Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Khắc Chân

TRƯỜNG THCS LÊ KHẮC CHÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc là

A. thôn tính đất đại.                                     

B. đồng hóa dân tộc ta.

C. thôn tính đất đại  gắn liền với đồng hóa dân tộc ta.  

Câu 2: Sau khi giành được độc lập, Trưng Vương đã không làm việc gì?

A. Giữ nguyên luật pháp của nhà Hán.               

B. Xá thuế hai năm liền cho dân.                 

C. Bãi bỏ lao dịch nặng nề của nhà Hán.            

D. Thành lập chính quyền tự chủ.

Câu 3: Khởi nghĩa Bà Triệu đã đánh bại chính quyền đô hộ

A. nhà Hán.                   

B. nhà Ngô.                     

C. nhà Lương.                  

D. nhà Đường.

Câu 4: Lý Bí đặt tên nước Vạn Xuân là mong muốn

A. thời tiết thuận hòa                                     

B. đất nước mãi mãi vững bền

C. tất cả mọi người đều được hạnh phúc        

D. tất cả mọi người đều được  tự do.     

Câu 5: Sau trận chiến tại hồ Điển Triệt, ai là người thay Lý Nam Đế chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương?

A. Triệu Quang Phục.    

B. Lý Thiên Bảo.          

C. Lý Phật Tử.                   

D. Triệu Túc.

Câu 6: Người được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương là

A. Lý Bí.                     

B. Phùng Hưng.         

C. Mai Thúc Loan.          

D. Triệu Quang Phục.    

Câu 7: Nước Cham-pa độc lập ra đời vào

A. thế kỉ I.                       

B. thế kỉ II.                     

C. thể kỉ III.                        

D. thể kỉ IV.

Câu 8: Ai lãnh đạo nhân dân Cham-pa nổi dậy giành độc lập?

A.  Lý Bí.                     

B. Phùng Hưng.            

C. Khu Liên.              

D. Triệu Quang Phục.    

Câu 9: Nối thời gian ở cột A sao cho tương ứng với sự kiện ở cột B về phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc: 

A.Thời gian

Tương ứng

B. Sự kiện

A. Năm 40

B. Năm 248

C. Năm 542

D. Năm 722

A. –

B. –

C. –

D. –

1. Khởi nghĩa Bà Triệu

2. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

3. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

4. Khởi nghĩa Lý Bí.

 IIPHẦN TỰ LUẬN: 

Câu 1: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã nhanh chóng giành được thắng lợi? 

Câu 2: Tại sao quân Nam Hán lại đem quân xâm lược nước ta lần hai? Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? 

Câu 3: Trình bày diễn biến và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM: 

1

2

3

4

5

6

7

8

C

A

B

B

A

D

B

C

Câu 9:

A

B

C

D

2

1

4

3

 

II. PHẦN TỰ LUẬN: 

Câu 1

a. Diễn biến: 

- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). 

- Nghĩa quân  nhanh chóng đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. (

- Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi. 

b. Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: 

- Được các tướng lĩnh ủng hộ. 

- Được nhân dân ủng hộ. 

Câu 2: 

a. Nguyên nhân quân Nam Hán lại đem quân xâm lược nước ta lần hai

- Để mở rộng lãnh thổ, thiết lập lại ách cai trị, bành trướng thế lực.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán.

b. Sự chủ động và độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền 

- Chủ động đón đánh quân xâm lược 

- Lợi dụng sông nước Bạch Đằng để bố trí trận địa cọc ngầm trên sông 

Câu 3:

a. Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. 

- Lúc này, nước triều đang dâng cao, quân ta đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc  ngầm mà không biết. 

- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào bãi cọc nhọn. Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi. 

b.  Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938                                                                                                        

- Đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc 

- Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành lại độc lập cho Tổ quốc.

Câu 2. Sau khi lên cầm quyền, KHúc Hạo đã có những việc làm gì để xây dựng một chính quyền tự chủ?

Câu 3. Năm 938, Ngô Quyền đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

3.1. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở những điểm nào?

3.2. Tại sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng  là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Câu 4. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành:

A. Hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân.

B. Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

C. Bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Lâm.

D. Một quận là Châu Giao.

Câu 2: Nhà Hán cho người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm:

A. Âm mưu đồng hóa dân tộc ta.

B. Âm mưu bóc lột được nhiều của cải.

C. Tìm ra người có tài giúp Trung Quốc.

D. Âm mưu tìm ra các sản vật quý như ngà voi, sừng tê,…

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm:

A. Mùa xuân năm 43.

B. Mùa xuân năm 42.

C. Mùa xuân năm 41.

D. Mùa xuân năm 40.

Câu 4: Hai bà Trưng hi sinh tại:

A. Cấm Khê.

B. Mê Linh.

C. Cổ Loa.

D. Chu Diên.

II. Ghép thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng.

Cột A

Cột B

Trả lời

1. Năm 542

2. Mùa xuân 544

3. Tháng 5.545

4. Năm 550

a. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế.

b. Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

c. Triệu Quang Phục đánh tan quân Lương.

d. Nhà Lương lại đem quân xâm lược nước ta.

e. Lý Phật Tử bị bắt đưa về Trung Quốc.

1. ghép với …

2. ghép với …

3. ghép với …

4. ghép với …

 

III. Điền các cụm từ sau (quận Cửu Chân; đánh phá; Bà Triệu; Giao Châu) vào chỗ trống sao cho đúng.

Năm 248, cuộc khởi nghĩa (1) ……………….bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà đã lãnh đạo nghĩa quân (2) …………các thành ấp của nhà Ngô ở (3) ……….………..., rồi từ đó đánh khắp (4) ……………….. Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Bà hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).

B. TỰ LUẬN: 

Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí, kết quả, ý nghĩa?

Câu 2: Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

Câu 3: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm nào?

A. năm 1428

B. năm 1300

C.năm 1200

D. năm 1500

Câu 2: Vào thế kỉ XVI – XVII, ở nước ta có thành thị lớn nào?

A. Thăng Long.

B. Phố Hiến.

C. Hội An.

D. Cả 3 thành thị kể trên.

Câu 3: Tháng 1 năm 1789, Quang Trung kéo quân ra Bắc (Thăng Long ) để làm gì ?

Câu 4: Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:

Quang Trung ban bố “Chiếu .................................”, lệnh cho dân đã từng bỏ ........................... phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ........................... . Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại .........................

Câu 5: Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Sắp xếp diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo thứ tự:

A. Mê Linh " Cổ Loa " Luy Lâu           

B. Cổ Loa " Luy lâu " Mê Linh

C. Chu Diên " Mê Linh " Cổ Loa            

D. Chu Diên " Cổ Loa " Luy Lâu

Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là:

A. Hùng Vương      

B. Trưng Vương             

C. Vua             

D. Đế vương

Câu 3: Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập ?

A. Phong chức tước cho những người có công.   

B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.

C. Thành lập chính quyền tự chủ.

D. Xá thuế ba năm liền cho dân.

Câu 4. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì ?

A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ

B. Đoạt chức Tiết độ sứ

C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu

D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời

Câu 5. Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.

B. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.

C. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.

D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Sự ủng hộ của nhân dân

B. Nhà Lương suy yếu

C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân

D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí

Câu 7. Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì ?

A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân

B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch

C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử

D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục

Câu 8. Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Lưu Cung          

B. Lưu Nham           

C. Lưu Ẩn       

D. Lưu Hoằng Tháo

Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập ?

A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua

B. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua

C. Lý Phật Tử lên ngôi vua

D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua

Câu 10. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung dưới đây:

Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại ...(1)...., nhất là thuế muối,…(2)…,  hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê……(3)….., đồi mồi để cống nạp cho nhà Hán.

A. (1) sừng trâu, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai  

B. (1) thuế, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai  

C. (1) thuế sắt, (2) thuế muối, (3) ngọc trai  

D. (1) thóc, (2) thuế sắt, (3) sừng trâu  

Câu 11: Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về thời gian  ở cột (A) và tên cuộc khởi nghĩa ở cột (B)

(A) Thời gian

(B) Tên cuộc khởi nghĩa

1.  Năm 40

a.  Phùng Hư­ng

2.  Năm 248

b.  Lý Bí

3.  Năm 542

c. Hai Bà Trưng

4.  776-791

d.  Bà Triệu

A. 1a, 2c, 3b, 4d                           

B. 1b, 2c,3a, 4d

C. 1d, 2a, 3b, 4c                          

D. 1c, 2d, 3b, 4a

Câu 12: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

A. Dạ Trạch là vùng kín đáo để bí mật phát triển lực lượng

B. Dạ Trạch gần với doanh trại của quân Lương

C. Đây là quê hương của Triệu Quang Phục

D. Đây là vùng có truyền thống đấu tranh

II. TỰ LUẬN 

Câu 13. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

Câu 14. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

Câu 15. Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X ?

Câu 16. Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

 1

 2

 3

 4

 5

 6

 7

8

9

10

11

12

A

B

D

A

C

B

A

D

C

B

D

A

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Khắc Chân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?