Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Kim Đồng có đáp án

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 6

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1:Khi sử dụng đòn bẩy, cách nào sau đây không làm giảm lực nâng của vật?

A. Đặt điểm tựa O gần với điểm tác dụng của vật hơn điểm tác dụng của lực nâng vật.

B. Đặc điểm tác dụng của lực nâng vật ra xa điểm tựa O hơn điểm tác dụng của vật.

C. Buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểm tác dụng của lực nâng vật.

D. Buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểmtác dụng của vật cần nâng.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây được dùng để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc động?

A. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

B. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

C. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng lên.

D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương xiên lên.

Câu 3: Khi tra khâu vào cán dao, bác thợ rèn thường phải?

A. Làm lạnh khâu rồi mới tra vào cán dao.

B. Không thay đổi nhiệt độ của khâu.

C. Nung nóng khâu rồi mới tra vào cán dao.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 4: Chọn kết luận không đúng trong các kêt luận dưới đây:

A. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

B. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi.

C. Chất rắn không co dãn tỉ lệ theo nhiệt độ.

D. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định.

Câu 5: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.

B. Thể tích của vật tăng.

C. Khối lượng của vật tăng.

D. Cả A và B.

Câu 6: Thí nghiệm được bố trí như sau: quả bóng bay được buộc vào miệng ống thủy tinh trên nút cao su của bình thủy tinh hình cầu. Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng quả bóng bay?

A. Quả bóng tăng dần như được thổi.

B. Quả bóng giảm dần thể tích.

C. Quả bóng dữ nguyen hình dạng cũ.

D. Quả bóng giảm dần thể tích sau đó căng dần như được thổi.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

D. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm.

Câu 8: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của băng kép?

A. Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong về phía kim loại dãn nở ít.

B. Khi nhiệt độ giảm, băng kép cong về phía kim loại dãn nở nhiều.

C. Người ta sử dụng băng kép trong việc đóng ngắt mạch điện.

D. Nhiệt độ càng tăng, khối lượng của băng kép càng lớn.

Câu 9: Chất lỏng nào sau đây không được dùng để chế tạo nhiệt kế?

A. Thủy ngân.      

B. Rượu pha màu đỏ.

C. Nước pha màu đỏ.      

D. Dầu công nghiệ pha màu đỏ.

Câu 10: Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc nào sau đây?

A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

B. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

C. Sự nở vì nhiệt của chất khí.

D. Cả ba đều đúng.

...

-( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

2. ĐỀ SỐ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không coi là đòn bẩy?

A. Cái kìm.

B. Máy tời.

C. Cái cân đòn.

D. Cái kéo.

Câu 2. Khi làm lạnh một quả cầu bằng nhôm thì

A. Bán kính của quả cầu tăng.

B. Trọng lượng của quả cầu tăng.

C. Bán kính của quả cầu giảm.

D. Trọng lượng của quả cầu giảm.

Câu 3. Tại sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm?

A. Vì đổ đầy, nước nóng, thể tích nước tăng tràn ra ngoài.

B. Lâu sôi.

C. Để bếp không bị đè nặng.

D. Tốn củi.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng của chất lỏng giảm.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Câu 5: Người thợ xây muốn đưa gạch lên cao, người đó dùng

A. Lực kế.

B. Đòn bẩy.

C. Ròng rọc.

D. Mặt phẳng nghiêng.

Câu 6: Khi dùng một ròng rọc động và một ròng rọc cố định để đưa vật nặng lên cao thì lực kéo sẽ:

A. Bằng một nửa trọng lượng của vật.

B. Lớn gấp hai lần trọng lượng của vật.

C. Bằng với trọng lượng của vật.

D. Lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

A. Mỗi đòn bẩy đều có một điểm tựa.

B. Dùng đòn bẩy luôn được lợi về lực.

C. Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy có thể quay quanh nó.

D. Dùng đòn bẩy có thể nâng hoặc làm di chuyển vật được dễ dàng.

Câu 8: Vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép mà không làm cốt trụ bê tông bằng các kim loại khác?

A. Vì thép không bị gỉ.

B. Vì thép giá thành thấp.

C. Vì thép có độ bền cao.

D. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.

ĐÁP ÁN

1.B

2.C

3.A

4.D

5.C

6.A

7.B

8.D

...

-( Nội dung tự luận của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Mặt phẳng nghiêng.      

B. Ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động.      

D. Đòn bẩy.

Câu 2: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau nở về dãn nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

Câu 3: Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vì:

A. Chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao.

B. Chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao.

C. Khâu co dãn vì nhiệt.

D. Một lí do khác.

Câu 4: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì:

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Thể tích của vật tăng.

C. Thể tích của vật giảm.

D. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm.

Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất.

B. Khối lượng riêng lớn nhất.

C. Khối lượng lớn nhất.

D. Khối lượng nhỏ nhất.

Câu 7: Cho một ít nước vào vỏ lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Lon bia phồng lên.

B. Lon bia bị móp lại.

C. Lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu.

D. Nút cao su bị bật ra.

Câu 8: Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen – xi –ut và nhiệt giai Fa – ren – hai?

A0F = 32 + 1,8. t0C.

B. 0F = 32 – 1,8. t0C.

C. 0F = 1,8 + 32. t0C.

D. 0F =1,8 + 32. t0C.

Câu 9: Đo nhiệt độ nước sôi trong các nhiệt giai khá nhau, kết quả đo nào sau đây là sai?

A. 1000C.      B. 1320F.      C. 2120F.      D. 3730K.

Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.

C. Không khí và ô xi nở vì nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

...

-( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

4. ĐỀ SỐ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1: Chọn kết luận sai về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.

B. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt.

C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

D. Khi co dãn vì nhiệt, các chất rắn có thể gây ra lực lớn.

Câu 2: Một chai thủy tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây?

A. Hơ nóng cổ chai.

B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai.

C. Hơ nóng đáy chai.

D. Hơ nóng nắp chai.

Câu 3: Tại sao khi lợp mái nhà, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do?

A. Để tôn không bị thủng nhiều chỗ.

B. Để tiết kiệm đinh.

C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Chọn phát biểu sai về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

A. Làm bếp bị đè nặng.

B. Nước nóng thể tích tăng nên tràn ra ngoài.

C. Tốn chất đốt.

D. Lâu sôi.

Câu 6: Chọn câu trả lời sai. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Thể tích của chất lỏng giảm.

B. Khối lượng của chất lỏng không đổi.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

a. Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản?

b. Hãy cho biết sử dụng các loại ròng rọc giúp con người thực hiện công việc dễ dàng như thế nào?

Câu 2: (1 điểm) Tại sao tháp Épphen về mùa hè lại cao hơn một chút so với chiều cao của tháp vào mùa đông?

Câu 3: (2 điểm) Tại sao khi đóng chai nước ngọt người ta không đóng đầy chai?

ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.C

4.D

5.A

6.A

 

-( Nội dung đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc tải về)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1:Trường hợp nào sào sau đây không phải sử nở vì nhiệt của chất rắn:

A.Tháp Eiffel cao thêm 10cm vào mùa hạ.

B.Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày , cốc bị vỡ.

C.Cửa gõ khó đóng sát vào mùa mưa.

D.Đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày bị võng xuống.

Câu 2:hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắt?

A.Trọng lượng của vật tăng

B.Trọng lượng riêng của vật tăng

C.Trọng lượng riêng của vật giảm

D.Cả 3 hiện tưởng trên đều không xảy ra

Câu 3:Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh? Về mùa đông, ở các xứ lạnh

A.nước dưới đáy hồ đóng băng trước

B.nước ở giữa hồ đóng băng trước

C.nước ở mặt hồ đóng băng trước

D.nước ở trong hồ đóng băng cùng một lúc

Câu 4:Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thủy tinh thì khói lượng riêng của chắt lỏng thay đổi như thế nào?

A.Giảm

B.Tăng

C.Không thay đổi

D.Thoạt đầu giảm rồi sau mới tăng

Câu 5:680F ứng với bao nhiêu độ 0C

A.200C

B.120C

C.180C

D.220C

Câu 6: Thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, quả bóng bay được buộc vào miệng ống thủy tinh trên nút cao su của bình thủy tinh hình cầu .Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng quả bóng bay?

A. Quả bóng căng dần như được thổi

B. Quả bóng giảm dần thể tích

C. Quả bóng dữ nguyên hình dáng cũ

D. Quả bóng giảm dần thể tích sau đó căng dần như được thổi

Câu 7:kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn?

A. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất rắn

B. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

C. Chất khí và chất rắn nở vì nhiệt giống nhau

D. Cả 3 kết luận trên đều sai

Câu 8: Khi khoảng cách OO1 trên đòn bẩy nhỏ hơn khoảng cách OO2, cách làm nào dưới đây làm cho khoảng cách OO12?

A. Di chuyển vị trí của điểm tựa O về phía O1

B. Di chuyển vị trí của điểm tựa O2 ra xa điển tựa O

C. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O1 và O

D. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O2 và O

Câu 9:Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C

A.Nhiệt kế rượu

B.Nhiệt kế thủy ngân

C.Nhiệt kế y tế

D. cả 3 nhiệt kế trên

Câu 10:Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng

1.Điều chỉnh để khoảng cách OO2 < OO1 thì      

A.lực nâng vật F2 lớn hơn trọng lượng F1 của vật

2.Điều chỉnh để khoảng cách OO1 < OO2 thì       

B.lực nâng vật F2 nhỏ hơn trọng lượng F1 của vật

3.Điều chỉnh để khoảng cách OO1 = OO2 thì       

C.lực nâng vật F2 bằng trọng lượng F1 của vật

Câu 11:Một bình thủy tinh có dung tích là 2000cm3 ở 200C và 200,2cm3 ở 500C . Biết rằng 1000cm3 nước sẽ thành 1010,2cm3 ở 500C . Lúc đầu bình thủy tinh chứa đầy nước ở 200C . Hỏi khi đun lên 500C , lượng chất lỏng tràn ra khỏi bình là bao nhiêu?

Câu 12:Em hãy đổi 40C ; 250C ; 420C ;800C ,ra 0K

ĐÁP ÁN

Câu 11: 2000cm3 nước ở 200C sẽ thành 2020,4 cm3 ở 500C.

=> V = 20,4cm3

Câu 12:

+ 40C = 2770K.

+ 250C = 2980K.

+420C = 3150K.

+800C = 3530K.

-(Hết đề thi số 5)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Kim Đồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?