PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐĂK SONG | KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: (3,5 điểm)
1. Cho sơ đồ biến hóa sau:
CaCO3 → CaO → A → B → C → CaCO3
Hãy tìm các chất ứng với các chữ cái: A, B, C, D. Biết rằng chúng là những chất khác nhau. Viết phương trình phản ứng.
2. Từ quặng pirit sắt, nước biển, không khí, hãy viết các phương trình điều chế các chất: FeCl3, Fe(OH)3, Na2SO3. Ghi rõ điều kiện (nếu có).
Câu 2: (2,0 điểm): Hòa tan một oxit của kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối A có nồng độ 33,33%.
a. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại.
b. Làm lạnh 60 gam dung dịch muối A xuống nhiệt độ thấp hơn thấy tách ra 15,625 gam tinh thể X. Phần dung dịch bão hòa có nồng độ 22,54%. Xác định công thức tinh thể muối X.
Câu 3: (3,5 điểm)
1. Chỉ được dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau: H2SO4, MgCl2, Ba(NO3)2, K2SO3, Na2CO3 và K2S.
2. Cho hỗn hợp 2 muối A2SO4 và BSO4 có khối lượng 44,2 g tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thì cho 69,9 gam kết tủa. Khối lượng hai muối tạo thành là bao nhiêu.
Câu 4: (3,5 điểm) Khử hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn này vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thì có 0,672 lít khí thoát ra (ở đktc).
a. Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng.
b. Xác định công thức của FexOy.
Câu 5: (3.0 điểm) Hãy tìm cách tách lấy từng kim loại riêng biệt ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: Na2CO3, BaCO3, MgCO3.
Câu 6: (2,0) Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số proton trong nguyên tử X nhiều hơn số proton trong nguyên tử M là 5. Xác định công thức hóa học của hợp chất MX2.
Câu 7: (2,5 điểm)
1. Hoàn thành các PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau:
a. FeS + H2SO4 → Fe2(SO4)3H2O + SO2
b. CuS + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O + NO + H2SO4
c. FexOy + CO → FeO + CO2
2. Khi bếp than đang cháy, nếu đổ nhiều nước vào thì bếp sẽ tắt còn nếu rắc một chút nước vào thì bếp than bùng cháy lên. Em hãy viết các phương trình hóa học để giải thích hiện tượng trên.
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1 (2.0 điểm):
1. Viết phương trình hóa học xảy ra cho các thí nghiệm sau:
a) Cho khí SO2 đi qua dung dịch nước brom và làm mất màu dung dịch đó.
b) Hoà tan FeO trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
c) Hoà tan hết FexOy trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được khí NO.
2. Hiện nay trên địa bàn huyện nhà, hoạt động của các nhà máy thải ra môi trường các khí H2S, NO2, SO2, CO2, Cl2 gây ô nhiễm môi trường. Em hãy đề xuất phương pháp hóa học loại bỏ các khí trên không để thải ra môi trường.
Câu 2 (2.0 điểm):
1. Có hỗn hợp 3 oxit: Al2O3 , CuO, Fe2O3. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng oxit mà khối lượng khối lượng mỗi oxit không thay đổi so với ban đầu.
2. Từ các chất chất FeS2, CuS, Na2O, nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác, ...). Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra để điều chế FeSO4, Cu(OH)2.
Câu 3 (2.0 điểm):
1. Chỉ dùng dung dịch HCl, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 6 lọ hóa chất đựng 6 dung dịch sau: CaCl2, KCl, Na2CO3, AgNO3, Zn(NO3)2, NaAlO2. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
2. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm KOH 1M và Ca(OH)2 0,75M thu được 12 gam kết tủa. Tính V.
Câu 4 (2.0 điểm):
Hoà tan hoàn toàn 7,74g hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp chứa axit HCl 1M và axit H2SO4 loãng 0,28M, thu được dung dịch A và 8,736 lit khí H2 (đktc). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với 2 kim loại.
1. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
2. Cho dung dịch A phản ứng với V lit dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Tính thể tích V cần dùng để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất, tính khối lượng kết tủa đó.
Câu 5 (2.0 điểm):
Một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thì khối lượng H2 thoát ra bằng 1% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp trên bằng H2 dư thì thu được khối lượng nước bằng 21,15% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong a gam hỗn hợp trên.
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: (4 điểm)
1. Cho A là oxít, B là muối, C và D là các kim loại. Hãy chọn chất thích hợp với A, B, C, D và hoàn thành phương trình hoá học (PTHH) của các phản ứng sau:
a) A + HCl → 2 Muối + H2O b) B + NaOH → 2 Muối + H2O
c) C → Muối à 1 Muối d) D + Muối → 2 Muối
Câu 2: (4 điểm)
Chỉ được dùng một thuốc thử duy nhất hãy nhận biết các dung dịch mất nhãnsau:HCl , H2SO4 , Na2CO3 , NaCl , Ba(NO3)2.
Câu 3: (4 điểm)
Hòa tan hết 4,68 gam hỗ hợp hai muối ACO3 và BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng.Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,12 lit khí CO2 (đktc)
a)Tính tổng khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch X.
b)Tìm các kim loại A,B và tính % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.Biết tỉ lệ số mol nACO3:nBCO3 =2:3,tỉ lệ khối lượng mol MA : MB =3:5.
Câu 4: (4 điểm)
Ngâm một thanh kim loại nhôm vào 100 gam dung dịch FeCl2.Sau một thời gian phản ứng lấy thanh kim loại nhôm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng tăng lên 11,4 gam.Xác định:
a) Khối lượng nhôm đã phản ứng.
b) Tính nồng độ % chất sản phẩm có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 5: (4 điểm)
Tính thể tích CO2 (đktc) cần thiết khi dẫn vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M.Sau khi kết thúc thu được 1 gam kết tủa.
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1:(3 điểm)
Có hai dung dịch Mg(HCO3)2 và Ba(HCO3)2, hãy trình bày cách nhận biết từng dung dịch (chỉ được dùng thêm cách đun nóng).
Câu 2: (3 điểm)
Dung dịch A0 chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Cho bột sắt vào A0, sau khi phản ứng xong lọc tách được dung dịch A1 và chất rắn B1. Cho tiếp một lượng bột Mg vào dung dịch A1, kết thúc phản ứng lọc tách được dung dịch A2 và chất rắn B2 gồm 2 kim loại. Cho B2 vào dung dịch HCl không thấy hiện tương gì nhưng khi hoà tan B2 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy có khí SO2 thoát ra.
a. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
b. Cho biết trong thành phần B1, B2 và các dung dịch A1, A2 có những chất gì?
Câu 3: (4 điểm)
Nung m gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat trung hoà của hai kim loại A, B đều có hoá trị hai. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư, khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính m.
Câu 4: (5 điểm)
Có 3 hidrocacbon cùng ở thể khí, nặng hơn không khí không quá 2 lần, khi phân huỷ đều tạo ra cacbon, hidro và làm cho thể tích tăng gấp 3 lần so với thể tích ban đầu (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Đốt cháy những thể tích bằng nhau của 3 hidrocacbon đó sinh ra các sản phẩm khí theo tỷ lệ thể tích 5:6:7. (ở cùng điều kiện 1000C và 740mmHg).
a. Ba hidrocacbon đó có phải là đồng đẳng của nhau không? tại sao?
b. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của chúng, biết rằng một trong ba chất đó có thể điều chế trực tiếp từ rượu etylic, hai trong ba chất đó có thể làm mất màu nước brôm, cả ba chất đều là hidrocacbon mạch hở.
Câu 5: (5 điểm)
a. Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế : etyl axetat, poli etilen (PE).
b. Cho 30,3g dung dịch rượu etylic trong nước tác dụng với natri dư thu được 8,4 lit khí (đktc) . Xác định độ rượu, biết rằng khối lượng riêng của rượu etylic tinh khiết là 0,8g/ml.
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: (4,0điểm)
1. Khi cho một kim loại vào dung dịch muối có thể xẩy ra những phản ứng hoá học gì? Giải thích?
2. Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:
H2S (k) + O2 → A(r) + B(h)
A + O2 → C(k)
MnO2 + HCl đ → D(k) + E + B
B + C + D → F + G
G + Ba → H + I
D + I → G
Câu 2: (3,0 điểm)
Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu và Ag. Bằng phương pháp hoá học hãy tách rời hoàn toàn các kim loại ra khỏi hỗn hợp trên.
Câu 3: (4,0 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Z gồm Al và Mg trong dung dịch H2SO4 loãng 24,5% vừa đủ, thì khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng so với dung dịch axit ban đầu là 7 gam.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng, tính khối lượng mỗi chất trong Z.
b. Tính nồng độ phần trăm (C%) của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng
Câu 4 :(4,0 điểm)
Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 ( đktc). Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 5: (5,0điểm)
1. Lấy một thanh sắt nặng 16,8 gam cho vào 2 lít dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Thanh sắt có tan hết không? Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch thu được sau phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
2. Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A hoà tan vừa đủ 0,54 gam Al và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Huyện Đăk Song. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !