TRƯỜNG THPT ĐỊNH AN | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 10 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Biểu hiện nào không minh chứng cho sự khủng hoảng suy yếu của nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI?
A. Các cải cách tiến bộ chưa thể thực hiện thành công.
B. Quan lại địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân.
C. Các vị vua cuối triều Lê chỉ lo ăn chơi sa đọa.
D. Phong trào đấu tranh của nhân dân bủng nổ khắp nơi.
Câu 2. Tình hình nội trị của nhà Mạc trong quá trình tồn tại không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Các kì thi vẫn được tổ chức đều đặn trong cảnh chiến tranh liên miên.
B. Cả 5 đời vua không có nạn quyền thần trong thời gian cai trị.
C. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra liên miên.
D. Thời kì Mạc Thái Tông nhà Mạc phát triển thịnh trị.
Câu 3. Ngành nào trở thành ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. đúc đồng.
B. làm gốm sứ.
C. khai mỏ.
D. làm giấy.
Câu 4.Tình hình nông nghiệp Đại Việt có điểm gì nổi bật từ nửa sau thế kỉ XVII?
A. dần ổn định trở lại.
B. phát triển vượt bậc.
C. suy yếu nghiệm trọng.
D. khủng hoảng trầm trọng.
Câu 5. Buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi từ các thế kỉ XVI – XVII được minh chứng thông qua việc
A. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài.
B. nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán.
C. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.
D. nhiều phường hội được thành lập.
Câu 6. Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam trong thế kỉ XVI – XVIII bao gồm
A. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm tranh sơn mài, làm đồ trang sức.
B. khắc in bản gỗ, dệt vải lụa, rèn sắt, đúc đồng.
C. làm đường trắng, làm gốm sử, dệt vải lụa, làm giấy.
D. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức.
Câu 7. Cho đến thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và được đưa vào nội dung thi cử?
A. Thời Lê sơ.
B. Thời Mạc.
C. Thời vua Quang Trung.
D. Thời Nguyễn.
Câu 8. Một trong những điểm hạn chế của giáo dục, thi cử nước ta ở các thế kỉ XVI đến XVIII là gì?
A. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều.
B. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử.
C. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử.
D. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa.
Câu 9. Những nhà thơ Nôm nổi tiếng ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII bao gồm
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ.
B. Trương Hán Siêu, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ.
C. Đào Duy Từ, Trần Quang Khải, Phùng Khắc Khoan.
D. Trần Nhân Tông, Trương Hán Siêu, Đào Duy Từ.
Câu 10. Văn học dân gian ở vùng các dân tộc ít người từ thế kỉ XVI đến XVIII có đóng góp gì cho kho tàng văn học Việt Nam?
A. Xóa bỏ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
B. Làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú.
C. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước.
D. Duy trì văn học chữ Hán trong đời sống văn học.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Hãy nêu nhận xét về các đô thị nước ta thế kỉ XVII - XVIII?
Câu 2: (3 điểm) Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | C | A | C | D | C | C | A | B |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Đâu là một trong những nội dung của các sáng tác văn học dân gian ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. Ca ngợi chế độ phong kiến và các chính sách tích cực của chế độ.
B. Học hỏi nhiều từ văn học nước ngoài đặt biệt là từ Trung Hoa.
C. Phát triển với nhiều thể loại phong phú.
D. Nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình về một cuộc sống tự do.
Câu 2. Đâu là trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành ở Việt Nam từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. Các làn điệu dân ca mang tính địa phương.
B. Khắc cảnh sinh hoạt hàng ngày lên các vì, kèo ở đình làng.
C. Các công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng.
D. Khắc tượng chân dung các nhân vật vua chúa.
Câu 3. Nội dung nào thể hiện trong các thế kỉ XVI – XVIII Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước?
A. Nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa.
B. Số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông.
C. Nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo.
D. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi.
Câu 4. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, khoa học – tự nhiên không có điều kiện phát triển không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời.
B. Do khoa học – tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến.
C. Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức.
D. Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải điểm mới của văn học nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. Văn học chữ Hán ngày càng đóng vị trí quan trọng.
B. Văn học dân gian ngày càng phát triển.
C. Đời sống tinh thần của nhân dân được đề cao hơn.
D. Văn học bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
Câu 6. Sau khi đánh thắng quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã có hành động gì?
A. Cho quân rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa.
B. Kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh.
C. Lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
D. Tổ chức trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 7. Khi xây dựng vương triều mới, vua Quang Trung giữ mối quan hệ như thế nào đối với nhà Thanh?
A. mâu thuẫn sâu sắc.
B. đối đầu gay gắt.
C. hòa hảo.
D. tuyệt giao hoàn toàn.
Câu 8. Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.
Đoạn tư liệu trên chứng tỏ điều gì?
A. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi.
B. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta.
C. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn.
D. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn.
Câu 9. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
B. Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc.
C. Diễn ra trong thời gian ngắn, với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.
D. Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi.
Câu 10. Tác dụng quan trọng nhất từ những việc làm của vua Quang Trung sau khi thành lập vương triều là gì?
A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.
B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị.
C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm.
D. Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Hãy rút ra đặc điểm và phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789)?
Câu 2: (2 điểm) Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ (Quang Trung) trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | D | B | A | B | C | D | A | D |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Nhà Nguyễn thi hành chính sách hạn chế hoạt động của tôn giáo nào?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 2. Đâu là thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí dưới triều Nguyễn?
A. Chế tạo tàu thủy chạy bằng động cơ điêzen.
B. Đóng được tàu thủy chạy bằng hơi nước.
C. Xây đựng được nhiều quần thể cung điện.
D. Chế tạo được súng theo mẫu của Pháp.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn về ngoại thương?
A. Giữ độc quyền ngoại thương.
B. Cho thuyền sang các nước láng giềng mua những mặt hàng cần thiết.
C. Thuyền buôn của Anh, Pháp chỉ được vào cảng Đà Nẵng.
D. Đánh thuế nhiều lần vào các thuyền buôn đi xa.
Câu 4. Nguyên nhân nào dẫn đến chính sách lương bổng cho quan lại dưới triều Nguyễn được quy định rõ ràng nhưng không có phần ruộng đất?
A. Diện tích ruộng đất công suy giảm.
B. Vua Nguyễn muốn hạn chế quyền lực của quan đầu triều.
C. Ruộng đất được chia hết cho nông dân công xã.
D. Công cuộc khai hoang không mang lại hiệu quả.
Câu 5. Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?
A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.
B. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn.
C. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân.
Câu 6. Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào?
A. nhà Đinh.
B. nhà Tiền Lê.
C. nhà Lý.
D. Nhà Ngô.
Câu 7. Đâu là nhiệm vụ chiến lược của nhân dân Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc?
A. Kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Xây dựng đất nước tự chủ.
C. Xây dựng, phát triển đất nước và chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. Đấu tranh chống đô hộ và đồng hóa của phong kiến phương Bắc.
Câu 8. Truyền thống yêu nước là
A. là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.
B. là những yếu tố quy chuẩn về chính trị - xã hội được hình thành qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
C. là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.
D. là những yếu tố về sinh hoạt chính trị, văn hóa, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.
Câu 9. Nền kinh tế Đại Việt từ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì nổi bật?
A. Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng đi liền mở rộng ngoại thương.
B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất chủ đạo.
C. Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
D. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ.
Câu 10. Đâu biểu hiện khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII?
A. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
B. Sự hình thành các thế lực phong kiến cát cứ.
C. Cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc.
D. Sự thay đổi liên tiếp các triều đại.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Hoàn thành bảng thống kê sau về những tác phẩm văn học và sử học tiêu biểu ở nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX?
Tên tác phẩm | Tên tác giả |
Truyện Kiều |
|
Bánh trôi nước |
|
Qua Đèo Ngang |
|
Lịch triều hiến chương loại chí |
|
Lịch triều tạp kỉ |
|
Gia Định thành thông chí |
|
Câu 2: (3 điểm) Trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước của triều Nguyễn và nhận xét?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | D | A | D | A | C | A | A | B |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì?
A. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
B. Phát triển nền văn minh Đại Việt.
C. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ.
D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân, …
Câu 2. Lòng yêu nước của nhân dân ta có cơ sở hạt nhân là
A. chung nguồn gốc tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long Quân.
B. các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Văn Lang - Âu Lạc.
C. sự đoàn kết của người Tây Âu và Lạc Việt để xây dựng nên nhà nước Âu Lạc.
D. mối quan hệ kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang và những yếu tố văn hóa chung.
Câu 3. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có đặc điểm cơ bản là gì?
A. Văn minh lúa nước.
B. Văn minh nông nghiệp.
C. Văn minh thủ công nghiệp.
D. Văn minh thương nghiệp.
Câu 4. Phong trào nông dân Tây Sơn đóng vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?
A. Đánh thắng quân Thanh, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
B. Lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước.
C. Giải phóng vùng đất Đàng Trong, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.
D. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Câu 5. Lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu?
A. Tình cảm yêu nước.
B. Tình cảm mang tính dân tộc.
C. Tình cảm mang tính địa phương.
D. Tình cảm mang tính quốc gia
Câu 6. Thế kỉ nào trong lịch sử Việt Nam được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”?
A. Thế kỉ XVI.
B. Thế kỉ XVII.
C. Thế kỉ XIX.
D. Thế kỉ XVIII.
Câu 7. Nội dung nào là hiện tượng đặc biệt về tư tưởng - tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI- XIII?
A. Phật giáo - đạo giáo hòa vào các tín ngưỡng dân gian.
B. Nho giáo được độc tôn.
C. Tam giáo đồng nguyên.
D. Phật giáo trở thành tôn giáo của nhân dân.
Câu 8: Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. Văn minh lúa nước.
B. Văn minh nông nghiệp.
C. Văn minh thủ công nghiệp.
D. Văn minh thương nghiệp.
Câu 9: Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào?
A. Nhà Đinh.
B. Nhà Tiền Lê.
C. Nhà Lý.
D. Nhà Ngô.
Câu 10: Biểu hiện khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII là
A. khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
B. sự hình thành các thế lực phong kiến cát cứ.
C. cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc.
D. sự thay đổi liên tiếp các triều đại.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng dưới đây cho phù hợp với sự kiện diễn ra trong lịch sử dân tộc?
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
| Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền |
1010 |
|
| Quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt. |
| Quốc hiệu Đại Việt được xác định. |
| Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. |
1672 |
|
1802 |
|
| Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. |
Câu 2: (3 điểm) Nêu những nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | A | B | C | D | C | A | A | B |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Tình hình kinh tế Anh trong thế kỉ XVII có điểm gì nổi bật?
A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu
C. Phương thức sản xuất tư bản chưa thâm nhập vào nông nghiệp.
D. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 2: Sự kiện nào đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ?
A. Đạo luật hàng hải năm 1651.
B. Luật chè năm 1770.
C. Luật về ruộng đất năm 1763.
D. Sự kiện chè Bô-xtơn.
Câu 3: Ngày 4-7-1776 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng ở Bắc Mĩ?
A. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.
B. Đại hội lục địa lần thứ nhất.
C. Đại hội lục địa lần thứ hai.
D. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.
Câu 4: Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII là
A. Giai cấp tư sản.
B. Quý tộc mới.
C. Liên minh giữa quý tộc mới và tư sản.
D. Vua Sác-lơ I.
Câu 5: Trong những năm 1649- 1653, nước Anh theo thể chế chính trị gì?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Cộng hòa.
C. Bảo hộ công.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 6: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến.
B. Chính sách tăng thuế của vua Sác-lơ I.
C. Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế.
D. Mâu thuẫn giữa những người theo Anh giáo và Thanh giáo.
Câu 7. Tại sao tư bản Anh đầu thế kỉ XVII lại giàu lên nhanh chóng?
A. buôn bán len dạ và nô lệ da đen.
B. cướp bóc của cải của các nước thuộc địa.
C. được nhà vua ưu ái nhiều quyền lợi.
D. nắm trong tay nhiều máy móc.
Câu 8. Đâu là sự kiện châm ngòi cho sự bủng nổ của cách mạng tư sản Anh vào thế kỉ XVII?
A. Vua Anh triệu tập Quốc hội để tăng thuế.
B. Vua Anh yêu cầu giải tán Quốc hội.
C. Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội.
D. Vua Anh chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.
Câu 9. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là gì?
A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc phong kiến, cấu kết với tăng lữ bóc lột nhân dân.
B. Tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản.
C. Tầng lớp có quan hệ gần gũi với các công nhân và nông dân Anh.
D. Tầng lớp tiến bộ, thực hiện nhiều chính sách nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 10: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII là gì?
A. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp.
B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.
C. Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Phát triển các đồn điền, trang trại lớn ở cả hai miền.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Tình hình nước Anh trước cách mạng như thế nào?
Câu 2: (3 điểm) Hoàn thành các khái niệm lịch sử dưới đây?
- Cách mạng tư sản là:
- Chế độ quân chủ lập hiến là:
- Tầng lớp "quý tộc mới" là:
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | D | C | B | A | A | A | B | C |
---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
…
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Định An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Biên
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Minh
Chúc các em học tốt!