Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Gia Phố

TRƯỜNG THPT GIA PHỐ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 10

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:  Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

    A.  Kinh thành Thăng Long                                   B.  Hoàng thành Thăng Long

    C.  Kinh thành Huế                                                 D.  Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

Câu 2:  Giáo dục nho giáo có hạn chế gì?

    A.  Nội dung chủ yếu là kinh sử

    B.  Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế

    C.  Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học

    D.  Không khuyến khích việc học hành thi cử

Câu 3:  Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là

    A.  Lam Sơn thực lục                                               B.  Đại Việt sử kí toàn thư

    C.  Đại Việt sử kí                                                     D.  Đại Việt sử lược

Câu 4:  Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam

    A.  Hình luật                                                             B.  Hình thư         

    C.  Hoàng Việt luật lệ                                             D.  Quốc triều hình luật    

Câu 5:  Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là

    A.  Phật giáo                 B.  Thiên Chúa giáo         C.  Đạo giáo                      D.  Nho giáo      

Câu 6:  Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là

    A.  Bình Than và Diên Hồng                                 B.  Bình Than và Bạch Đằng

    C.  Diên Hồng và Bạch Đằng                                D.  Diên Hồng và Lam Sơn

Câu 7:  Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua

    A.  Trần Thánh Tông   B.  Lý Thái Tổ                  C.  Lê Thánh Tông           D.  Lê Thái Tổ

Câu 8:  Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là

    A.  Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và Xiêm

    B.  Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và  Minh

    C.  Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và Thanh

    D.  Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

Câu 9:   Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ?

    A.  Thế kỉ XV – triều Lê sơ                                    B.  Thế kỉ XI – triều Lý

    C.  Thế kỉ X – triều Tiền Lê                                   D.  Thế kỉ XIV – triều Trần

Câu 10:  Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào?

    A.  Thế kỉ XIV              B.  Thế kỉ XV                    C.  Thế kỉ XII                    D.  Thế kỉ XIII

Câu 11:  Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc?

    A.  Hồi giáo                   B.  Đạo giáo                      C.  Nho giáo                      D.  Phật giáo      

Câu 12:  Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương

    A.  Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc

    B.  Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc

    C.  Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc

    D.  Vườn không nhà trống

Câu 13:   Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là

    A.  Hồi giáo                   B.  Phật giáo                     C.  Đạo giáo                      D.  Nho giáo

Câu 14:  Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là

    A.  Đạo giáo                  B.  Phật giáo                     C.  Nho giáo                      D.  Kitô giáo

Câu 15:  Ý không phản ánh chính xác nguyên nhân ba lần giặc Mông – Nguyên thất bại trong việc xâm lược nước ta?

    A.  Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả

    B.  Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần

    C.  Quân giặc yếu, lại chủ quan

    D.  Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo; tài thao lược của các vị tướng nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn

Câu 16:  Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

    A.  Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc

    B.  Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ

    C.  Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng

    D.  Mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:  Trình bày các thành tựu văn hóa nước ta thế kỉ X-XV?     

Câu 2:  Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước của nhà Nguyễn diễn ra như thế nào? Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?         

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm:

1

D

5

B

9

A

13

D

2

B

6

A

10

B

14

B

3

C

7

C

11

A

15

C

4

D

8

D

12

B

16

D

 

II. Phần  tự luận

Câu 1: Trình bày các thành tựu văn hóa nước ta thế kỉ X-XV?     

I. Tư tưởng, tôn giáo

-  Nho giáo: Trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị, chi phối giáo dục và thi cử nhưng lại ít phổ biến trong nhân dân.

- Phật giáo: được phổ biến rộng rãi thời Lý – Trần, chùa được xây dựng khắp nơi. Đến thời Lê sơ, phật giáo suy yếu dần, chỉ còn tồn tại trong nhân dân.

II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học-kỹ thuật

1. Giáo dục

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức => giáo dục được hoàn thiện và phát triển.

- Năm 1484 Lê Thánh Tông cho xây dựng bia tiến sĩ trong Văn Miếu.

- Tác dụng của giáo dục: đào tạo nhiều trí thức tài giỏi cho đât nước, nâng cao dân trí, nhưng không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

2. Văn học

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo Bình Ngô…

- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

=> Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Nghệ thuật

- Kiến trúc: Có các công trình xây dựng kinh thành, đền, chùa, tháp…

- Điêu khắc: Xuất hiện nhiều tác phẩm với những hoa văn độc đáo.

- Nghệ thuật sân khấu: mang đậm tính dân gian truyền thống như chèo, tuồng, múa rối nước…

4. Khoa học - kỹ thuật

+ Sử học: Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu.

+ Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

+ Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.

+ Quân sự: Binh thư yếu lược (THĐ), chế tạo súng Thần cơ, thuyền chiến có lầu.

Nhận xét chung: từ thế kỷ X – XV dân tộc ta đã chiến đấu, lạo động và sáng tạo ra một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 2:  Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước của nhà Nguyễn diễn ra như thế nào? 

* * Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?           

* Sau khi đánh bại Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, thành lập triều Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế)

-    Năm 1804, đổi tên nước là Việt Nam.

Tổ chức bộ máy nhà nước

- Chia đất nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định Thành và các Trực Doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp quản lý.

- Năm 1831-1832 Vua Minh Mạng cải cách hành chính, chia nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, đứng đầu là Tổng đốc hoặc Tuần Phủ.

- Tuyển chọn quan lại qua thi cử.

- Ban hành Hoàng Triều Luật Lệ có 400 điều (Luật Gia Long).

- Quân đội gom 20 van được tổ chức qui củ, trang bị đầy đủ.

Ngoại giao

- Thuần phục nhà Thanh, buộc Lào và CPC thuần phục.

- Với phương Tây thì đóng cửa

ĐỀ SỐ 2

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thi hành chính sách kinh tế đối với nhân dân ta như thế nào?

A. Chỉ huy.      

B. Bóc lột, cống nạp nặng nề.   

C. Tăng thuế ruộng.     

D. Đầu tư phát triển nông nghiệp.

Câu 2. Chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại pK phương Bắc đối với nước ta là

A. Mở trường dạy chữ Hán tại các quận, huyện.       

B. Truyền bá Nho giáo và phong tục người Hán.

C. Khuyến khích phát triển văn hóa truyền thống của người Việt.

D. Tổ chức nhiều kì thi để chọn nhân tài phục vụ đất nước.

Câu 3. Tôn giáo nào chưa được truyền bá vào nước ta thời Bắc thuộc?

A. Nho giáo.                 B. Phật giáo.                    C. Đạo giáo.               D. Thiên chúa giáo.

Câu 4. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích gì?

A. Bảo tồn và phát triển văn hóa phương Đông.        

B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.

C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.     

D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

A. Lợi dụng địa hình, địa vật.                         

B. Tấn công bất ngờ. 

C. “Vườn không nhà trống”.                          

D. Nghi binh, mai phục.

Câu 6. Quân đội dưới thời Lý- Trần được tuyển theo chế độ

A. “Ngụ binh ư nông”.    

B. “Ngụ nông ư binh”.     

C. trưng binh.       

D. nghĩa vụ quân sự.

Câu 7. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là Bộ

A. Hình thư.             

B. Hình luật.               

C. luật Hồng Đức.            

D. luật Gia Long.

Câu 8. Nhà nước pk Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế

A. Dân chủ đại nghị. 

B. Quân chủ chuyên chế. 

C. Quân chủ lập hiến.

D. Dân chủ chủ nô.

Câu 9. Sovới các triều đại Lý-Trần-Hồ, bộ máy nhà nước triều Lê sơ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông được đánh giá

A. hoàn chỉnh hơn.        

B. lạc hậu.           

C. phức tạp hơn.         

D. lạc hậu và phức tạp.

Câu 10. Vào mùa xuân, các vua Tiền Lê -Lý thường làm gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?

A. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi.                  

B. Làm lễ cày ruộng tịch điền.

C. Kiểm tra việc ban cấp ruộng đất cho nông dân.

D. Kiểm tra lại nhân khẩu ở địa phương.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1. B                    Câu 11. D             Câu 21. D

Câu 2. B                    Câu 12. C             Câu 22. B

Câu 3. D                    Câu 13. A             Câu 23. B

Câu 4. C                    Câu 14. B             Câu 24. C

Câu 5. C                    Câu 15. D             Câu 25. B

Câu 6. A                    Câu 16. D             Câu 26. D

Câu 7. A                    Câu 17. D             Câu 27. C

Câu 8. B                    Câu 18. C             Câu 28. C

Câu 9. A                    Câu 19. B

Câu 10. B                  Câu 20. A

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Vị trí của thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN

B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng              B. Khởi nghĩa Lý Bí

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan            D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070.

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Nhân Tông       

D. Lý Thánh Tông

Câu 4: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?

A. Nhà Trần   

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ  

D. Nhà Nguyễn

Câu 5: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều)

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều)

D.  Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

Câu 6: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà lê chống lại nhà Mạc?

A. Nguyễn Hoàng      

B. Nguyễn Kim          

C. Lê Duy Ninh         

D. Trịnh Kiểm

Câu 7: Bộ luật thành văn mang tính giai cấp sâu sắc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là

A. Hình luật                                     

B. Hình thư

C. Hoàng Việt luật lệ             

D. Quốc triều hình luật

Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.          

B. Tư sản nông nghiệp,

C.  Địa chủ mới.         

D. Quý tộc mới.

Câu 9: Điểm tiến bộ của Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân

B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động

C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ

Câu 10: Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

Câu 11. Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để?

A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

B. Cách mạng lật đố chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.

D. Cách mạng đã đạt tới đinh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.

Câu 12. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.

B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông

C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày thành tựu giáo dục Đại Việt trong các thế kỷ X-XV.

Câu 2.Trong các thế kỷ XVI-XVIII ở nước ta đã diễn ra những cuộc chiến tranh phong kiến nào? Hậu quả?

Câu 3.Nêu ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.

Câu 4.Tại sao cuộc nội chiến Mĩ (1861-1965) được coi là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Trước khi Cô - lôm - bô phát hiện ra châu Mỹ đây vốn là vùng đất của bộ phận dân tộc người:

A. da đen                    B. da trắng                  C. da vàng                   D. da đỏ

Câu 2. Đặc điểm kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đến giữa thế kỉ XVIII là :

A. Miền Nam phát triển nền kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển nền kinh tế thương nghiệp

B. Cả hai miền Nam - Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp

C. Miền Nam phát triển nền kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp

D. Cả hai miềnNam – Bắc đều phát triển nền kinh tế đồn điền dựa vào sự bóc lột đối với nô lệ da đen

Câu 3. Đại hội nào tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ?

A. Đại hội đại biểu Phi - la - đen - phi - a lần thứ nhất

B. Đại hội đại biểu Phi - la - đen - phi - a lần thứ hai

C. Đại hội thông qua bản tuyên ngôn độc lập

D. Đại hội đại biệu Phi - la - đen - phi - a lần thứ ba

Câu 4. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là:

A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc, phong kiến cấu kết với Tăng Lữ

B. Tầng lớp có quyền chính trị gắn với phong kiến quý tộc và kinh tế gắn với tư sản

C. Tầng lớp gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc quý tộc

D. Tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ với nhân dân

Câu 5. Cuộc nội chiến giữa Quốc hội Anh và nhà vua diễn ra

A. Từ năm 1642 - 1648                       B. Từ năm 1640 - 1648

C. Từ năm 1642 - 1649                       D. Từ năm 1640 - 1688

Câu 6. Xác định năm 1649 cách mạng tư sản Anh đạt tới đỉnh cao từ khi:

A. Vua Sac - lơ bị xử tử, nền cộng hòa được thiết lập

B. Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc của mình là lật đổ giai cấp tử sản

C. Ngay sau khi nội chiến kết thúc chế độ độc tài được thiết lập

D. Sau cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến

Câu 7. Xác định vị trí mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

A. Ven bờ Đại Tây Dương                 B. Ven bờ Thái Bình Dương

C. Ven bờ Ấn Độ Dương                   D. Ven bờ Bắc Băng Dương

Câu 8. Khái quát điểm nổi bật tình hình xã hội nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là:

A. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tư sản và nông dân

B. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và nông dân

C. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, phong kiến và nông dân

D. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 3 ( nông dân, tư sản, bình dân thành thị)

Câu 9. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học ánh sáng Pháp là:

A. Mông - tex - ki - ơ, Ô - oen và Phu - ri - ê

B. Ô - oen, Phu - ri - ê và Xanh - xi- mông

C. Mông - tex - ki - ơ, Vôn - te và Rút - xô

D. Xanh - xi - mông, Rút - xô và Vôn - te

Câu 10. Nội dung tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng Pháp là:

A. Lên án chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước tư bản chủ nghĩa

B. Lên án chế độ tư bản,đưa ra lí thuyết xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa

C. Lên án chế độ phong kiến, nhà thờ Ki – tô, đưa ra lí thuyết xây dựngNhà nước xã hội chủ nghĩa

D. Lên án chế độ phng kiến, đưa ra í thuyết xây dựng Nhà nước quân chủ lập hiến

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

D

C

C

B

A

A

A

D

C

A

C

A

B

B

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

A

C

B

B

B

D

C

D

D

A

A

D

C

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Vị vua nào cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, ‘đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng thái tử đến học”vào năm 1070?

A. Vị vua L‎ý Thái Tổ.                                                  B. Vị vua L‎ý Thánh Tông.

C. Vị vua L‎ý Thái Tông.                                              D. Vị vua L‎ý Nhân Tông.

Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở đâu?

A. ở Chí Linh (Thanh Hoá)                                          B. ở Thăng Long

C. ở Lam Sơn (Thanh Hoá)                                         D. ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá)

Câu 3: Bộ sử đầu tiên của nước ta được biên soạn có nhan đề là:

A. Đại Việt sử.                                                             B. Đại Việt thông sử.

C. Đại Việt Sử kí toàn thư.                                          D. Đại Việt sử kí

Câu 4: Hệ tư tưởng phong kiến và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta thời Bắc thuộc?

A. Nho giáo, phật giáo, Thiên chúa giáo                      B. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

C. Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo                                 D. Phật giáo, Nho giáo, ấn độ giáo

Câu 5: Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà Nho được triều đình trọng dụng nhất?

A. Chu Văn An.                   B. Nguyễn Trãi.               C. Phạm Sư Mạnh           D. Trương Hán Siêu.

Câu 6: Thờì Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta?

A. Hệ tư tưởng Nho giáo truyền vào nước ta.

B. Hệ tư tưởng Phật giáo truyền vào nước ta.

C. Hệ tư tưởng Ấn Độ giáo truyền vào nước ta.

D. Hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo truyền vào nước ta.

Câu 7: Biểu hiện nào cho thấy giáo dục giáo dục, thi cử được quan tâm đặc biệt ở thời Lê sơ?

A. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội.

B. Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, đặt lễ xướng danh.

C. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội, Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.

D. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội, Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, đặt lễ xướng danh.

Câu 8: Vị vua nào dưới thời Trần khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiên Trúc Lâm Đại Việt.

A. Vị vua Trần Thái Tông.                                           B. Vị vua Trần Nhân Tông.

C. Vị vua Trần Thánh Tông.                                        D. Vị vua Trần Anh Tông.

Câu 9: Chùa Diên hựu được xây dựng vào:

A. Thời Trần                         B. Thời Lý.                      C. Thời Nguyễn.             D. Thời Lê

Câu 10: Tình hình văn học nước ta thế kĩ XI-XV:

A. Nội dung văn học còn mang nặng tư tưởng tôn giáo, nhất là tư tưởng của đạo phật.

B. Văn học thể hiện niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

C. Văn học chữ Hán phát triễn là chủ yếu, với hàng loạt các bài thơ, phú hịch.

D. Văn học đã phát triễn với nhiều thể loại phong phú.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

B

11

D

21

D

2

C

12

A

22

C

3

D

13

A

23

C

4

D

14

A

24

C

5

A

15

D

25

C

6

A

16

D

26

C

7

D

17

C

27

D

8

B

18

A

28

C

9

B

19

A

29

C

10

B

20

C

30

B

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Gia Phố. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?