Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Thập

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ THẬP

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. (5.0 điểm)

Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Chú bé loắt choắt

Câu 1. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ mà em đã học.

Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó?

Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì

Câu 4. Kể tên một tác phẩm thơ được ra đời trong giai đoạn lịch sử này mà em đã được học trong Chương trình Ngữ văn 6?

Phần II. (5.0 điểm)

Trong cuộc sống này, mỗi chúng ta đều có một người bạn thân để chia sẻ nỗi buồn vui. Bằng một bài văn miêu tả có sử dụng một biện pháp tu từ đã học, em hãy giúp mọi người hình dung về người bạn đó của mình (Gạch chân và chỉ rõ biện pháp tu từ mà em đã sử dụng).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I:

Câu 1.

- Chép thơ:

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng...

Câu 2.

- Bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu.

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ trong hai khổ thơ trên: so sánh (tác giả so sánh Lượm giống như con chim chích nhảy trên đường vàng).

- Tác dụng của phép so sánh:

+ Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

+ Nhấn mạnh hình ảnh cậu bé Lượm, làm cho chân dung của cậu bé hiện lên sinh động, nhanh nhẹn và đáng yêu hơn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

(Ngữ văn 6 – tập 2)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào?

b. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em?

c. Nêu nội dung chính của khổ thơ.

d. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.

Câu 2: Hãy viết bài văn tả một người thân yêu của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I.

a.

- Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

b.

- Hình ảnh ấn tượng: Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho các con nằm.

c.

- Nội dung chính: đoạn thơ làm nổi bật tình cảm kính yêu của anh đội viên dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc.

d.

- Câu thơ: Người Cha mái tóc bạc

II. LÀM VĂN

Câu 1.

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn bày tỏ tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu.

+ Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu về Bác Hồ.

+ Những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.

+ Phẩm chất cao quý của Bác và tấm lòng bao la Bác dành cho mọi người.

+ Bác là tấm gương sáng của em trong tất cả mọi mặt: học tập, đạo đức…

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3.5 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng thăm thẳm và đường bệ đặt lên in một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông…”

 (Ngữ văn 6 – tập II)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính mà đoạn văn sử dụng là gì?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn

c. Trong đoạn văn trên sử dụng mấy lần phép so sánh? Chép lại câu văn chứa phép so sánh mà em thích nhất? Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh trong câu văn ấy?

Câu 2: (1.5 điểm)

Đọc kĩ lời nhận xét sau:

“Lời kể cụ thể, tự nhiên như hình dung được bàn tay ân cần và bước chân ý tứ của Bác đang nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của những đứa con.”

Lời nhận xét gợi em nghĩ đến bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6?

Chép lại chính xác khổ thơ phù hợp với nội dung của lời nhận xét nêu trên.

Câu 3: (5 điểm)

Viết một văn bản ngắn miêu tả ngôi trường thân yêu nơi em đang học tập. Trong bài văn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. Gạch chân và chú thích rõ nhất một lần biện pháp nhân hóa, một lần biện pháp so sánh mà em sử dụng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a.

- Tác phẩm: Cô Tô.

- Tác giả: Nguyễn Tuân.

- Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

b.

- Nội dung chính: Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô vào buổi sớm bình minh sau bão.

c.

- Đoạn văn sử dụng 3 lần phép so sánh.

- Các câu chứa phép so sánh:

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+ Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông…

- Cảm nhận của em: Những phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên làm cho đoạn văn giàu giá trị biểu đạt, tăng tính gợi hình, gợi cảm. Khiến cho chúng ta dễ dàng hình dung được vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên Cô Tô lúc bình minh lên.

Câu 2.

- Lời nhận xét gợi em nghĩ đến bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Chép lại chính xác khổ thơ phù hợp với nội dung của lời nhận xét nêu trên:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

---(Để xem đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Các phó từ (đã, sẽ, đang, đương, sắp) là phó từ:

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ kết quả và hướng

D. Chỉ mức độ

Câu 2: Phó từ là những từ thường đi kèm với:

A. Danh từ, động từ

B. Danh từ, tính từ

C. Tính từ, đại từ

D. Động từ, tính từ

Câu 3: Có mấy loại phó từ chính:

A. Hai loại             

B. Ba loại

C. Bốn loại           

D. Năm loại

Câu 4: Vế A trong phép so sánh là:

A. Sự vật được so sánh

B. Sự vật dùng để so sánh

C. Phương tiện so sánh

D. Không có ý nào đúng cả

Câu 5: Trong ví dụ sau tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Trong câu thơ sau nhà thơ đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào?

“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ấn dụ chuyển đối cảm giác

---(Để xem chi tiết những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (5 điểm)

Nhận xét về sự đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ).

Câu 2 (5 điểm)

Sự hi sinh của nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên đã gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (5 điểm)

- Nội dung: Bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì gian khổ. Tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, cảm phục của người chiến sĩ, cũng là của mọi người đối với Bác Hồ kính yêu.

- Nghệ thuật: Bài thơ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Lời thơ giản dị, chân thành với nhiều từ láy, gợi hình, gợi cảm, được tổ chức theo vần, điệu nghe âm vang dễ thuộc, dễ nhớ. Tác giả sử dụng nhiều phép so sánh, ẩn dụ thể  hiện hình ảnh vừa vĩ đại vừa gần gũi của Bác.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Thập. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?