TRƯỜNG THCS NGUYỄN CƯ TRINH | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (1.0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“…Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ…”
a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định.
Câu 2: (2.0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) thuyết phục một người thân của mình không hút thuốc lá.
Câu 3: (2.0 điểm)
a) Trình bày cách nối các vế trong câu ghép.
b) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau:
- Nếu… thì…
- Càng… càng…
Câu 4: (5.0 điểm)
Thuyết minh về chiếc bàn học của em.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a.
- Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
b.
- Ý nghĩa: Thuốc lá là một thứ ôn dịch dễ dàng lây lan, gây những tổn hại to lớn đến sức khỏe và tính mạng con người. Bởi vậy chúng ta cần phải có quyết tâm cao và triệt để hơn nữa phòng chống ôn dịch.
Câu 2:
- Trình bày khái niệm thuốc lá
- Những chất độc hại có trong thuốc lá: Nicotine, các chất gây kích thích, gây nghiện, gây cản trở quá trình vận chuyển oxi trong máu, gây ung thư.
- Những tác hại của thuốc lá: gây tổn thương da, nướu, răng, ảnh hưởng đến tim, ung thư phổi
- Gửi gắm thông điệp tuyên truyền không sử dụng thuốc lá.
Câu 3:
Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
b) Học sinh đặt chính xác 02 câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: nếu… thì…; càng… càng…,
Ví dụ:
- Nếu hôm nay trời mưa thì chúng ta sẽ nghỉ học thể dục
- Trời mưa càng to đường càng lầy lội
---(Đáp án chi tiết những câu còn lại của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Kỉ niệm đẹp đẽ của học sinh trong ngày tựu trường đầu tiên là nội dung của văn bản nào?
A. Trong lòng mẹ
B.Tức nước vỡ bờ
C. Tôi đi học
D. Lão Hạc
Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm ấy được thể hiện ở phương diện nào?
A. Lời nói.
B. Tâm trạng.
C. Ngoại hình.
D. Hành động.
Câu 3: “Những ngày thơ ấu” được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí.
B. Truyện ngắn.
C. Tiểu thuyết.
D. Hồi kí.
Câu 4: Nội dung chủ yếu của văn bản là: Vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn tay sai chế độ phong kiến nửa thực dân bất nhân, ca ngợi sức mạnh phản kháng của người nông dân. Đó là nội dung của văn bản nào?
A. Tức nước vỡ bờ
B. Tôi đi học
C. Trong lòng mẹ
D. Lão Hạc
Câu 5: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là: Giàu chất biểu cảm, diễn tả tình cảm mãnh liệt của em bé khát khao tình mẹ, với hình ảnh so sánh rất đắt( cổ tục, ảo ảnh sa mạc, sung sướng mê man). Đó là nghệ thuật của văn bản nào?
A. Tôi đi học
B. Trong lòng mẹ
C. Tức nước vỡ bờ
D. Lão Hạc
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Đề bài: Suy nghĩ của em về câu nói: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu, trích dẫn câu nói: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc rèn giũa, tôi luyện và mục đích chân chính của việc học.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Ngọc không mài không thành đồ vật: một viên ngọc có quý giá cỡ nào nhưng không được mài giũa bởi bàn tay người thợ thì cũng chỉ là viên đá mà thôi.
+ Người không học không biết rõ đạo: đạo ở đây là đạo đức, đạo lí, là lẽ sống đúng và đẹp trong quan hệ xã hội giữa người với người. Con người không có học thì không thể tự nhiên trở nên tốt đẹp. Chỉ bằng con đường học tập, con người mới trưởng thành, là người có đạo đức chân chính và lối sống cao đẹp. Vì vậy học tập là một yêu cầu tất yếu.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Quan điểm trên xác định rõ mục đích chân chính của học tập. Học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách con người, học để thành người có ích.
+ Có thể học ở nhiều nguồn khác nhau: học từ đời sống, từ những người xung quanh, học trong sách vở, học từ chính những sai lầm mình đã trải qua. Việc học cần đa dạng về kiến thức, chủ động trong nắm bắt thông tin đa diện, đa chiều.
---(Đáp án chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
(Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1.0 điểm)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1.0 điểm)
Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm)
Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình.
II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ vào nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Trích từ văn bản: Lão Hạc
- Tác giả: Nam Cao
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ tượng hình, từ tượng thanh
Cách giải:
- Từ tượng thanh: hu hu
- Từ tượng hình: co rúm, nghẹo, móm mém.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên được thể hiện ở văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)
Câu 2. Ghi lại tên các văn bản - tên tác giả văn học nước ngoài mà em đã được học trong chương trình học kì I, lớp 8. (2,0 điểm)
Câu 3. Em hãy tóm tắt nội dung đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố. (3,0 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (10 - 15 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (4,0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên được thể hiện ở văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.
Câu 2. Tên tác giả văn học nước ngoài đã học trong học kì I, lớp 8:
- Cô bé bán diêm - An-đéc-xen
- Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) - Xéc-van-tét
- Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri
- Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) - Ai-ma-tốp
Câu 3. Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố.
Do thiếu sưu, anh Dậu bị bắt trói và bị đánh đập ở đình làng. Nửa đêm, người ta đưa anh về nhà. Chị Dậu nấu cho chồng bát cháo, vừa dọn ra ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến đòi sưu. Chúng lăng mạ đánh đập anh Dậu, mặc cho chị Dậu van xin tha thiết nhưng chúng vẫn không tha. Trong thế cùng đó, tức nước phải vỡ bờ, chị Dậu đã vùng lên phản kháng, xô ngã cai lệ và túm tóc lẳng người nhà lí trưởng khiến hắn ngã nhào ra thềm.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Nguyễn Cư Trinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !