Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Lê Lợi

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

(Vũ Tú Nam)

1. Đoạn văn trên viết về đối tượng nào?

2. Phương thức biểu đạt chính đoạn văn trên là gì?

3. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

II. Tạo lập văn bản:

Câu 1: Nếu phải miêu tả cảnh mùa xuân em sẽ chọn những đặc điểm nào tiêu biểu?

Câu 2: Hãy miêu tả cây đào, cây mai hoặc cây quất ngày tết.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu: 

Câu 1: Cây gạo mùa xuân

Câu 2: Miêu tả

Câu 3: So sánh cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh

- Phép so sánh 1: Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh. 0,5 điểm

- Phép so sánh 2: hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió. 0,5 điểm

- Phép so sánh 3: Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ. 0,5 điểm

- Cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”.

(“Phong cảnh Hòn Đất” - Anh Đức, SGK tiếng Việt lớp 5, tập I)

Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn?

Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn?

Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên?

Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)

Xuân đến thay áo mới cho đất trời, mang niềm vui đi khắp nhân gian. Em hãy tả cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc - hiểu

Câu 1:

- Nội dung của đoạn văn: vẻ đẹp của cảnh vật ở Hòn Đất.

- Hoặc: vẻ đẹp của tre đằng ngà và biển cả ở Hòn Đất.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: nhân hóa.

- Đó là các hình ảnh “những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản”; (biển cả) “vẫn đang giỡn sóng”.

Câu 3:

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:

- Làm cho câu văn sinh động.

- Giúp chúng ta hình dung rõ nét về vẻ đẹp của tre, của biển cả: sự bền bỉ, kiên cường, dẻo dai, anh dũng trước mọi thử thách của thời gian. Đây cũng chính là vẻ đẹp của con người nơi đây.

- Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng, tự hào của nhà văn đối với cảnh vật và con người nơi đây.

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu văn bản (4.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm) Thông hiểu

“Tôi đem xác Dế Choắt đến chon một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Dế Mèn đã nghĩ gì về bài học đường đời đầu tiên của mình?

Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch chân dưới từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy?

Vì sao? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

(Trích: Theo chân Bác – Tố Hữu)

Câu 3: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

---(Để xem những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. VĂN- TIẾNG VIỆT: (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

(Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1:(2.0 điểm) Nhận biết

- Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

- Qua đoạn trích tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đáng quý nào của cây tre?

Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu

Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 3:(1.0 điểm) Nhận biết

Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: "Tre là cánh tay của người nông dân". Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì?

II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao

Tả cảnh trường em vào giờ ra chơi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. VĂN- TIẾNG VIỆT :(4.0 điểm )

1.

Phương pháp: căn cứ bài Cây tre Việt Nam

Cách giải:

- Đoạn văn trích trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”

- Tác giả: Thép Mới

- HS: Có thể nêu được tre có những phẩm chất đáng quý sau:

- Tre thủy chung, ngay thẳng, can đảm, giản dị....tre không chỉ là người bạn đồng hành gắn bó thân thiết với con người mà còn là một trợ thủ đắc lực giúp con người rất nhiều việc khác nhau trong cuộc sống.

---(Để xem tiếp đáp án phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

- Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Ngữ Văn 6-  tập 2)

Câu 1. Nhận biết

Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào  được sử dụng trong đoạn  trích trên? (1 điểm)

Câu 2. Thông hiểu

Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm)

Câu 3. Thông hiểu

Em hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái : “Thọat nhiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”  (1 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?