Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Phan Huy Thực có đáp án

TRƯỜNG THCS PHAN HUY THỰC

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Bài 1: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?

A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.

B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.

C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.

D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.

Bài 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định

B. Ròng rọc động

C. Mặt phẳng nghiêng

D. Đòn bẩy

Bài 3: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?

A. Nhôm – Đồng – Sắt        

B. Nhôm – Sắt – Đồng

C. Sắt – Nhôm – Đồng        

D. Đồng – Nhôm – Sắt

Bài 4: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.

A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.

B. Cây thước làm bằng nhôm.

C. Cây thước làm bằng đồng.

D. Các phương án đưa ra đều sai.

Bài 5: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

A. Không có gì thay đổi.

B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.

C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.

D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Bài 6: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi

A. về lực

B. về hướng của lực

C. về đường đi

D. Cả 3 đều đúng

Bài 7: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

Bài 8: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

A. Để dễ dàng tu sửa cầu.

B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

C. Để tạo thẩm mỹ.

D. Cả 3 lý do trên.

TỰ LUẬN

Bài 9: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?

A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.

B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.

C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.

D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Hướng dẫn:

Ròng rọc cố định được sử dụng trong việc đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao như ở các công trường xây dựng…

Bài 10: Người ta dùng một Pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi.

Hướng dẫn:

- Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi nên 3 ròng rọc động cho ta lợi 2.3 = 6 lần về lực và thiệt 6 lần về đường đi.

- Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực chứ không có tác dụng làm giảm hay tăng lực. Vì vậy quãng đường sợi dây phải đi là:

s = 6. h = 6. 1,5 = 9 (m)

---(Hết đề thi số 1)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không?

Câu 2: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn thay đổi như thế nào, vì sao?

Câu 3: Tại sao khi rót nước sôi vào ly thủy tinh, để cho ly khỏi nứt người ta thường để vào trong ly một cái muỗng inox rồi rót nước nóng lên cái muỗng?

Câu 4: Nối mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải để có một câu hoàn chỉnh với nội dung đúng đối với một đòn bẩy.

1. Điểm O là

A. Điểm tác dụng của lực nâng vật

2. Điểm O1 là

B. Điểm tác dụng của trọng lực vật

3. Điểm O2 là

C. Điểm tựa

4. Khoảng cách OO1 là

D. Khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật.

5. Khoảng cách OO2 là

E. Khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực nâng vật.

6. Lực F1

F. Lực nâng vật.

7. Lực F2

G. Trọng lượng của vật.

Câu 5: Điền từ thích hợp ( nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai) vào chỗ chấm.

Để đo ………………. Người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như …………. Thủy ngân,……….. rượu, ……………. Kim loại. Ở Việt Nam sử dụng ………….. Xen-xi-ut, phần lớn ở các nước nói tiếng Anh thì sử dụng ……………… Fa-ren-hai.

...

-( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: 1130F ứng với bao nhiêu 0C.

A. 35.      B. 25.      C. 60      D. 45.

Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?

A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.

B. Thể tích tăng.

C. Thể tích giảm.

D. Cả ba kết luận trên đêu sai.

Câu 3: Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào sau đây?

A. Hơ nóng nút.

B. Hơ nóng cổ lọ.

C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.

D. Hơ nóng đáy lọ.

Câu 4: Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thủy tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào?

A. Giảm.                            B. Tăng.

C. Không thay đổi.             D. Thoạt đầu giảm rồi sau mới tăng.

Câu 5: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, ta thấy mực chất lỏng trong cốc thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ?

A. Thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B. Thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

C. Thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. Thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

...

-( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Khi sử dụng đòn bẩy, cách làm nào dưới đây không làm giảm lực nâng vật?

A. Đặt điểm tựa O gần với điểm tác dụng của vật hơn điểm tác dụng của lực nâng vật.

B. Đặt điểm tác dụng của lực nâng vật ra xa điểm tựa O hơn điểm tác dụng của vật.

C. Buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểm tác dụng của lực nâng vật.

D. Buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểm tác dụng của vật cần nâng.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây được dùng để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc động?

A. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

B. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

C. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng lên.

D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương xiên lên.

Câu 3. Khi tra khâu vào cán dao bác thợ rèn thường phải

A. làm lạnh khâu rồi mới tra vào cán dao.

B. không thay đổi nhiệt độ của khâu

C. nung nóng khâu rồi mới tra vào cán dao.

D. cả ba phương án trên đều sai.

Câu 4. Chọn kết luận không đúng trong các kết luận dưới đây:

A. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

B. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi.

C. Chất rắn không co dãn tỉ lệ theo nhiệt độ

D. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định.

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.

B. Thể tích của vật tăng,

C. Khối lượng của vật tăng.  

D. Cả A và B.

...

-( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Kéo từ từ một vật có khối lượng 100kg trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cường độ của lực kéo đó.

A. Lực kéo bằng 100N

B. Lực kéo nhỏ hơn 1000N

C. Lực kéo bằng 1000N

D. Lực lớn hơn 500N

Câu 2: Một bác thợ xây muốn kéo một bao xi măng lên một mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao xi măng là 50kg.

A. 50N                    B. 500N

C. 450N                  D. 5N

Câu 3: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì:

A. Chiều dài, rộng và chiều cao tăng.

B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. Chỉ có chiều cao tăng. 

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không đổi.

Câu 4: Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 00C đến 40C thì:

A. Thể tích nước co lại.

B. Thể tích nước nở ra.

C. Thể tích nước không thay đổi.

D. Cả ba kết luật đều sai.

Câu 5: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 370C. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?

A. 370F                              B. 66,60F

C. 3100F                            D. 98,60F

...

-( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Phan Huy Thực. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?