Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Kim Đồng có đáp án

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 7

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A.TRẮC NGHIỆM (4 điểm).

Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một thước nhựa?

A. Hơ nóng thước.

B. Cọ xát thước bằng một mảnh vải len.

C. Đập thước nhiều lần xuống bàn.

D. Đưa thước lại gần vật đã nhiễm điện.

Câu 2. Khi bị nhiễm điện do cọ xát vật có khả năng nào:

A. Hút các vật nhẹ.

B. Đẩy các vật nhẹ.               

C. Làm nóng vật khác.

D. Làm lạnh vật khác.

Câu 3. Cọ xát thanh thủy tinh và thanh nhựa với mảnh lụa và đặt 2 thanh đó gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra:

A. Chúng hút nhau.

B. Chúng đẩy nhau

C. Không xảy ra hiện tượng gì.

D. Lúc đầu hút sau đó đẩy nhau.

Câu 4. Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?

A. Lực căng dây

B. Lực kéo.

C. Lực đẩy

D. Lực hút.

Câu 5. Trong vật nào dưới dây không có các electron tự do?

A. Một đoạn dây nhôm.

B. Một đoạn dây đồng.         

C. Một đoạn dây nhựa.

D. Một đoạn dây thép.

Câu 6. Vật nào không có khả năng cách điện:

A. Một đoạn dây thép.

B. Một mảnh vải.                  

C. Dây cao su.

D. Một mảnh ni lông.

Câu 7. Dòng điện là dòng :

A. các chất lỏng điện dịch chuyển có hướng.

B. các điện tích dịch chuyển có hướng.

C. các vật mang điện tích chuyển động.

D. các điện tích dao động.

Câu 8. Chất nào dưới đây là chất dẫn điện ?

A. Cao su. 

B. Nhựa.

C. Sứ.  

D. Dung dịch muối.  

II_TỰ LUẬN : (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Treo một thước nhựa bằng một sợi chỉ mảnh sau đó dùng vải khô cọ xát với thước nhựa:

a) Đưa mảnh vải lại gần thước nhựa. Mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích?

b) Biết rằng thước nhựa nhiễm điện âm. Vật nào mất đi các electron?  Vật nào nhận thêm các electron? 

Câu 2. (2 điểm)

Vào mùa đông sau khi dùng vải khô lau mặt bàn bằng kính ta vẫn thấy có nhiều bụi bám lên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng này? Để tránh hiện tượng này ta làm thế nào?

Câu 3. (2 điểm)

Có một nguồn điện 2 pin, một bóng đèn và các dây dẫn. Hãy trình bày cách để phân biệt một đoạn nhôm và một đoạn gỗ khô có hình dạng giống nhau.

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. A

4. C

5. C

6. A

7. B

8. D

 

Câu 1:

a) Khi đưa mảnh vải lại gần thước nhựa chúng sẽ hút nhau vì chúng nhiễm điện khác loại.

b) Thước nhựa nhiễm điện âm ⇒ Thước nhựa nhận thêm elecron, mảnh vải mất đi các electron.

Câu 2:

+ Khi lau mặt bàn bằng vải khô thì vải khô sẽ cọ xát với mặt bàn làm mặt bàn bị nhiễm điện nên mặt bàn hút bụi.

+ Để tránh hiện tượng này thì cần lau bảng bằng vải ẩm.

Câu 3:

+ Mắc nối tiếp bóng đèn, nguồn điện, các đoạn dây dẫn theo sơ đồ:

+ Lần lượt kẹp hai mỏ kẹp vào hai đầu của vật câng xác định: một đoạn dây nhôm, một đoạn gỗ khô.

+ Trường hợp nào bóng đèn sáng thì đoạn dây đó là dây nhôm, đoạn dây còn lại là đoạn gỗ.

-( Hết đề thi số 1)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Dòng điện là gì?

b) Nêu hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 2: (1,5 điểm)

Giải thích vì sao quạt điện quay, gió thổi mạnh, sau một thời gian lại có những hạt bụi bám vào cánh quạt, nhất là ở mép cánh?

Câu 3: (1,0 điểm)

Quan sát một số hình vẽ mạch điện dưới đây. Hình nào bóng đèn có thể sáng? Giải thích?

Câu 4: (2,0 điểm)

Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 5:  (1,5 điểm)

a) Nêu quy ước chiều dòng điện?

b) Hãy dùng các kí hiệu, vẽ lại sơ đồ mạch điện sau và dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện vừa vẽ.

Câu 6: (2,0 điểm)

Nguồn điện đóng vai trò như thế nào trong mạch điện? Có mấy loại nguồn điện ta thường gặp trong thực tế?

...

-----(Để xem tiếp nội dung của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-----

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật

A. Có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.

B. Có khả năng hút các vật khác.

C. Có khả năng đẩy các vật khác.

D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 3. Kết luận nào dưới đây về sự nhiễm điện không đúng?

A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;

B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.

C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.

Câu 4. Trong các vật dưới đây, vật dẫn điện là

A. Thanh gỗ khô

B. Một đoạn ruột bút chì

C. Một đoạn dây nhựa

D. Thanh thuỷ tinh

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào.

...

-----(Để xem tiếp nội dung của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-----

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Những ngày hanh khô. khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

A . lược nhựa chuyến động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.

B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.

C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.

D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Câu 2. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Trời nắng.

B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.

C. Gió mạnh.

D. Không mưa, không nắng.

Câu 3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?

A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau.

D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau.

Câu 4. Chọn câu đúng về sự nhiễm điện của hai vật A và B.

A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.

B. Nếu vật A tích điện âm,  vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.

C. Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.

D. Neu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.

Câu 5. Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích?

A. Một ống bằng nhôm.                               

B. Một ống bằng gỗ.

C. Một ống bằng giấy.                               

D. Một ống bằng nhựa.

...

-----(Để xem tiếp nội dung của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-----

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:

A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.

B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.

C. những vật "thử", qua biểu hiện của chúng mà là xác định được một vật có nhiễm điện hay không.

D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.

Câu 2. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.

B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.

C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.

D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

Câu 3. Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì:

A. chúng đều nhiễm điện.

B.chúng nhiễm điện khác loại.

C. mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm.

D. mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm.

Câu 4. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:

A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân.

B. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quay xung quanh hạt nhân.

C. Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.

D. Hạt nhân mang điện tích dương, các êleclron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân.

Câu 5. Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?

A. Đưa thước nhựa chạm vào cực dương của nguồn điện.

B. Hơ nóng thước nhựa.

C. Cọ xát thước nhựa vào vải khô.

D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.

...

-----(Để xem tiếp nội dung của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-----

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Kim Đồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?