BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN GDCD LỚP 6 NĂM 2021
TRƯỜNG THCS CẦN VƯƠNG
1. Đề số 1
I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.
Câu 1: Theo em việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Cho trẻ em bỏ học đi làm để kiếm tiền.
B. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.
C. Chăm sóc, đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị ốm.
D. Làm theo mọi ý muốn của trẻ.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?
A. Dạy nghề cho trẻ em có khó khăn.
B. Cho trẻ em uống bia rượu.
C. Buộc trẻ em hư hỏng phải vào trường giáo dưỡng.
D. Xây dựng trường học “đặc biệt ” cho trẻ em khuyết tật.
Câu 3: Căn cứ vào yếu tố nào để xác định công dân của một nước?
A. Quốc tịch.
B. Tiếng nói.
C. Màu da.
D. Nơi ở.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.
D. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch ở nước ngoài.
Câu 5: Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm?
A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.
B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.
D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.
Câu 6: Người trong độ tuổi nào dưới đây không được phép lái xe gắn máy?
A. Dưới 15 tuổi.
B. Dưới 16 tuổi.
C. Dưới 17 tuổi.
D. Dưới 18 tuổi.
Câu 7: Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về học tập?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
D. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu 8: Học học nữa, học mãi mà câu nói của ai?
A. Khổng Tử.
B. Lê Quý Đôn.
C. Các Mác.
D. V.I. Lê Nin.
B. Tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
Câu 2: (3,0 điểm): Bài tập tình huống
Một hôm trên đường đi chợ về, bà Nghĩa nghe thấy tiếng một đứa trẻ khóc. Tìm ở ven đường, bà thấy một đứa bé sơ sinh được bọc trong một bọc quần áo. Biết đây là trường hợp trẻ bị bỏ rơi nên sau khi suy nghỉ một lúc, bà bế đứa bé về nhà nuôi, đặt tên là Sinh.
Câu hỏi: Theo em, bé Sinh có được mang quốc tịch Việt Nam hay không? Vì sao?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm:
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | A | D | C | A | B | D |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
a. Quyền:
- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.
- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.
- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.
b. Nghĩa vụ học tập
- Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
Câu 2 (3,0 điểm)
Bé Sinh sẽ được mang quốc tịch Việt Nam.
Vì: Theo khoản 1 điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008. ”Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”.
2. Đề số 2
I. Trắc nghiệm (5,5 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Nguyên nhân tai nạn giao thông là vì:
A. Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt.
B. Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
C. Dân số tăng nhanh D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Biển báo nguy hiểm:
A. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
B. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
C. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
D. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây không biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
A. Tham gia giao lưu văn nghệ với trường bạn
B. Dùng vũ lực giải quyết mọi mâu thuẫn.
C. Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế
D. Nhường nhịn giúp đỡ người nào ủng họ
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
A. Nói xấu, gây gổ với các bạn trong lớp.
B. Phân biệt và kì thị với học sinh nghèo.
C. Thông cảm chia sẻ với mọi người.
D. Ép buộc người khác theo ý mình.
Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc
C. Từ chối tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa.
D. Tôn trọng thông cảm với mọi người.
Câu 6: Biển báo cấm
A.Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng.
B. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
C. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng.
D. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng.
Câu 7: Khái niệm “đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Đường, cầu đường bộ.
B. Hầm đường bộ, bế phà đường bộ
C. Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bế phà đường bộ và các công trình khác.
D. Tất cả A. B.
Câu 8: Vạch kẻ đường là?
A. Vị trí dừng và vị trí trên đường
B. Vạch chỉ vị trí hướng đi là vị trí dừng
C.Vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại.
D. A, B đúng.
Câu 9: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý kiến của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.
C. Sống khép mình mới tránh được xung đột.
D. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.
Câu 10: Hành vi thể hiện yêu hòa bình?
A. Hằng luôn luôn tôn trọng bạn bè, lắng nghe và đối xử thân thiện với mọi người.
B. Thái bố trí thời gian hợp lý để vừa học tốt bài vừa giúp đỡ cha mẹ việc nhà.
C. Anh Thanh tìm tòi cải tiến làn điệu dân ca của dân tộc mình để hấp dẫn người nghe hơn.
D. Anh Thành tìm tòi cải biên các làn điệu dân ca.
Câu 11: Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?
A. Bồ câu B. Hải âu C. Bồ nông D. Đại bàng
Câu 12: Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh là trách nhiệm của?
A. Những nhà lãnh đạo của các quốc gia.
B. Các quốc gia đang xảy ra chiến tranh.
C. Tất cả các quốc gia, các dân tộc và toàn nhân loại.
D. Các nước lớn trên thế giơi.
Câu 13: Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh?
A. Đem lại cuộc sống bình yên, tự do. B. Đời sống ấm no, hạnh phúc.
C. Khát vọng của nhân loại. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh là trách nhiệm của?
A. Những nước có nền kinh tế phát triển. B. Những cường quốc về quân sự.
C. Những tổ chức quân sự trên thế giới. D. Toàn nhân loại.
Câu 15: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn.
B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc, quốc gia khác.
C. Tôn trọng nền văn hóa các dân tộc, quốc gia khác.
D. Thực hiện xâm lược nước khác.
Câu 16: Trách nhiệm của nhân loại trong việc bảo vệ hòa bình?
A. Ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hòa bình.
B. Chống các cuộc biểu tình
C. Thể hiện mọi lúc, mọi nơi trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.
D. Cả A, B, C đúng
Câu 17: Yêu hòa bình là:
A. Đoàn kết các dân tộc B. Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác
C. Biểu tình chống chiến tranh. D. Cả A, B, C đúng
Câu 18: Chiến tranh chính nghĩa là các nước tiến hành?
A. Chiến tranh chống xâm lược. B. Bảo vệ độc lập tự do.
C. Bảo vệ hòa bình bằng mọi cách. D. A, B đúng.
Câu 19: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
A. Nói xấu, gây gổ với các bạn trong lớp.
B. Phân biệt và kì thị với học sinh nghèo.
C. Thông cảm chia sẻ với mọi người.
D. Ép buộc người khác theo ý mình.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây không biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
A. Tham gia giao lưu văn nghệ với trường bạn
B. Dùng vũ lực giải quyết mọi mâu thuẫn.
C. Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế
D. Nhường nhịn giúp đỡ người nào ủng họ mình
Câu 21: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc
C. Từ chối tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa.
D. Tôn trọng thông cảm với mọi người.
Câu 22: Hành vi nào dưới đây không biểu hiện của lòng yêu hòa bình?
A. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc. B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
C. Thân thiện với người nước ngoài. D. Tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ
II. Tự luận (4,5 điểm)
Câu 23: (2,5 điểm): Nêu những quy định về đi đường của người đi bộ và người đi xe đạp?
Câu 24: (2đ): Trình bày quy định về đường đi.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (5,5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
Đ.A | D | A | B | C | D | C | D | D | B | B | A | C | D | D | C | D | D | D | C | B | D | B |
II. Tự luận
Câu 23 (2,5 điểm)
- Người đi bộ:
+ Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường.
+ Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
- Người đi xe đạp:
+ Không dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; không sử dụng xe đẻ kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
+ Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.
Câu 24: (2 điểm)
Người đi bộ:
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường
- Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng * Người đi xe đạp: - Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạch lách đánh võng;
- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác;
- Không sự dụng xe để kéo, đẩy xe khác;
- Không mang vác và chở vật cồng kềnh;
- Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
– Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn
* Quy định về an toàn đường sắt: - Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt
- Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy
- Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống
3. Đề số 3
I- TRẮC NGHIỆM: (2,5 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Vạch kẻ đường là:
A. Vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại
B. Vị trí dừng và vị trí trên đường
C. Vạch chỉ vị trí hướng đi và vị trí đứng
D. A và B đúng
Câu 2: Biển báo nguy hiểm có dạng:
A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen
B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
C. hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng
D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen
Câu 3: Biển báo cấm có dạng:
A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng
B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng
D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng
Câu 4: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 5: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia
Câu 6: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm: 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 7: Ý kiến nào dưới đây đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột?
A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết.
B. Để tránh xung đột không nên chơi với nhiều bạn.
C. Mọi mâu thuẫn đều được hoá giải bằng bạo lực.
D. Khi có mâu thuẫn cần quyết liệt đấu tranh đến cùng.
Câu 8: Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?
A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn.
B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.
D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải.
Câu 9: Trong thôn em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?
A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
B. Coi như không biết.
C. Làm theo các đối tượng lạ.
D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
Câu 10: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?
A. Khoan dung với mọi người xung quanh.
B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.
C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.
D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.
ĐÁP ÁN
1D 2A 3B 4C 5D 6A 7A 8D 9D 10C
Câu 11:( 3 điểm): Trường em thi thoảng vẫn có hiện tượng bạo lực học đường.
Theo em, hành vi bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và tâm lý của bạn bị bạo hành
- Người gây bạo lực sẽ không phát triển toàn diện nhân cách, bị nhiều người khinh bỉ, ghét bỏ
- Xã hội từ đó tạo thành một trào lưu "kẻ mạnh hiếp yếu" của giới học sinh.
- Gây ra những hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến thương tích, mất mạng...
Để phòng chống các hành vi bạo lực học đường, em và các bạn cần:
- Khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường em sẽ khẩn trương báo cáo với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc người lớn gần đó để có thể giúp đỡ mình.
- Khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường em sẽ báo với thầy cô giáo hoặc cơ quan chức năng gần nhất để giải cứu cho bạn bị bạo lực.
- Khi biết về nguy cơ một vụ bạo lực sắp xảy ra, em sẽ âm thầm báo với nhà trường để nhà trường can ngăn kịp thời.
Câu 12 (2,5 điểm): Nếu em là Quân, em cũng mong muốn được nêu lên những suy nghĩ của mình để bố mẹ có thể hiểu và có thể cho Quân được vui chơi với các bạn.
Trong trường hợp này, em là Quân em sẽ nói rằng: Bố mẹ làm như vậy là muốn tốt cho con, nhưng con cũng cần phải có bạn bè, cũng cần phải được tham gia các hoạt động tập thể với các bạn, vui chơi với các bạn. Như vậy, không chỉ con đỡ phải cô lập, đỡ phải tủi thân mà đó còn là điều kiện để con phát triển một cách toàn diện.
Câu 13 (2đ) - Đồng ý với ý 2 .- Ko có chiến tranh phi nghĩa thì sẽ ko bao giờ xảy ra chiến tranh chính nghĩa.
Vì chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh vì mục đích giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, góp phần ngăn chặn chiến tranh , bảo vệ giá trị của con người và nền hòa bình thế giới . (1 điểm)
Cần lên án chiến tranh phi nghĩa, ủng hộ chiến tranh chính nghĩa . (1 điểm)
4. Đề số 4
1. Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm không thực hiện quyền trẻ em?
A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy
C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái
D. Đánh đập trẻ em.
Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?
A. Kính trọng ông bà, cha mẹ.
B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.
C. Lễ phép với thầy cô giáo
D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.
Câu 3: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”
A. Bổn phận của ông bà
B. Bổn phận của cha mẹ
C. Bổn phận của anh chị em
D. Bổn phận của con cháu
Câu 4: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?
A. Đường xấu.
B. Ý thức của người tham gia giao thông.
C. Pháp luật chưa nghiêm.
D. Phương tiện giao thông nhiều.
Câu 5: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:
A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm .
B. Đi xe đạp trên hè phố.
C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay.
D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường .
Câu 6: Việc làm nào dưới đây ngăn cản chúng ta sống chan hòa với mọi người?
A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác.
B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo.
C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình.
D. Chân thành với mọi người xung quanh.
Câu 7: Theo em, những việc làm nào dưới đây của Nga là sống chan hòa với mọi người?
A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết.
B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người.
C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai.
D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người.
ĐÁP ÁN
1. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu: 0. 5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Trả lời | B | B | C | B | A | C | B |
Câu 8: Nối cột A với cột B đúng: (0.5đ)
1 -b ;
2 - a ;
3 - d ;
4 - c
2. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 đ)
- Một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em : Nói dối, bị điểm kém, vi phạm nội quy trường lớp... (1 đ)
- Giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn: Tâm sự với bạn bè, nói chuyện với cha mẹ, chơi thể thao... (1 đ)
Câu 2: (2đ)
a. Nhóm quyền sống còn: (0.5đ)
- Là quyền được sông và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe...
b. Nhóm quyền bảo vệ: (0.5đ)
- Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lọt và xâm hại...
c. Nhóm quyền phát triển: (0.5đ)
- Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...
d. Nhóm quyền tham gia:(0.5đ)
- Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
Câu 3 (2.0 điểm)
Các bạn chưa có ý thức tham gia giao thông như đi xe dàn ra đường.....
5. Đề số 5
A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):
1. Hãy khoanh tròn vào việc làm thể hiện quyền trẻ em?
a. Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn
b. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
c. Bắt trẻ em làm việc nặng, quá sức
d. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
2. Trong những trường hợp sau thì trường hợp nào là công dân Việt Nam
a. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài
b. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài
c. Người Việt Nam dưới 18 tuổi
d. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam
3. Người đi bộ và người đi xe đạp phải đi như thế nào mới đúng quy định?
a. Người đi xe đạp đi dàn hàng 3, hàng 4
b. Người đi bộ đi trên vỉa hè
c. Người đi bộ đi giữa lòng đường
d. Người đi xe đạp đi vào đường dành cho xe thô sơ
4. Theo em những việc làm sau đây là sai?
a. Mẹ cho phép em xem điện thoại
b. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay
c. Lấy cắp thư của bạn rồi cho người khác xem
d. Điện thoại của bố mẹ cũng như của mình nghe thoải mái
ĐÁP ÁN
CÂU | ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: (1đ) | 1. a,d | 0.25 đ |
2. b,c | 0.25 đ | |
3. b,d | 0.25 đ | |
4. a, | 0.25 đ | |
B.TỰ LUẬN: Câu 1: (2đ)
| - Trẻ em gồm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, Nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. - Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật... |
|
Câu 2: (2đ) | - Công dân là người dân của một ngước (0,5đ) - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước (0,5đ) - Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (1đ) |
|
Câu 3: (2,5đ)
| - Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. - Người đi xe đạp: Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. |
|
Câu 4: (2,5đ)
| Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại. |
|
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 6 năm 2021 Trường THCS Cần Vương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!