Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Thị Tâm

TRƯỜNG THPT TRẦN THỊ TÂM

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV? Ý nghĩa?

Câu 2. Khái quát nét độc đáo tiêu biểu về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)?

Câu 3. Hãy nêu những biểu hiện sự phát triển của thương nghiệp nước ta từ thế kỷ XVI-XVIII. Những yếu tố nào thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương?

Câu 4. Lập bảng thống kê các hình thức cách mạng tư sản theo nội dung sau:

Tên cuộc cách mạng

Lãnh đạo

Hình thức

Nhiệm vụ

       
 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV?

Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: Nhà nước quân chủ bước đầu được xây dựng... (0,25đ)

Thời Lý, Trần, Hồ; chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua đứng đầu nhà nước quyết định mọi việc quan trọng. Giúp vua có Tể tướng và một số đại thần...Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn; tiếp đó là phủ, huyện, châu, xã... (0,75đ)

Thời Lê Sơ:

Giai đoạn đầu, nhà nước quân chủ được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ (0,25đ)

Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Ở trung ương, bãi bỏ chức Tể tướng và đại hành khiển, vua trực tiếp quyết định mọi việc; bên dưới là 6 bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên...dưới đạo là phủ huyện, châu, xã... Với cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước phong kiến Đại Việt được xây dựng hoàn chỉnh. (0,75đ)

b. Ý nghĩa:

Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được hoàn thiện là điều kiện, để vua tập trung toàn bộ quyền lực trong tay, tiến hành những chính sách mạnh mẽ để phát triển đất nước. (0,5đ)

Giúp tình hình chính trị ổn định là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hoá đất nước và thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao có hiệu quả. (0,5đ)

Câu 2 (1.5 điểm). Khái quát nét độc đáo tiêu biểu về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)?

Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động... (0,5đ)

Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt bảo vệ kinh thành Thăng Long, tổ chức đánh tháng giặc ngay tại bờ bắc sông (0,5đ)

Đánh vào tâm lí của giặc với bài thơ thần...; chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh... (0,5đ)

Câu 3 (2.0 điểm). Hãy nêu những biểu hiện sự phát triển của thương nghiệp nước ta từ thế kỷ XVI-XVIII. Những yếu tố nào thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương?

Nội thương:

Từ các thế kỉ XVI-XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường họp theo phiên ... (0,5đ)

Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán ... việc buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược cũng tăng lên. (0,25đ)

Ngoại thương:

Từ các thế kỷ XVI – XVIII ngoại thương phát triển mạnh mẽ. Thuyền buôn các nước, kể cả các nước châu Âu, đến nước ta ngày càng nhiều: Bồ Đào Nha, Hà Lan ... (0,5đ)

Thương nhân nhiều nước... đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng để buôn bán lâu dài ... Đến giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần. (0,25đ)

Những yếu tố thúc đẩy:

Do chính sách mở cửa chính quyền Trịnh - Nguyễn (0,25đ)

Do phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây thuận lợi. (0,25đ)

Câu 4: Bảng thống kê các hình thức cách mạng tư sản

Tên cuộc cách mạng

Lãnh đạo

Hình thức

Nhiệm vụ

Cách mạng tư sản Anh

Tư sản và quý tộc mới

Là cuộc nội chiến

Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát sự triển.

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Tư sản và chủ nô

Chiến tranh giải phóng dân tộc

Giải phóng bắc Mĩ khỏi sự cai trị của thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Tư sản

Kết hợp giữa hình thức nội chiến và đấu tranh chống xâm lược của phong kiến châu Âu

Lật đổ chế độ phong kiến, ở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Thống nhất nước Đức

Qúy tộc quân phiệt

Thống nhất đất nước qua các cuộc chiển tranh

Thủ tiêu chế độ phong kiến cát cứ, thống nhất đất nước, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Nội chiến ở Mĩ

Tư sản, trại chủ Miền Bắc

Là cuộc nội chiến

Thủ tiêu chế độ nô lệ ở Miền Nam Thống nhất thị dân tộc, tạo kiện thuận lợi cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: 

Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (trang 30) có viết: “Chế độ phong kiến Trung Quốc… đã đạt đến đỉnh cao của nó. So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch…”

1.1 Đoạn văn trên đang đề cập đến triều đại nào của chế độ phong kiến Trung Quốc?

1.2 Trình bày những điều em đã được học về triều đại này.

1.3 Trong thời kỳ này về văn học có điểm gì nổi bật?

Câu 2:

2.1 Hãy nêu thành tựu văn hóa Ấn Độ: Ấn Độ giáo và chữ viết. Những nước nào ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ?

2.2 Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ như thế nào? Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam. Hãy nêu trách nhiệm của mình trong việc phát huy, giữ gìn, bảo vệ những công trình kiến trúc văn hóa đó.

Câu 3: Trình bày đời sống kinh tế và chính trị của lãnh địa phong kiến Tây Âu theo bảng sau: (Học sinh kẻ lại bảng vào giấy làm bài)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM 

Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau

Câu 1. Ai là người có công đẹp "Loạn 12 sứ quân" thống nhất đất nước?

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Đinh Công Trứ.  

C. Đinh Tiên Hoàng.  

D. Ngô Xương Ngập.

Câu 2. Dưới thời nhà Đinh, kinh đô nước ta đóng ở đâu?

A. Đại La.        

B. Hoa Lư.         

C. Cổ Loa.         

D. Thăng Long.

Câu 3. Trong lịch sử nước ta nối tiếp sự nghiệp của nhà Đinh là triều đại phong kiến nào?

A. Nhà Lý.        

B. Nhà Trần.        

C. Nhà Tiền Lê.      

D. Nhà Hậu Lê.

Câu 4. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành

A. Đại Nam.       

B. Đại Việt.       

C. Việt Nam.        

D. Nam Việt

Câu 5. Vua đầu tiên của nhà Trần là ai?

A. Trần Thái Tông.  

B. Trần Thánh Tông. 

C. Trần Nhân Tông. 

D. Trần Anh Tông.

Câu 6. Thời Tiền Lê, nước ta đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của quân nào ở Trung Quốc?

A. Nhà Tống.      

B. Nhà Minh.        

C. Nhà Nguyên.       

D. Nhà Hán.

Câu 7. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, ai là người thực hiện chiến lược "Tiên phát chế nhân"?

A. Lê Hoàn.     

B. Trần Hưng Đạo.    

C. Lý Công Uẩn.   

D. Lý Thường Kiệt.

Câu 8. Nước Đại Việt dưới triều đại nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?

A. Thời Đinh - Tiền Lê.   

B. Thời nhà Lý.   

C. Thời nhà Trần.   

D. Thời nhà Hồ.

Câu 9. Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và các tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang?

A. Trần Thủ Độ.   

B. Trần Khánh Dư.  

C. Trần Hưng Đạo.  

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Tốt Động - Chúc Động.         

B. Chi Lăng - Xương Giang.

C. Chí Linh.                    

D. Bạch Đằng.

Câu 11. Thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta?

A. Nho giáo.       

B. Phật giáo.      

C. Đạo giáo.       

D. Ấn Độ giáo.

Câu 12. Bộ luật mới được ban hành dưới thời nhà Lê có tên gọi là gì?

A. Luật hình sự.    

B. Quốc triều hình luật.    

C. Hình luật.    

D. Hình thư.

Câu 13. Quân đội dưới thời nhà Lê được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ

A. ngụ nông ư binh.  

B. ngụ binh ư nông.  

C. quân đội nhà nước.  

D. thi cử.

Câu 14. Dưới thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì?

A. Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ.

B. Khắc tên những anh hùng có công với nước.

C. Khắc tên những vị vua thời Lê Sơ.

D. Khắc tên những người có học hàm.

Câu 15. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo nào mới được truyền bá vào Việt Nam?

A. Nho giáo.      

B. Đạo giáo.     

C. Phật giáo.      

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 16. Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta thông qua

A. giáo sĩ Ấn Độ.                  

B. giáo sĩ phương Tây.

C. thương nhân Trung Quốc.        

D. giáo sĩ Nhật Bản.

Câu 17. Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

C. Đó là một con sông lớn.

D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.

Câu 18. Ai là người cầu cứu nhà Thanh, đưa 29 vạn quân vào nước ta?

A. Nguyễn Ánh.     

B. Trịnh Kiểm.    

C. Lê Chiêu Thống.    

D. Lê Long Đĩnh.

Câu 19. Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?

A. Hạ thành Quy Nhơn.

B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

D. Đánh tan tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Câu 20. Ai là người có công lớn trong việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?

A. Nguyễn Huệ.  

B. Nguyễn Nhạc.  

C. Nguyễn Lữ.  

D. Cả ba anh em Tây Sơn.

Câu 21. Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

A. “Phù Lê diệt Mạc”.                

B. “Phù Lê diệt Trịnh”.

C. “Phù Lê diệt Nguyễn”.              

D. “Phù Lê diệt Trịnh, Nguyễn”

Câu 22. Nguyễn Huệ khi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì?

A. Quang Trung.   

B. Nguyễn Vương.  

C. Gia Long.    

D. Bắc Bình Vương.

Câu 23. Dưới thời nhà Nguyễn, bộ Hoàng Việt Luật lệ còn được gọi là gì?

A. Luật Gia Long.  

B. Luật Hoàng triều.  

C. Luật Minh Mạng.  

D. Luật Hồng Đức.

Câu 24. Nhà Nguyễn chủ trương hạn chế hoạt động của tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo.    

B. Phật giáo.        

C. Đạo giáo.       

D. Nho giáo.

Câu 25. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?

A. Năm 1801 - niên hiệu là Gia Long.

B. Năm 1804 - niên hiệu Càn Long.

C. Năm 1806 - niên hiệu Minh Mạng.

D. Năm 1802 - niên hiệu Gia Long.

Câu 26. Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào?

A. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.

B. Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây.

C. Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây.

D. Chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ .

Câu 27. Tác giả nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới?

A. Nguyễn Trãi.   

B. Nguyễn Du   

C. Nguyễn Khuyến.  

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 28. Nghề thủ công nào mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX?

A. Làm đường trắng.  

B. Khắc in bản gỗ.  

C. Làm đồng hồ.  

D. In tranh dân gian.

II. TỰ LUẬN (3 đ)

Câu 1 (2 đ). Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Giacobanh là đỉnh cao của Cách mạng Pháp?

Câu 2 (1đ). Hãy nêu ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: An Nam tứ đại khí bao gồm

A. Chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chùa Dâu

B. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh

C. Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, chùa Một Cột, chùa Phật Tích

D. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, chùa Một Cột

Câu 2: Ruộng đất công làng xã thời Lê sơ được phân chia theo chế độ nào?

A. đồn điền.

B. điền trang.

C. lộc điền

D. quân điền.

Câu 3: Dưới thời Trần thầy giáo nào được trọng dụng nhất

A. Chu Văn An

B. Nguyễn Trãi

C. Trương Hán Siêu

D. Nguyễn Xí

Câu 4: Bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê được đánh giá là

A. Bộ máy nhà nước được kiện toàn

B. Bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai

C. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh

D. Bộ máy nhà nước quân chủ được tổ chức chặt chẽ

Câu 5: Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng gì

A. Khuyến khích tinh thần hiếu học trong nhân dân, là tấm gương sáng cho hậu thế

B. Vinh danh những người đỗ đạt, khuyến khích tinh thần hiếu học trong nhân dân, là tấm gương sáng cho hậu thế

C. Vinh danh những người đỗ đạt

D. Khẳng định vai trò vị trí độc tôn của Nho học

Câu 6: Đặc điểm văn học thời Lý - Trần

A. Thể hiện tài năng văn học xuất chúng

B. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước

C. Mang nặng tư tưởng Phật giáo

D. Toát lên niềm tự hào dân tộc

Câu 7: Tên bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là

A. Hình luật

B. Quốc triều hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Hình thư

Câu 8: Tác dụng của chính sách đối nội của nhà nước phong kiến thế kỉ X – XV

A. Bảo vệ được an ninh đất nước

B. Đoàn kết với các dân tộc ít người

C. Giữ vững tư thế của 1 quốc gia độc lập tự chủ

D. Tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Câu 9: Thời Lê sơ, Thăng Long có bao nhiêu phố phường vừa buôn bán vừa làm thủ công, phát triển phồn thịnh.

A. 42 phố phường.

B. 63 phố phường.

C. 40 phố phường.

D. 36 phố phường.

Câu 10: Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI - XIV được xây dựng theo thể chế

A. dân chủ đại nghị.

B. quân chủ lập hiến.

C. quân chủ chuyên chế.

D. nền cộng hòa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

B

2

D

3

A

4

B

5

B

6

C

7

A

8

D

9

D

10

C

11

C

12

A

13

D

14

B

15

C

16

B

17

C

18

A

19

C

20

C

21

D

22

D

23

B

24

D

25

B

26

C

27

C

28

D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nêu nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng tư sản Anh.

Câu 2: Sự kiện ngày 14/7/1789 ở Pháp có ý nghĩa như thế nào? Phái Gia- cô-banh đã làm được những việc gì để đưa cuộc cách mạng đạt đến đỉnh cao?

Câu 3: Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nêu nguyên nhân diễn biến của Cách mạng tư sản Anh

- Nguyên nhân

+ Nguyên nhân sâu xa: Do nền kinh tế TBCN Anh phát triển nhất châu Âu. Tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng, bị chế độ phong kiến kìm hãm => mâu thuẫn xãy ra

+ Nguyên nhân trực tiếp: Do vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế để có tiền đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Nam

- Diễn biến:

+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt và Sác-lơ liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội

+ Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng khi Crôm-oen lên làm chỉ huy...liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt

+ 30/01/1649, trước áp lực của quần chúng nhân dân, vua Sác-lơ I đã bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt đến đỉnh cao. Nhưng chỉ có GCTS và quý tộc mới được hưởng lợi. Vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.

+ Trước tình hình đó, GCTS và quý tộc mới lại thỏa hiệp với phong kiến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan rễ vua Anh) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Cách mạng tư sản Anh kết thúc

Câu 2 (4 điểm) Sự kiện ngày 14/7/1789 ở Pháp có Ý nghĩa như thế nào? Phái Gia cô banh đã làm được những việc gì để đưa cuộc cách mạng đạt đến đỉnh cao?

- Ý nghĩa sự kiện ngày 14/7/1789?

+ Giáng những đòn đầu tiên vào chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Ngày thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp.

+ Ngày mở đầu của cách mạng.

+ Ngày quốc khánh của nước Pháp.

- Những việc làm của phái Gia cô banh?

+ Đứng đầu là luật sư Rô be spie

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

+ Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền tự do dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ.

+ Quốc hội thông qua sắc lệnh "Tổng động viên toàn quốc".

+ Ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, chống nạn đầu cơ tích trữ; tiền lương cho công nhân => Đã đưa cuộc cách mạng đạt đến đỉnh cao

Câu 3 (3 điểm) Trình bày kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ?

- Kết quả:

+ 9/ 1783, hòa ước được kí kết ở Véc – xai (Pháp). Theo hòa ước này Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

+ 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của nhà nước mới.Là một nước cộng hòa liên bang được tổ chức theo nguyên tắc "Tam quyền phân lâp".

+ 1789, Gioóc giơ Oa sinh tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.

- Ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập:

+ Là cuộc cách mạng tư sản thực hiện 2 nhiệm vụ cùng 1 lúc: Đã giải phóng Bắc Mĩ thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển.

+ Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Thị Tâm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?