TRƯỜNG THCS HỘI NGA | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (4 điểm):
a. Giải nghĩa từ “chạy” trong các câu sau? Hãy cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc nghĩa nào là nghĩa chuyển?
(1) Chạy thi 100 mét
(2) Chạy ăn từng bữa
b. Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc”.
(“Biển”- Khánh Chi).
Câu 2: (6 điểm):
a. Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích từ chương mấy, trong tác phẩm nào? Truyện kể về sự việc gì?.
b. Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của rừng đước qua đoạn văn sau:
“Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”.
(Trích “Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi”)
c. Qua văn bản “Sông nước Cà Mau” hãy giới thiệu về vẻ đẹp một con sông quê em bằng đoạn văn 8 – 10 dòng?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (3,0 điểm) Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ trong các câu thơ sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
(Khánh Chi, Biển)
Câu 2. (3,0 điểm)
Xác định cụm danh trong đoạn văn sau?
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Câu 3 (14.0 điểm)
Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (3.0 điểm) Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh , nhân hoá trong các câu thơ sau : 3.0
- Xác định được các phép so sánh, nhân hoá:
+ So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền
- Nêu được tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành, dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
+ Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đã gợi rõ, cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian mà tạo nên những bức tranh khác nhau về biển.
Câu 2 (3.0 điểm)
Chỉ ra được 3 cụm danh từ (Mỗi cụm danh từ ghi 1 điểm)
- Một chàng dế thanh niên cường tráng.
- Đôi càng tôi mẫm bóng.
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo.
---(Để xem tiếp đáp án cây 2 và câu 3 của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4 điểm) Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ, ta thấy có một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này.
Câu 2: (4 điểm) Tìm và nêu rõ hiệu quả của phép tu từ trong hai câu thơ:
"Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy."
("Bà em" – Nguyễn Thụy Kha)
Câu 3: (12 điểm) Một buổi sáng, em đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể với em về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện bất hạnh của cây hoa.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4,0 điểm)
Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn, lời văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.
Viết lại được những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng (1 điểm)
"Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
"Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng"
- Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng: (3 điểm)
+ Ngọn lửa là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh, sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị... (1, 5 điểm)
+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh: Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấm áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Qua đó tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn "ngọn lửa hồng". (1, 5 điểm)
---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC- HIỂU. (6.0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
(Cô Tô, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 6 - tập 2)
Câu 1. (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 2. (1.0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3. (1.5 điểm): Đoạn văn trên đã sử dụng mấy biện pháp tu từ? Kể tên?
Câu 4. (2.5 điểm): Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đã sử dụng trong đoạn văn trên?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm):
Câu 1. (4.0 điểm):
Từ nội dung của đoạn văn trích ở phần đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày cảm nhận của em về biển đảo quê hương.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (8.0 điểm):
Cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện:
Trăng của mỗi người
Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
(Thơ với tuổi học trò – Tập I NXB Lao Động- Hà Nội, 1993)
Câu 2: (12.0 điểm)
Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
- Bài thơ là những cảm nhận rất thú vị, độc đáo về trăng: nhà thơ đã mượn lời của từng thành viên trong gia đình để nhìn trăng theo cách liên tưởng riêng bằng tâm lý, lứa tuổi, công việc khác nhau:
+ Mẹ là người tay liềm, tay hái quen việc đồng ruộng nên thấy “trăng như lưỡi liềm”
+ Ông quen việc sông nước nên thấy “trăng tựa con thuyền cong mui”;
+ Bà nhìn trăng ra “hạt cau phơi” bởi bà hay ăn trầu;
+ Cháu thấy trăng ngon như “quả chuối vàng tươi trong vườn”, cháu thiết thực hơn, vì cái tính háu ăn của con trẻ,
+ Bố - chú bộ đội Trường Sơn, vầng trăng trong tâm trí bố lúc ẩn, lúc hiện với bao kỉ niệm trong chiến tranh gian lao nhưng hào hùng, thơ mộng.
- Kết luận về nghệ thuật, ý nghĩa, sức lan tỏa của đoạn thơ.
Câu 2:
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh cần viết bài kể chuyện tưởng tượng, có bố cục 3 phần mạch lạc, chặt chẽ, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại.
- Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt trí tưởng tượng, sáng tạo thêm các chi tiết và ngôi kể phù hợp.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Hội Nga. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !