TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH | ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Tìm câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của nó trong các trường hợp sau (5đ):
a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập. (Nguyễn Thị Thu Huệ).
b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ và một câu rút gọn. (5 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
a. . Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập. (Nguyễn Thị Thu Huệ).
- Câu đặc biệt: Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. (0.5đ)
- Tác dụng: nêu thời gian diễn ra sự việc được nêu lên trong câu. (0.5đ)
b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.
- Câu đặc biệt: Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa. (0.5đ)
- Tác dụng: thông báo, liệt kê sự tồn tại của các sự vật trong câu. (0.5đ)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Đặt 2 câu, trong đó có 1 câu trạng ngữ chỉ thời gian, một câu trạng ngữ chỉ nơi chốn. (2đ)
Câu 2. Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ tác dụng của nó trong các trường hợp sau (3đ):
a. Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà.
b. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? ( Phạm Duy Tốn)
Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu) giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn. (5đ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1. HS đặt được câu đúng về cấu tạo, phù hợp về nghĩa:
- 1 câu trạng ngữ chỉ thời gian. (1đ)
- 1 câu trạng ngữ chỉ nơi chốn (1đ)
Câu 2. Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ tác dụng của nó trong các trường hợp sau (2đ):
a. Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà. (0.5đ)
=> Câu dặc biệt chỉ thời gian. (0.5đ)
b. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? ( Phạm Duy Tốn) (0.5đ)
=> Câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc (0.5đ)
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Đề bài: Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Em hãy viết một bài văn chứng minh nhận định trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
a. Mở bài (0.5đ)
- Dân tộc ta có rát nhiều truyền thống tốt đẹp, nổi bật là truyền thống yêu nước.
- Trích dẫn nhận định của Bác.
b. Thân bài (9.0đ)
- Yêu nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện xuyên suốt qua các thời kì lịch sử; nó ăn sâu vào tiềm thức mỗi con dân nước Việt. Thể hiện cụ thể qua từng lời nói, suy nghĩ, hành động của mỗi con người khi đứng trước vận mệnh dân tộc. (1đ)
- Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước. (1đ)
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người Việt Nam. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......(3đ)
- HS điểm qua các cuộc chiến tranh trong lịch sử dân tộc. Góp công sức không nhỏ làm nên thành công của các cuộc kháng chiến ấy chính là tinh thần đoàn kết kết tinh từ lòng yêu nước, căm thù giặc của mỗi cá nhân. Yêu nước là hành động “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, yêu nước là thi đua. (1đ)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì?
b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào?
Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa.
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có."
Câu 3 (5,0 điểm)
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (2,0 điểm)
a. HS nêu được khái niệmcâu rút gọn:
- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
* Người ta rút gọn câu nhằm mục đích:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
b. HS xác định được câu rút gọn trong các câu văn:
Mơn man khắp cánh đồng. Rút gọn là thành phần CN
Làm lay động các khóm hoa. Rút gọn là thành phần CN
(HS xác định đúng mỗi câu được 0,25 điểm, xác định đúng thành phần rút gọn mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
a.
- Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Ý nghĩ văn chương”.
- Tác giả: Hoài Thanh
b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Các từ láy có trong đoạn văn: Phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi
(Nếu HS tìm đúng 2 từ cho 0,25 điểm nếu 1 từ cũng cho 0,25 điểm)
c. Học sinh giải thích ngắn gọn:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
- Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồn…ngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó.
Văn chươngluyện những tình cảm ta sẵn có:
- Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc.
---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ của các câu trong đoạn văn sau (4đ):
Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. (Thạch Lam)
Câu 2. Viết một bài văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) phát biểu cảm nghĩ về một loài cây em yêu, trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn và một câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó. (6đ)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1.
- Trong cái vỏ xanh kia/(TN), có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
- Dưới ánh nắng/(TN), giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Câu 2.
Viết bài văn nêu cảm nhận về loài hoa em yêu quý. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu được loài cây em yêu, ấn tượng chung của en về loài cây đó.
b. Thân bài:
- Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của cây: màu sắc, hình dáng…
- Cảm nghĩ về công dụng, lợi ích của cây: làm bóng mát, lấy gỗ…
- Ý nghĩa của loài cây đó
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Lương Thế Vinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !