TRƯỜNG THPT SƠN GIANG | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2021 MÔN ĐỊA LÍ Thời gian: 50 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta những năm gần đây là:
A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc
B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản
D. Thái Lan, Lào, Campuchia
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mô đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 3. Đất feralit có màu đỏ vàng do
A. Hình thành trên đá mẹ có nhiều chất badơ
B. Nhận được nhiều ánh sáng mặt trời
C. Lượng phù sa trong đất lớn
D. Tích tụ nhiều oxit sắt và oxit nhôm
Câu 4. Cho biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua các năm (%)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng
A. Tỉ lệ bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các thành phần kinh tế giống nhau
B. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và có chiều hướng tăng
C. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và có chiều hướng tăng
D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài tỉ trọng giảm liên tục
Câu 5. Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để
A. Tránh tình trạng phát triển phiến diện, một chiều
B. Hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra
C. Giảm bớt nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp
D. Thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
Câu 6. Cảnh quan thiên nhiên tiểu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là
A. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
B. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
C. Đới rừng xích đạo
D. Đới rừng lá kim
Câu 7. Các đầu mối giao thông quan trọng nhất ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội
C. Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 8. Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ
A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công
B. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp
C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm
D. Phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ
Câu 9. Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng
A. Khoảng 1,6 lần
B. Khoảng 2,6 lần
C. Khoảng 4,6 lần
D. Khoảng 3,6 lần
Câu 10. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23'023'B tại xã lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh
A. Lào Cai
B. Cao Bằng
C. Hà Giang
D. Lạng Sơn
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | D | C | D | A | D | C | D | C |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở
A. Rìa phía đông châu Á, khu vực cận nhiệt đới
B. Phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới
C. Rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
D. Ven biển Đông, trong khu vực xích đạo gió mùa
Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng
Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với
A. Sự phát triển kinh tế của đất nước
B. Sự phân bố dân cư trên đất nước
C. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
D. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội
Câu 3. Ngành chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do
A. Có diện tích trồng hoa màu lớn
B. Có nguồn lao động đông đảo
C. Có thị trường tiêu thụ lớn
D. Có khí hậu thuận lợi
Câu 4. Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy hải sản là dựa vào
A. Công dụng kinh tế của sản phẩm
B. Nguồn nguyên liệu
C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động
D. Đặc điểm sử dụng lao động
Câu 5. TP. Cần Thơ được sắp xếp vào vùng kinh tế trọng điểm
A. Phía bắc
B. Miền trung
C. Phía Nam
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 6. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước ta là do
A. Diện tích ngày càng được mở rộng
B. Người lao động có nhiều kinh nghiệm
C. Đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh
D. Tăng vụ
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ nước sang Trung Quốc là
A. Sông Hồng
B. Sông Kì Cùng - Bằng Giang
C. Sông Mê Công
D. Sông Thái Bình
Câu 8. Đặc điểm địa hình "thấp và hẹp ngang được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng", là của vùng núi
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
Câu 9. Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng 9-10 là do
A. Các hệ thống sông lớn, lưu vực rộng
B. Mưa lớn kết hợp triều cường
C. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về
D. Mưa diện rộng, mặt đất thấp xung quanh lại có đê bao bọc
Câu 10. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động hướng nào dưới đây đạt hiệu quả cao nhất
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | A | B | D | C | B | C | C | C |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Vùng núi Đông Bắc có vị trí
A. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
B. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
C. nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
D. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết đảo lớn nhất nước ta là
A. Bạch Long Vĩ. B. Phú Quốc. C. Côn Sơn. D. Lí Sơn.
Câu 3: Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa:
A. Tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng.
B. Thuận tiện cho việc tính giờ của các địa phương.
C. Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.
D. Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
Câu 4: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:
A. dãy Hoành Sơn tới dãy Bạch Mã
B. từ sông Mã tới dãy Bạch Mã.
C. nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
D. nam sông Cả tới dãy Trường Sơn Nam.
Câu 5: Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm:
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình.
B. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu.
D. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Đồng Nai.
Câu 6: Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội?
A. Lượng mưa tháng cao nhất gấp 19 lần tháng thấp nhất.
B. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm.
C. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 12,50C.
D. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,50C.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM
Năm | 1990 | 1995 | 2000 | 2004 | 2010 | 2015 |
GDP | 967,3 | 363,9 | 259,7 | 528,4 | 1 524,9 | 1 326,0 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2015 là
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ đường.
Câu 8: Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là
A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội
B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
Câu 9: Địa hình bán bình nguyên ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng:
A. Bắc Trung Bộ
B. Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Đông Nam Bộ.
Câu 10: Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là
A. vùng trong đê.
B. rìa phía tây và tây bắc.
C. các ô trũng ngập nước.
D. vùng ngoài đê.
ĐÁP ÁN
1 | C |
2 | B |
3 | D |
4 | C |
5 | B |
6 | C |
7 | B |
8 | C |
9 | D |
10 | C |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới.
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
D. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
Câu 2: Gió mùa là loại gió:
A. thổi theo mùa, ngược hướng nhau, khác nhau về tính chất vật lí.
B. thổi thường xuyên và khác nhau về hướng gió.
C. thổi chủ yếu vào mùa đông theo hướng Đông Bắc.
D. thổi chủ yếu vào mùa hạ theo hướng Đông Nam.
Câu 3: Địa hình miền núi nước ta bị xâm thực mạnh không thể hiện ở:
A. Tạo nên các vùng núi cao
B. Hiện tượng đất trượt, đá lở
C. Địa hình karst ở vùng núi đá vôi
D. Xuất hiện những hẻm vực, khe sâu
Câu 4: Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là
A. địa hình xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
B. trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, tác động của ngoại lực.
C. địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại.
D. địa hình chịu tác động thường xuyên của con người.
Câu 5: Nguyên nhân quan trọng khiến miền núi có nhiều thiên tai là do
A. mưa ít, mùa khô kéo dài.
B. lớp phủ thực vật mỏng.
C. mưa nhiều, phân bố không đều.
D. mưa nhiều, độ dốc lớn.
Câu 6: Ý nào sau đây là đặc điểm của khu vực Đông Nam Á lục địa:
A. Nằm hoàn toàn trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
B. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, rất ít đồi núi.
C. Bao gồm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và khí hậu xích đạo.
D. Đan xen giữa các dãy núi là đồng bằng phù sa màu mỡ.
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, em hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có đường biên giới trên đất liền giáp Trung Quốc?
A. Yên Bái B. Hà Giang C. Thái Nguyên D. Tuyên Quang
Câu 8: Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1999 - 2013
Năm | 1999 | 2003 | 2005 | 2009 | 2013 |
---|---|---|---|---|---|
Dân số (triệu người) | 76,6 | 80,5 | 83,1 | 85,8 | 89,7 |
Sản lượng (triệu tấn) | 33,2 | 37,7 | 39,6 | 43,3 | 49,3 |
Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ hình cột.
D. Biểu đồ kết hợp.
Câu 10: Hướng Tây Bắc - Đông Nam của địa hình nước ta thể hiện rõ nhất ở:
A. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
B. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
C. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.
ĐÁP ÁN
1 | C |
2 | A |
3 | A |
4 | C |
5 | D |
6 | D |
7 | B |
8 | C |
9 | A |
10 | C |
----
-(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Sơn Giang lần 3. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: