Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Sông Mã

TRƯỜNG THPT

SÔNG MÃ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

 

ĐỀ SỐ 1.

Câu 41: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014.

C. Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014.

D. Quy mô và cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014.

Câu 42: Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do

A. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi.

B. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

D. các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Câu 43: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là

A. nông nghiệp nhiệt đới

B. nông nghiệp thâm canh trình độ cao

C. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa

D. có sản phẩm đa dạng

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nêu ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nước ta?

A. An Giang, Long An, Sóc Trăng.

B. An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.

C. Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.

D. An Giang, Kiên Giang, Long An.

Câu 45: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là :

A. Có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

B. Có nhiều cơ sở chế biến, phân bố rộng khắp trên cả nước

C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.

D. Có thị trường xuất khẩu rộng mở.

Câu 46: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên

A. Bắc Băng Dương.

B. Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương.  

D. Thái Bình Dương.

Câu 47: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu

A. nhiệt đới, có một mùa đông lạnh, mùa hạ mưa nhiều.

B. cận nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, mùa đông lạnh.

C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.

D. ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa.

Câu 48: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp  thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

A. Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn.

B. Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định.

C. Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.

D. Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.

Câu 49: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì

A. Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc.

B. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng.

C. sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu.

D. để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng.

Câu 50: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào?

A. Khánh Hòa.               B. Hà Nam 

C. Đà Nẵng.                  D. Hưng Yên.

ĐÁP ÁN

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

A

B

A

B

C

D

C

D

C

A

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nơi phát sinh ra đạo Thiên chúa, đạo Do Thái và đạo Hồi là

A. Nam Á                   B. Trung Á

C. Đông Nam Á           D. Tây Nam Á

Câu 2 Cho bảng số liệu sau: GDP theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế ở nước ta

Đơn vị: nghìn tỉ đồng

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta qua các năm thì biểu đồ nào thích hợp nhất?

A. Cột                         B Tròn  

C. Đường                     D. Miền

Câu 3 Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa là do

A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

B. Trong quá trình hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

C. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận được nhiều sỏi, cát trôi xuống

D. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5, cho biết những quốc gia nào có chung biển Đông với Việt Nam

A. Mianma, Thái Lan  

B. Xingapo, Đông Timo

C. Malaixia, Đông Timo

D. Philippin, Thái Lan

Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết các vịnh biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

A. Vịnh Hạ Long. vịnh Đà Nẵng, Vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong

B. Vịnh Đà Nẵng, vịnh Hạ Long, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh

C. Vịnh Hạ Long, vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh

D. Vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Hạ Long

Câu 6. Có nhiều  quốc gia ở nhiều châu lục tham gia là tổ chức liên kết kinh tế nào?

A. APEC                       B. ASEAN 

C. EU                          D. MERCOSUR

Câu 7 Cho bảng số liệu

Diện tích đất tự nhiên phân theo vùng ở nước ta đến 31/12/2015

(đơn vị: nghìn ha)

(Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản thống kê, 2017)

Cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích phân theo vùng nước ta đến hết 31/12/2015?

A. Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất

B. Diện tích Đồng bằng sông Hồng nhỏ nhất

C. Diện tích Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Diện tích Đông Nam Bộ nhỏ nhất

Câu 8. Nước ta có thể giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí

A. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng

B. nằm ở khu vực đặc biệt quan trọng về chính trị và quân sự

C. nằm ở khu vực kinh tế năng động nhất thế giới

D. nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương

Câu 9. Cho biểu đồ sau

Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2003

Nhận xét nào sau đây không chính xác về lượng dầu thôi khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới năm 2003

A. Khu vực Trung Á có lượng dầu thô tiêu dùng ít nhất

B. Khu vực Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác lớn nhất

C. Chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở khu vực Bắc Mĩ lớn nhất

D. Khu vực Bắc Mĩ có lượng dầu thô tiêu dùng lớn nhất

Câu 10. Cho biểu đồ: Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị %

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta?

A. Tỉ trọng khu vực nông – lâm - thủy sản cao thứ hai

B. Tỉ trọng khu vực dịch vụ cao, tăng

C. Tỉ trọng khu vực công nghiêp-xây dựng tăng

D. Tỉ trong khu vực nông-lâm-thủy sản giảm

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

B

D

C

A

B

A

C

A

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần

  A. áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp. 

  B. ngăn chặn nạn du canh, du cư.

  C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.

  D. chống suy thoái và ô nhiễm đất.

Câu 2: Cho bảng số liệu:

TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN, DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1983 – 2014

(Đơn vị: Triệu ha)

Năm

1983

2005

2010

2014

Tổng diện tích rừng

7,2

12,7

13,4

13,8

Diện tích rừng tự nhiên

6,8

10,2

10,3

10,1

Diện tích rừng trồng

0,4

2,5

3,1

3,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê,2016)

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983-2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

  A. Tròn                         B. Đường                      C. Cột                           D. Miền

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc- đông nam?

  A. Hoàng Liên Sơn       B. Đông Triều               C. Con voi                    D. Pu Đen Đinh

Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên rừng nước ta hiện nay?

  A. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ nhỏ. 

  B. Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn.

  C. Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm tỉ lệ nhỏ.

  D. Diện tích rừng liên tục giảm.

Câu 5: Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở

  A. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất                  B. thành tạo địa hình caxtơ.

  C. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.                           D. hiện tượng xâm thực.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?

  A. Lượng mưa lớn và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

  B. Diện tích rừng tăng lên và lượng mưa lớn.

  C. Lượng mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

  D. Nhiều nơi lớp phủ thực vật ít, lượng mưa lớn.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tp. Hồ Chí Minh (℃)

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Tp. Hồ Chí Minh?

  A.  Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 250C. 

  B. Biên độ nhiệt năm nhỏ hơn 50C.

  C. Có 3 tháng mùa đông lạnh. 

  D. Không có mùa đông lạnh

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc-Nam ở nước ta?

  A. Tổng nhiệt độ trong năm càng về phía Nam càng tăng

  B. Nhiệt độ về mùa hạ ít có sự khác nhau giữa hai miền.

  C. Biên độ nhiệt trung bình năm càng về phía Nam càng tăng.

  D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần theo Bắc-Nam.

Câu 9: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nước ta có

  A. tổng lượng mưa lớn                                       B. ảnh hưởng của biển.

  C. nền nhiệt độ cao.                                            D. các khối khí hoạt động theo mùa.

Câu 10: Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do

  A. hướng của gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình.  

  B. hướng núi khác nhau giữa hai vùng.

  C. ảnh hưởng của biển khác nhau.

  D. vùng núi Tây Bắc cao hơn Đông Bắc.

ĐÁP ÁN

1-D

2-D

3-B

4-A

5-B

6-C

7-C

8-C

9-C

10-A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

  A. Thương mại thế giới phát triển mạnh

  B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

  C. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia giảm sút

  D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

Câu 2: Phần lớn dân cư Hoa Kì có nguồn gốc từ

  A. châu Âu                    B. châu Á                      C. châu Phi                   D. Mĩ La Tinh

Câu 3: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết cân bằng ẩm ở Huế là bao nhiêu?

  A. 687 (mm)                 B. 1868 (mm)               C. 188 (mm)                 D. 245(mm)

Câu 4: Các cây trong chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là

  A. cà phê, cao su, hồ tiêu, củ cải đường             B. mía, cà phê, cao su, lúa mì, ca cao

  C. lúa gạo cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa               D. lúa mì, cà phê, cao su, hồ tiêu

Câu 5: Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở

  A. Tây Bắc                   B. Tây Nguyên             C. Đông Nam Bộ          D. Bắc Trung Bộ

Câu 6: Điểm cực Bắc trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh

  A. Cao Bằng                 B. Điện Biên                 C. Hà Giang                  D. Cà Mau

Câu 7: Đảo nào sau đây của Nhật Bản có nhiều trung tâm công nghiệp nhất?

  A. Xi-cô-cư                   B. Kiu-xiu                     C. Hô-cai-đô                 D. Hôn su

Câu 8: Trong các đảo của Nhật Bản, đảo nào nằm xa nhất về phía bắc?

  A. Kiu-xiu                     B. Xi-cô-cư                   C. Hôn su                      D. Hô-cai-đô

Câu 9: Những quốc gia thuộc các nước công nghiệp mới (NICs)?

  A. Việt Nam, Trung Quốc , Ấn Độ                    B. Xin-ga-po, Ca-na-đa, Đài Loan

  C. Hàn Quốc, Cô-lôm-bi-a, Thụy Điển             D. Hàn Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na

Câu 10: Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới của bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào dưới đây?

  A. Lượng mưa trong năm lớn                            B. Có nền nhiệt độ cao

  C. Có bốn mùa rõ rệt                                          D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa

 

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-B

4-C

5-C

6-C

7-D

8-D

9-D

10-B

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Sông Mã. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?