Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trường Chinh

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 9

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I – Trắc nghiệm

A - Điền khuyết

Câu 1: Viết từ hoặc cụm từ thích hợp ở chỗ trống trong các câu sau vào bài làm.

Kim loại Vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn là do có …(1)…cao.

Bạc, vàng được dùng làm …(2)…vì có ánh kim rất đẹp.

Đồng và nhôm được dùng làm …(3)…là do dẫn điện tốt.

…(4)…được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn điện tốt.

B – Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm.

Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm toàn oxit bazơ?

A. CaO, Fe2O3, CuO                                     C. Fe2O3, CuO, NO, ZnO

B. SO2, CO2, CaO, Fe2O3                               D. CaO, CO2, SO2, CuO

Câu 3: Chất có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm cho phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng là.

A. CO2                           

B. K2O                       

D. P2O5                      

D. SO2

Câu 4: Dãy các kim loại được sắp xếp theo đúng chiều hoạt động hóa học giảm dần là:

Al, Fe, Cu, Ag                                          C. Ag, Cu, Al, Fe

Cu, Fe, Ag, Al                                          D. Fe, Al, Ag, Cu

Câu 5: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây có thể làm sạch dung dịch ZnSO4:

A. Al                                   

B. Zn                          

C. Mg                         

D. Cu

Phần II – Tự luận

Câu 6: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:

Fe  → FeCl3 →  Fe(OH)3  →  Fe2O3  → Fe2(SO4)3

Câu 7: Có 4 lọ mất nhãn đựng lần lượt các dung dịch: NaOH, HCl, AgNO3, BaCl2. Chỉ dùng quỳ tím, trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên. (Viết phương trình hóa học nếu có).

Câu 8: Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư, còn lại chất rắn C.

a, Viết các phương trình phản ứng sảy ra.

b, Tính khối lượng chất rắn C còn lại sau phản ứng.

c, Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với dung dịch B.

   (Biết Fe = 56, Cu = 64, S = 32, O = 16, Na = 23, H = 1)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I – Trắc nghiệm

Câu 1:

1. Nhiệt độ nóng chảy cao

2. Đồ trang sức

3. Dây điện

4. Nhôm

Câu 2

A

Câu 3

B

Câu 4

A

Câu 5

B

Phần II – Tự luận

Câu 6: Viết đủ 5 phương trình và ghi rõ trạng thái các chất (hoặc  điều kiện phản ứng sảy ra)

Câu 7: 

- Dùng quỳ tím nhận biết được NaOH, HCl

- Dùng HCl nhận biết được AgNO3 và chất còn lại là BaCl2

- Viết được PT: AgNO3  +   HCl  →   AgCl  +    HNO3

Câu 8:

a, Phương trình phản ứng:

Fe   +  CuSO4  →  FeSO4   +    Cu                   (1)

Fe   +  2HCl    →  FeCl2     +   H2                   (2)

2NaOH  +   FeSO4 →  Fe(OH)2   +  Na2SO4          (3)

b, Tính khối lượng chất rắn C (khối lượng đồng)

\({n_{CuS{O_4}}} = 0,01.1 = 0,01(mol)\)

Theo phương trình (1) \({n_{Cu}} = {n_{CuS{O_4}}} = 0,01(mol)\)

Vậy \({m_{Cu}} = 0,01 \times 64 = 0,64(gam)\)

c, Theo phương trình (1) \({n_{CuS{O_4}}} = 0,01(mol)\)

- Theo phương trình (3) \({n_{NaOH}} = 2{n_{FeS{O_4}}} = 2 \times 0,01 = 0,02(mol)\)

ªThể tích dung dịch là: \({V_{NaOH}} = \frac{{0,02}}{1} = 0,02(l)\) = 20ml

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một trong những phương pháp nào sau đây tốt nhất để phân biệt khí metan và khí etilen

A. Phân tích thành phần định lượng của các hợp chất.

B. Sự thay đổi màu của dung dịch Brôm.

C. Dựa vào tỉ lệ thể tích khí oxi tham gia phản ứng đốt cháy.

D. So sánh khối lượng riêng (g)

Câu 2: Trong nhóm các hiđrocacbon sau, nhóm hiđrocacbon nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng :

A. C2H4, C2H6

B. C2H4, CH4

C. C2H2, C6H6

D. C2H4, C2H2

Câu 3: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C4H10

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 4 : Có ba lọ mất nhãn đựng các khí : H2, CO2 và CO2+ CH4. Chỉ dùng một hoá chất nào sau đây có thể phân biệt.

A. Nước vôi trong dư

B. Một oxit axit

C. FeO

D. Nước Brom dư

Câu 5: Có hai bình đựng khí khác nhau là CH4 và CO2.Để phân biệt các chất ta có thể dùng

A. Một kim loại

B. Nước Brom

C. Ca(OH)2

D. Tất cả đều sai.

Câu 6: Etilen có thể tham gia  các phản ứng nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng Brom

B. Phản ứng trùng hợp tạo ra polietilen

C. Phản ứng cháy tạo ra khí cacbonic và nước.

D. Cả a, b, c

Câu 7: Chất hữu cơ X khi đôt cháy tuân theo phương trình phản ứng :

X + 3O2  → 2CO2 + 2H2O

Công thức phân tử của X là :

A. C2H2

B. C2H4

C. CH4

D. C4H8

Câu 8: Những hiđrocacbon nào sau đây trong phân tử vừa có liên kết dơn vừa có liên kết ba :

A. Metan

B. Axetilen

C. Etilen

D. Etan

Câu 9: Chọn câu đúng trong các câu sau :

A. CH4 có nhiều trong các mỏ ( khí, dầu, than)

B. CH4 có nhiều trong nước biển

C. CH4  có nhiều trong khí quyển

D. CH4 có nhiều trong nước ao.

Câu 10: Khí metan có lẫn tạp chất là etilen, dung dịch chất nào sau đây có thể dùng tinh chế metan

A. Nước vôi trong

B. Nước biển (dung dịch NaCl)

C. Nước Brom

D. Dung dịch NaOH

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 17 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1B

2D

3A

4A

5C

6D

7B

8B

9A

10C

11D

12A

13A

14D

15B

16D

17C

 

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 : Các chất tham gia phản ứng cộng và thế :

A. Benzen, etilen

B. Axetilen, benzen

C. Metan, etilen

D. Etilen, polietilen

Câu 2 : Một hợp chất hữu cơ :

Là chất khí ít tan trong nước.

Hợp chất tham gia phản ứng cộng.

Cháy tỏa nhiều nhiệt, tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí này cần 3 thể tích oxi sinh ra 2 thể tích hơi nước và khí cacbonic.

Hợp chất đó là :

A. C2H4

B. CH4

C. C2H2

D. C6H6

Câu 3: Một hợp chất hữu cơ A được điều chế bằng cách cho Canxi Cacbua(CaC2) phản ứng với nước. Vậy A là chất nào trong các chất sau :

A. C6H6

B. C2H4

C. CH4

D. C2H2

Câu 4: Những tính chất sau, tính chất nào không phải là của dầu mỏ :

A. Nhẹ hơn nước

B. Có nhiệt độ sôi thấp và xác định

C. Không tan trong nước

D. Chất lỏng

Câu 5: Nước và axit axetic dễ trộn lẫn để tạo dung dịch, 80ml axit axetic và 50 ml nước trộn lẫn. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Nước là dung môi.

B. Axit axetic là chất tan

C. Dung môi là rượu.

D. Cả hai là dung môi vì đều là chất lỏng.

Câu 6 : Trong nhóm các hiđrocacbon sau, nhóm hiđrocacbon nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng :

A. C2H4, C2H2

B. C2H4, CH4

C. C2H4, C6H6

D. C2H2, C6H6

Câu 7: Trong chất hữu cơ A có %C= 85,71% ; % C= 14,29 % và có tỉ khối hơi so với H2 bằng 14. Vậy A có công thức phân tử là :

A. CH4

B. C2H6

C. C2H2

D. C2H4

Câu 8 : Chia a gam hỗn hợp rượu metylic và axit axetic thành 2 phần bằng nhau.

-Phần 1 : Cho phản ứng với Na dư thì thu được 19,04 lít khí H2 ở đktc.

-Phần 2 : Cho phản ứng với đá vôi dư thì thu được 5,6 l khí CO2 ở đktc.

Khối lượng của hỗn hợp rượu etylic và axit axetic là :

A. a = 131,6g

B. a= 137,8g

C. a =138,8g

D. a= 136,8 g

Câu 9 : Hợp chất hữu cơ X tạo bởi C, H và O có một số tính chất :

-Là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước.

-Tác dụng với Na giải phóng khí Hiđro.

-Tham gia phản ứng tạo sản phẩm este.

-Không tác dụng với với dung dịch NaOH.

X là :

A. CH3COO-C2H5

B. CH3-COOH

C. C2H5-OH

D. CH3-O-CH3

Câu 10 : Hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Hợp chất hữucơ có công thức là :

A. C2H6O

B. C2H4

C. C2H4O2

D. C6H6

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 24 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1B

2A

3D

4B

5D

6A

7D

8D

9C

10C

11A

12C

13C

14C

15A

16D

17A

18A

19B

20D

21B

22D

23B

24A

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Các câu hỏi dưới đây có kèm phương án trả lời A, B, C, D. Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm. ( Ví dụ: Câu 1 nếu chọn phương án A thì ghi Câu 1: A )

Câu 1: Tính chất vật lý nào sau đây không phải là của Benzen:

A. Là chất lỏng

B. Nhẹ hơn nước

C. Tan trong nước.

D. Hoà tan được dầu ăn,cao su...

Câu 2: Rượu etylic có thể được điều chế từ:

A. B, C, D đều đúng.

B. Êtylen

C. Đường.

D. Chất bột.

Câu 3: Đốt cháy 1 lít C2H4, thể tích khí ôxi cần dùng là:

A. 1 lít

B. 22,4 lít

C. 0,3 lít

D. 3 lít.

Câu 4: Axít Axêtic có thể làm quì tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với Bazơ, ôxit Bazơ, kim loại và muối bởi trong phân tử có chứa:

A. Nguyên tử C, H, O

B. Nhóm  -COOH

C. Nguyên tử C, O

D. Nguyên tử Ôxi

Câu 5: Dãy công thức hoá học nào sau đây đều là hợp chất hữu cơ:

A. C2H4 ;  C6H6 ;  CH3Br

B. C2H2 ;  C2H6 ;  H2CO3

C. CH4 ;  NaCl ;  CH4O

D. CO2 ; C2H5OH ;  CH3Cl       

II. TỰ LUẬN:  (7đ)

Câu 1:  (2đ)  Trình bày tính chất hoá học của êtylen.Viết các phương trình phản ứng.   

Câu 2:  (1đ) Viết phương trình phản ứng xảy ra và ghi rõ điều kiện (nếu có) khi cho rượu êtylíc lần lượt tác dụng với Natri, Axít Axêtic,

Câu 3:  (4đ)  Khi cho 5,6 lít hỗn hợp Êtylen và Mêtan đi qua bình đựng nước Brôm, thấy có 2 gam Brôm đã tham gia phản ứng.Tính thành phần % của các khí trong hỗn hợp. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở ĐKTC.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Phần trắc nghiệm: 

Câu 1. Axit axetic có thể phản ứng với dãy nào sau đây?

A. C2H4; HCl; Br2                  

B. Cu; MgSO4; rượu

C. Rượu; Zn, CuO                 

D. A, B  đúng

Câu 2. Để phân biệt  C2H5OH và CH3COOH ta dùng:

A. Quỳ tím                             

B. HCl

C. NaOH                                

D. Cả A, B, C đúng

Câu 3. Nếu tỉ khối của A so với nguyên tử oxi là 2 thì A là chất nào?

A. CH3OH     

B. CH3COOH

C. CH4                       

D. A, B, C saii

Câu 4: Để tăng độ rượu sẵn có, người ta dùng cách nào sau đây?

A. Pha thêm nước vào rượu              

B. Pha thêm rượu vào nước

C. Pha thêm rượu có nồng độ cần pha           

D. A, B, C đúng

Câu 5. Este là sản phẩm của phản ứng giữa:

A. Axit và rượu                     

B. Axit và bazơ

C. Rượu và bazơ                    

D. Axit và bazơ

Câu 6. Cho 60g CH3COOH tác dụng với rượu êtilic thu được 66g sản phẩm. Hiệu suất phản ứng là:

A. 85,2 %                   

B. 75%                       

C. 95%                                   

D. Phương án khác

Câu 7: 35 ml rượu etylic 35o (có d rượu = 0,8g/ml, DH2O= 1g/ml) 

1) Thể tích rượu nguyên chất là:

A. 14ml          

B. 12,25 ml    

C. 28ml                      

D. Phương án khác.

2) Khối lượng rượu êtilic:

A. 11,2 g                    

B. 8g              

C. 9,8g                       

D. Phương án khác.

Phần tự luận: 6 điểm

Câu 1: (3 điểm) Hoàn thành các PTHH sau (Ghi rõ điều kiện PƯ):

Fe(OH)2 + CH3COOH ---> ? + ?

CH3CH2COOH + CH3OH ---> ? + ?

C2H5OH + ? ---> CH3COOH + ?

Ca(OH)2 + CH3COOH ---> ? + ?

CH3CH2 COOH + ZnO---> ? + ?

C2H5OH + ? ---> CO2 + ?

Câu 2 (3 điểm): Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic.

Nguời ta thực hiện thí nghiệm với hỗn hợp A và thu được kết quả như sau:

- Nếu cho A phản ứng với natri dư thì sau phản ứng thu được 4,48 lít khí không màu .

- Nếu cho A phản ứng với Na2CO3 dư thì thu được 2,24 lít khi (đkc)

1. Hãy viết các phương trình hoá học.

2. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

Các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trường Chinh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?