Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Khai Quang

TRƯỜNG THCS KHAI QUANG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Nước Âu Lạc có công trình quân sự nổi tiếng đó là

A. thành Phong Châu

B. thành Cổ Loa       

C. thành Thăng Long

D. thành Huế

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào

A. năm 40                 

B. năm 41                   

C. năm 42                               

D.  năm 43

Câu 3. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở

A. Ba Vì                   

B. Chu Diên               

C. Đan Phượng                      

D. Hát Môn (Hà Nội)

Câu 4. “Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh... Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc).”

Đó là sự kiện được nói đến ở

A. Khởi nghĩa Bà Triệu                                 

B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng                        

C. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược

D. Âu Lạc đánh quân của Triệu Đà. 

Câu 5. Những nữ tướng tài giỏi trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Ông Cai, nàng Quốc

B. Thi Sách, ông Cai, Vĩnh Huy

C. Vĩnh Huy, Lê Chân, ông Cai, Thánh Thiên.

D. Vĩnh Huy, Lê Chân, Thánh Thiên, Lê Thị Hoa, nàng Quốc.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa do ai lãnh đạo?

A. Cao Lỗ                

B. Trưng Trắc           

C. Bà Triệu               

D. Triệu Quốc Đạt

Câu 7:  Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, em rút ra bài học gì?

A. Từ xa xưa, người phụ nữ đã có một vai trò đặc biệt quan trọng.

B. Không đồng tình với lối sống “trọng nam khinh nữ”.

C. Luôn trân trọng người phụ nữ.

D. Tất cả A,B,C.

Câu 8: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở

A. Mê Linh              

B. Hát Môn               

C. Chu Diên 

D. Cổ Loa

Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ ra vào thời gian nào? 

A. Năm 541             

B. Năm 542              

C. Năm 543              

D. Năm 544

Câu 10: Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào? 

A. Năm 541                                                 

B. Mùa xuân năm 542                                 

C. Năm 543                                                

D. Mùa xuân năm 544

Câu 11: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt kinh đô ở    

A. Thái Bình                                                

B. Luy Lâu

C. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)           

D. hạ lưu sông Đáy.

Câu 12:  Tổ chức triều đình của nước Vạn Xuân?   

A. có hai ban văn, võ.

B. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc.

C. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

D. Tất cả A,B,C.

Câu 13: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX :

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng

B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu

C. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Hai Bà Trưng

D. Khởi Nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu 14:  Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra ở đâu?   

A. Lãng Bạc                                                 

B. Quỷ Môn Quan

C. Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội)             

D. Thái Bình (nay thuộc mạn bắc Sơn Tây)

Câu 15: Trong các cuộc khởi nghĩa lớn ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỉ IX, những cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở các địa bàn thuộc Hà Nội ngày nay?   

A. Hai Bà Trưng, Bà Triệu

B. Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng 

C. Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan

D.  Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan.

Câu 16: Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng. Nguồn gốc chữ viết đó là

A. từ chữ La Mã cổ.                         

B. từ chữ Hy Lạp cổ đại.

C. từ chữ Hán.                                              

D. từ chữ Phạn của người Ấn Độ

Câu 17: “...người Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.”

Thông tin trên nói về nhân vật lịch sử nào?

A. Dương Đình Nghệ           

B. Ngô Quốc Trị        

C. Ngô Quyền

D. Ngô Quốc Đạt

Câu 18:  Chiến thắng Bạch Đằng nổ ra năm nào?  

A. năm 938                                                  

B. năm 938 trước công nguyên        

C. năm 545                                                 

D. năm 389

Câu 19: Người lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán năm 938 ?

A. Ngô Quyền                                             

B. Hai Bà Trưng

C. Ngô Quốc Đạt                                       

D. Phùng Hưng

Câu 20: Đánh giá về sự kiện chiến thắng quân Nam Hán năm 938?  

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

B. Thể hiện sự mưu trí, sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật quân sự của cha ông ta.

C. Là một chiến thắng vĩ đại, kết thúc thời kì Bắc thuộc và mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử nước ta – thời kỳ độc lập cho Tổ quốc.

D.Tất cả A,B,C.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

B

D

C

D

A

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

A

C

B

D

C

A

A

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

Câu 2: Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân ?

Câu 3: Theo em, vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng ?

Câu 4: Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu quận, huyện ? Kể tên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào thời gian nào?

A. Năm 34.

B. Năm 40.

C. Năm 41.

D. Năm 42.

Câu 2. Vào đầu thế kỉ VI, nước ta bị nhà nào đô hộ?

A. Nhà Lương.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Tùy.

D. Nhà Ngô.

Câu 3. Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí? A. Vì nhân dân phải đóng nhiều thứ thuế.

B. Vì căm ghét thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư.

C. Vì căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ.

D. Vì nhân dân thường xuyên phải đi lao dịch.

Câu 4. Ai là người được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương?

A. Lý Bí.

B. Triệu Túc.

C. Tinh Thiều.

D. Triệu Quang Phục.

Câu 5. Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?

A. Năm 542.

B. Năm 543.

C. Năm 544.

D. Năm 545.

Câu 6. Vì sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?

A. Ông giành độc lập cho đất nước vào mùa xuân.

B. Ông dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân.

C. Ông mong ước đất nước được tươi đẹp như mùa xuân.

D. Ông mong ước đất nước được độc lập trường tồn, tươi đẹp như vạn mùa xuân.

Câu 7. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

A. Thanh Oai - Hà Tây.

B. Cổ Châu - Bắc Ninh.

C. Hát Môn – Hà Tây.

D. Hoàng Xá – Gia Lâm.

Câu 8. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?

A. Năm 541.

B. Năm 542.

C. Năm 543.

D. Năm 544.

Câu 9. Điểm giống nhau trong chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc là

A. thực hiện chính sách “Chia để trị”.

B. đặt ra nhiều thứ thuế.

C. thiêu hủy sách quý.

D. mở nhiều trường học.

Câu 10. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 gắn liền với tên tuổi của ai?

A. Ngô Quyền.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Khúc Hạo.

D. Dương Đình Nghệ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 21 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

1B

2A

3C

4D

5C

6D

7C

8B

9B

10A

11C

12A

13C

14D

15B

16A

17A

18D

19A

20B

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ  I đến thế kỉ VI như thế nào? Nhận xét chính sách cai trị đó?

Câu 2: Những biểu hiện mới trong  nền kinh tế nước ta ở các thế kỉ I – VI là gì?

Câu 3: Hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?

Câu 4: Vì sao lại nói: chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: * Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.

- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.

- Thu nhiều thứ thuế, nhất là thuế muối và thuế sắt,

- Bắt dân ta lao dịch và nộp cống nặng nề.

- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta,

- Bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.

*Nhận xét: Chính sách cai trị rất  tàn bạo và thâm độc;  nhất là  muốn “đồng  hóa  dân  tộc ta”

Câu 2: Những biểu hiện mới trong nền kinh tế nước ta ở các thế kỉ I – VI :

- Nghề sắt vẫn phát triển: các công cụ, vũ khí làm bằng sắt được dùng phổ biến.

- Biết đắp đê phòng lụt,

- Biết trồng lúa hai vụ một năm.

- Nghề gốm, nghề dệt,... cũng được phát triển.

- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công được trao đổi ở các chợ làng.

- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Câu 3: *Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán:

-Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy

*Ý nghĩa : chứng tỏ sức sống mãnh liệt, không gì có thể tiêu diệt được của nền văn hoá Việt, trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành độc lập.

Câu 4: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta:

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc,

- Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nước Cham – pa đóng đô ở đâu?

A. Sin-ha-pu-ra

B. Sin-hu-pu-ra

C. Sin-hi-pu-ri

D. Sin-ha-pi-ri

Câu 2: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bùng nổ đầu thế kỉ VIII ở Nghệ An là

A. Triệu Quang Phục

B. Lý Bí

C. Triệu Thị Trinh

D. Mai Thúc Loan

Câu 3: Việc nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (906) chứng tỏ

A. nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ

B. ách thống trị của phong kiến phương Bắc vĩnh viễn chấm dứt

C. nhà Đường đã mua chuộc được Khúc Thừa Dụ

D. nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị ở An Nam

Câu 4: Di sản nào của người Chăm pa còn tồn tại cho đến ngày nay?

A. Chùa Một Cột

B. Chùa Tây Phương

C. Thánh địa Mĩ Sơn

D. Cầu Tràng Tiền

Câu 5: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của nhân dân Âu Lạc là

A. Dương Đình Nghệ

B. Khúc Thừa Dụ

C. Khúc Hạo

D. Ngô Quyền

Câu 6: Sau khi lên nắm quyền, Khúc Hạo không thực hiện việc làm sau đây?

A. Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc

B. Tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược

C. Xem xét và định lại các mức thuế

D. Lập lại sổ hộ khẩu trong nước

Câu 7: Những việc làm của Khúc Hạo sau khi lên thay Khúc Thừa Dụ từ năm 907 nhằm mục đích gì?

A. Củng cố bộ máy hành chính từ thời Bắc thuộc

B. Lật đổ ách thống trị của nhà Nam Hán đối với nhân dân ta

C. Tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ

D. Chuẩn bị kháng chiến chống quân Nam Hán  trở lại xâm lược

Câu 8: Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đã đô hộ

A. Giao Châu

B. Phong Châu

C. Lợi Châu

D. Ái Châu

Câu 9: Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào?

A. Tống

B. Hán

C. Đường

D. Nguyên

Câu 10: Năm 776, Phùng Hưng cùng em của mình đã họp quân khởi nghĩa ở đâu?

A. Lâm Ấp

B. Đường Lâm

C. Mai Phụ

D. Chân Lạp

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 23 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Khai Quang. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?