TRƯỜNG THCS LÊ LỢI | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?
A. Tiểu não
B. Trụ não
C. Tủy sống
D. Hạch thần kinh
Câu 2. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?
A. Cấu tạo
B. Chức năng
C. Tần suất hoạt động
D. Thời gian hoạt động
Câu 3. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là
A. hạch thần kinh.
B. dây thần kinh.
C. cúc xináp.
D. nơron.
Câu 4. Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục ?
A. 4 B. 3
C. 2 D. 1
Câu 5. Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron ?
A. Thân nơron B. Sợi trục
C. Sợi nhánh D. Cúc xináp
Câu 6. Nơron có chức năng gì ?
A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích
C. Trả lời các kích thích
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 7. Người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào não ?
A. 1 tỉ tế bào
B. 100 tỉ tế bào
C. 1000 tỉ tế bào
D. 10 tỉ tế bào
Câu 8. Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Không có khả năng phân chia
B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục
C. Có nhiều sợi trục
D. Có một sợi nhánh
Câu 9. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ?
A. Giữa các bao miêlin
B. Đầu sợi nhánh
C. Cuối sợi trục
D. Thân nơron
Câu 10. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não ?
A. Bài tiết nước tiểu
B. Co bóp dạ dày
C. Dãn mạch máu dưới da
D. Co đồng tử
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | D | D | B | A | C | A | C | A |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Ở người, lông không bao phủ ở vị trí nào dưới đây ?
A. Gan bàn chân
B. Má
C. Bụng chân
D. Đầu gối
Câu 2. Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước ?
A. Thụ quan
B. Tuyến mồ hôi
C. Tuyến nhờn
D. Tầng tế bào sống
Câu 3. Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại?
A. Thụ quan
B. Mạch máu
C. Tuyến mồ hôi
D. Cơ co chân lông
Câu 4. Lông mày có tác dụng gì ?
A. Bảo vệ trán
B. Hạn chế bụi bay vào mắt
C. Ngăn không cho mồ hôi chảy xuống mắt
D. Giữ ẩm cho đôi mắt
Câu 5. Da có vai trò gì đối với đời sống con người ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Bảo vệ cơ thể
C. Điều hòa thân nhiệt
D. Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài
Câu 6. Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng bao nhiêu phần trăm số vi khuẩn bám trên da?
A. 85% B. 40%
C. 99% D. 35%
Câu 7. Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào ?
A. Lông và bao lông
B. Tuyến nhờn
C. Tuyến mồ hôi
D. Tầng tế bào sống
Câu 8. Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ?
A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao
B. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức
C. Tắm nắng vào sáng sớm (6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông)
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 9. Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh ?
A. Để đầu trần đi lại dưới trời nắng
B. Tắm nước lạnh, càng lạnh càng tốt
C. Tắm nắng vào buổi trưa
D. Thường xuyên mát xa cơ thể
Câu 10. Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì ?
A. Tránh để da bị xây xát
B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ
C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da
D. Tập thể dục thường xuyên
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | C | A | C | A | B | D | D | B |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I.Trắc Nghiệm
Câu 1. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Mang tính chất cá thể, không di truyền
B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống
C. Dễ mất đi khi không được củng cố
D. Số lượng không hạn định
Câu 2. Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây ?
A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
B. Cung phản xạ đơn giản
C. Mang tính chất bẩm sinh
D. Bền vững theo thời gian
Câu 3. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiên ?
A. Bỏ chạy khi có báo cháy
B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa
C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức
D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng
Câu 4. Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não ?
A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần
B. Môi tím tái khi trời rét
C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc
D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu
Câu 5. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?
A. Co chân lại khi bị kim châm
B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu
D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc
Câu 6. Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây ?
A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời
B. Các vùng chức năng của vỏ não
C. Kích thích không điều kiện
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 7. Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ?
A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện
B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn
C. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 8. Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người ?
A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới.
B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống.
C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 9. Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó ?
A. C. Đacuyn
B. G. Simson
C. I.V. Paplôp
D. G. Menđen
Câu 10. Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện ?
A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài
B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu
C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua
D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn
II. Tự Luận
Câu 1: So sánh cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh phó giao cảm ở người.
Câu 2: Vì sao HIV lại có tốc độ lây lan khủng khiếp?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | A | B | B | A | C | A | C | C |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Ở người, sự học tập, rèn luyện, xây dựng hay thay đổi các thói quen là kết quả của
A. quá trình hình thành các phản xạ không điều kiện.
B. quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.
C. quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.
D. quá trình ức chế các phản xạ có điều kiện.
Câu 2. Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào ?
A. Tiếng nói và chữ viết
B. Thị giác và thính giác
C. Âm thanh và hành động
D. Màu sắc và hình dáng
Câu 3. Phản xạ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai ?
A. Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me”
B. Bỏ chạy khi có báo động cháy
C. Nổi gai ốc khi đi qua nghĩa địa
D. Dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng
Câu 4. Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai ?
A. Cười như nắc nẻ khi đọc truyện tiếu lâm
B. Nhanh chóng ổn định chỗ ngồi khi nghe lớp trưởng la lớn “Thầy giám hiệu đang tới”
C. Sụt sùi khóc khi nghe kể về một câu chuyện cảm động
D. Rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy một người ăn mày
Câu 5. Tiếng nói và chữ viết là cơ sở của
A. ngôn ngữ.
B. tư duy.
C. trí nhớ.
D. phản xạ không điều kiện.
Câu 6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Tiếng nói và chữ viết là … để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
A. phương tiện B. cơ sở
C. nền tảng D. mục đích
Câu 7. Tiếng nói và chữ viết được gộp chung thành
A. giáo dục. B. văn hóa.
C. ngôn ngữ. D. xã hội.
Câu 8. Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới ?
A. Con người
B. Động vật linh trưởng
C. Động vật có xương sống
D. Thú có túi
Câu 9. Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây ?
A. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật
B. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng
C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật
D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật
Câu 10. Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể mang lại kết quả nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ
C. Giúp hình thành nếp sống văn hóa
D. Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới
II. Tự luận
Câu 1: Trình bày những đặc điểm chứng tỏ hệ thần kinh người tiến hóa hơn hệ thần kinh thú (6 điểm)
Câu 2: Vì sao dây thần kinh tủy được gọi là dây pha ? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | A | D | B | A | C | A | C | A |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
I.Trắc Nghiệm
Câu 1. Mỗi ngày, một người trưởng thành nên ngủ trung bình bao nhiêu tiếng ?
A. 5 tiếng B. 8 tiếng
C. 9 tiếng D. 11 tiếng
Câu 2. Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh ?
A. Nước khoáng
B. Nước lọc
C. Rượu
D. Sinh tố chanh leo
Câu 3. Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây ?
A. Cà phê
B. Trà atisô
C. Nước rau má
D. Nước khoáng
Câu 4. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
D. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng
Câu 5. Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ?
A. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
B. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
C. Lắng nghe những bản nhạc du dương
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 6. Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ ?
A. Trà tâm sen
B. Trà móc câu
C. Trà sâm
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 7. Điều nào sau đây có thể gây cản trở đến giấc ngủ của bạn ?
A. Tâm trạng bất ồn
B. Tiếng ồn
C. Ánh sáng mạnh
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 8. Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ?
A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh.
B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn.
C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 9. Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất ?
A. Người cao tuổi
B. Thanh niên
C. Trẻ sơ sinh
D. Trẻ vị thành niên
Câu 10. Chất nào dưới đây có hại cho hệ thần kinh ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Hêrôin
C. Cafêin
D. Côcain
II. Tự Luận
Câu 1: Trình bày cấu tạo, chức năng của tuyến yên và vai trò của các hoocmôn do tuyến nội tiết này tiết ra hoặc dự trữ.
Câu 2: Vì sao phụ nữ mang thai lại không có hiện tượng trứng chín và rụng?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | A | A | D | A | D | A | C | A |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !