường gặp.
b. Đặt một câu văn có sử dụng phép nhân hóa?
Gạch chân và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong câu văn đó.
Câu 3: (6.0 điểm)
Bằng một bài văn hoàn chỉnh có sử dụng biện pháp quan sát, tưởng tượng và so sánh, hãy tả lại cánh đồng quê em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
- Vấn đề: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
- Trách nhiệm của em: là học sinh, em cũng mang trong mình trọng trách bảo vệ thiên nhiên từ những hành động nhỏ như không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung quanh nơi ở.
Câu 2
a.
- Khái niệm nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Các kiểu nhân hóa:
+ Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
b.
- Đặt câu: Chị Gió vừa thổi những làn hơi đầu tiên, những em Dừa trên biển đã vỗ tay reo vui như mong đợi chị từ lâu.
- Phép nhân hóa:
+ Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật: “Chị Gió”, “em Dừa”.
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: “gió thổi”, “dừa vỗ tay reo vui”.
- Tác dụng: làm cho câu văn giàu cảm xúc, gợi hình gợi cảm hơn. Qua đó cũng nhấn mạnh sự vật được nhắc tới, làm cho chúng hiện lên sống động, có hơi thở, linh hồn giống như con người.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)
2. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? (1.0 điểm)
3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? (1.0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
1. Viết đoạn văn (8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản trên. (2 điểm)
2. Em hãy miêu tả cây phượng trên sân trường em vào một ngày hè. (5 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT
1.
- Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.
- Tác giả: Tô Hoài.
2.
- Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Nghệ thuật:
+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.
+ Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.
+ Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
3.
- Các câu sử dụng tu từ so sánh là:
+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh ngang bằng.
II. TẬP LÀM VĂN
1.
- Về kĩ năng:
+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên.
+ Đoạn văn ngắn 8 – 10 dòng đáp ứng hình thức, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt.
- Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:
Đoạn văn trên nói về vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật Dế Mèn:
- Càng: mẫm bóng
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam – Ngữ văn 6 tập 2, trang 97)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2. (1.5 điểm) Tìm các từ ngữ sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre Việt Nam.
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I: (5.0 điểm)
Cho câu thơ sau: Chú bé loắt choắt
Câu 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào mà em đã học? Tác giả là ai?
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm được khắc họa trong hai khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và nêu tác dụng của câu trần thuật đơn đó).
Phần II: (5.0 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy viết một bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…)
Đề 2: Từ bài “Lao xao” của Duy Khán kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I:
Câu 1.
- Chép thơ:
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- Bài thơ: Lượm
- Tác giả: Tố Hữu.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm)
Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Chú bé loắt choắt
(Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ mà em đã học.
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
Phần II: (6.0 điểm)
Hãy tả lại quang cảnh mái trường thân yêu vào buổi sáng đầu tiên em tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !