PHÒNG GD&ĐT QUẬN BÌNH THẠNH | KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: Lịch Sử |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử ?
Câu 2: Những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ đầu năm 1930 đến tháng 9 năm 1945.
Câu 3: Vì sao Nhật đảo chính thực dân Pháp ở Đông Dương (9/3/1945) ? Trước sự kiện này, Đảng ta đã có chủ trương gì để thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam?
Câu 4: Hãy nêu nguyên nhân và thành tựu về kinh tế của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phân tích những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 5:
a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3-2-1930) là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Khẳng định cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Câu 2:
- Đã thống nhất 3 tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (3-2-1930), chính Đảng theo Chủ nghĩa Mác- Lê nin của giai cấp công nhân Việt Nam; giữ vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Người đã đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam thông qua bản Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
- HCM đã triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941):
+ Hội nghị đã hoàn chỉnh về chuyển hướng chiến lược cách mạng GPDT (đưa nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu).
+ Quyết định thành lập mặt trận Việt Minh (gồm các tổ chức quần chúng Cứu quốc).
+ Quyết định chuẩn bị lực lượng cách mạng (CT+QS), xây dựng căn cứ địa cách mạng
+ Hội nghị đã tạo tiền đề cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện.
- Tháng 8/1945, khi thời cơ đến, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã kịp thời chớp thời cơ, phát động và lãnh đạo toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước và cách mạng đã nhanh chóng giành được thắng lợi.
- Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công- nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 3:
- Từ 1940, tuy Pháp và Nhật cấu kết với nhau để thống trị Đông Dương, nhưng về bản chất, Pháp và Nhật vẫn mâu thuẫn sâu sắc (vì “2 con thú không thể chung một miếng mồi” là Đông Dương).
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới 2 ở giai đoạn cuối, phát xít Đức trên con đường thất bại. Nước Pháp được giải phóng 1944.
- Ở mặt trận châu Á- Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước sự tấn công của Anh- Mỹ.
- Ở Đông Dương nhân cơ hội, ráo riết hoạt động chờ khi quân Đồng Minh kéo vào đánh Nhật sẽ nổi dậy giành lại quyền thống trị cũ.
- Trước tình hình đó, quân đội Nhật ra tay trước. Đêm 9/3/1945 Nhật bất ngờ đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Quân Pháp chống cự yếu ớt, rồi nhanh chóng đầu hàng. VN và Đông Dương trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.
*Chủ trương và hành động của Đảng ta...
- Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta họp hội nghị toàn quốc ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), xác định: Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật.
- Hội nghị quyết định phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
- Thực hiện chủ trương của Đảng, từ giữa 3/1945 cách mạng đã chuyển sang cao trào. Phong trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần đã liên tiếp nổ ra.
- Tháng 4/1945 Hội nghị quân sự Bắc kì họp ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), quyết định thống nhất các lựclượng vũ trang thành VNGPQ. Phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và bán vũ trang... xây dựng căn cứ địa kháng Nhật...Ủy ban quân sự Bắc kì được thành lập.
- Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc chính thức thành lập, thi hành 10 chính sách của mặt trận Việt Minh và trở thành căn cứ địa chính của cả nước.
- Phong trào “phá kho thóc của Nhật” để giải quyết nạn đói đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của quần chúng thu hút hàng triệu người tham gia.
- Qua khởi nghĩa từng phần, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang được củng cố và phát triển, quần chúng được tập dượt trong đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
Câu 4:
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2:
1. Nguyên nhân phát triển kinh tế
- Không bị chiến tranh tàn phá
- Giàu tài nguyên
- Thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật thế giới
2. Thành tựu
- Kiếm được 114 tỉ USD nhờ buôn bán vũ khí
- Chiếm hơn ½ sản lượng công nghiệp thế giới
- Nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Ý , Nhật cộng lại
- Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới ( 24,6 tỉ USD ) là chủ nợ duy nhất thế giới
- Từ 1973 đến nay :
Công nghiệp giảm
Dự trữ vàng giảm
* Nguyên nhân kinh tế Mĩ suy giảm :
- Bị Nhật bản và Tây Âu cạnh tranh ráo riết
-Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thoái
- Chi phí quân sự lớn
- Chênh lệch giàu nghèo quá lớn
II. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh:
1. Chính sách đối nội :
- Hai đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền
- Ban hành một loạt đạo luật phản động
- Cấm Đảng Cộng sản hoạt động
- Chống phong trào đình công
- Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi chính phủ
- Đàn áp phong trào công nhân
- Thực hiện phân biệt chủng tộc
- Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển mạnh, đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập kỷ 60 và 70
2. Chính sách đối ngoại :
- Mĩ đề ra “ chiến lược toàn cầu” phản cách mạng nhằm làm bá chủ thế giới
- Chống các nước XHCN
- Tiến hành “ viện trợ”để khống chế các nước này
- Thành lập các khối quân sự gay chiến tranh xâm lược
- Mĩ bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh Việt Nam
- Từ 1991 đến nay Mĩ xác lập thế giới”đơn cực” để chi phối và khống chế thế giới
Câu 5: Hoàn cảnh ra đời:
Sau khi giành được độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực...
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.
Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua hợp tác giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
+ Hợp tác phát triển có kết quả...
Quá trình phát triển:
Ngày 7-1-1984, Brunây được kết nạp và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
Tháng 7-1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia hiệp ước Ba-li (1976). Đây là cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á.
Tháng 7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (là thành viên thứ 7).
Tháng 9-1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN.
Tháng 4-1999, Cam-pu-chia gia nhập ASEAN (là thành viên thứ 10).
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hoà bình, ổn định” để cùng nhau phát triển phồn vinh.
b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?
- Thời cơ:
+ Nền kinh tế Việt Nam hội nhập được vào nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
+ Tiếp thu các thành tựu KH- KT tiên tiến của thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực; tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật...
- Thách thức:
+ Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực. Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì sẽ bị tụt hậu.
+ Trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc...Vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”, làm đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản?
Câu 2. Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939, hãy làm sáng rõ tính chất dân tộc của phong trào.
Câu 3. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn tiến, kết quả của chiến thắng Điện Biên Phủ để chứng minh đây là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Câu 4. Trình bày hoàn cảnh triệu tập và những quyết định quan trọng được thông qua tại Hội nghị Ianta (2 - 1945). Những quyết định đó đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới trong những năm 1945 - 1947?
Câu 5. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Nhật Bản đã nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường về kinh tế. Em hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho nhận định trên? Đồng thời cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Theo em Việt Nam cần học tập những gì thông qua sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1. Cho biết những điểm khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với khu vực Mĩ Latinh (sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991).
Câu 2. Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3. Trình bày hoàn cảnh ra đời, diễn biến và ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Vì sao nói đây là hình thái sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, là chính quyền cách mạng thực sự của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta"
Dựa vào nhận định trên, em hãy tóm tắt tình hình, những nét chính về diễn biến và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Em có nhận xét gì về thời cơ và lực lượng tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Tại sao nói Cách mạng tháng Tám 1945 là một bước nhảy vọt vĩ đại của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có ý nghĩa thời đại.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Nhật Bản đã nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường về kinh tế. Em hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho nhận định trên? Đồng thời cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?Theo em Việt Nam cần học tập những gì thông qua sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Câu 2: Trình bày những nét chính các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đặc điểm riêng biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 3: Tại sao nói cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã và đang đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới?
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 4: Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Người là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam…”
Trên cơ sở trình bày những nét chính về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác từ năm 1918 đến năm 1945, em hãy :
- Nêu ra những công lao to lớn của Người đối với dân tộc.
- Rút ra những phẩm chất tiêu biểu của Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh và giải thích nguồn gốc của những phẩm chất đó.
Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã phân hoá như thế nào? Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp đó đối với sự thống trị của thực dân Pháp và tay sai.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Trình bày những nét nổi bật ở Châu Á từ sau năm 1945?
Câu 2: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của các nước châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
Câu 3: Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là gì? Nêu tên một số tổ chức của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam?
Câu 4:
4.1. Biến đổi nổi bật của Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
4.2. Những nét khác biệt về tình hình chung và phong trào đấu tranh của Mĩ La-tinh so với châu Á và châu Phi?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Phòng GD&ĐT Bình Thạnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Ngọc Sơn
- Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Quang Trung
Chúc các em học tốt!