TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2021 MÔN ĐỊA LÍ Thời gian: 50 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Tác động lớn nhất của đô thị hóa đến phát triển kinh tế nước ta là
A. tạo nhiều việc làm. B. tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.
C. tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt chủ yếu là do
A. mặt đất thấp, mật độ xây dựng cao. B. mưa lớn kết hợp với triều cường.
C. địa hình thấp không có để sống, đê biển. D. mưa bão lớn kết hợp với lũ nguồn.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng là
A. rừng thưa cây bụi. B. rừng kín thường xanh.
C. trảng cỏ cây bụi. D. rừng trên núi đá vôi.
Câu 4: Trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở vùng.
A. núi cao, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô kéo dài.
B. núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.
C. núi cao, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, có mùa khô rõ rệt.
D. núi thấp, mưa nhiều, có hai mùa mưa và khô sâu sắc
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có các ngành dệt, may và da, giày? a)
A. Tân An. B. Việt Trì. C. Nha Trang. D. Nam Định.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không phải là xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay ở nước ta?
A. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
B. Chăn nuôi gia súc lớn chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
C. Sản phẩm trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D. Chăn nôi đang tiến mạnh đến sản xuất hàng hóa
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết khu kinh tế ven biển Nhơn Hội thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Bình Định. B. Khánh Hòa C. Phú Yên. D. Quảng Ngãi.
Câu 8: Ngành kinh tế phát triển dựa trên thế mạnh truyền thống kinh nghiệm của nguồn lao động nước ta
A. nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
B. nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ thương mại.
C. tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến.
D. nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến.
Câu 9: Mục đích chính của sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là
A. tạo nhiều việc làm cà tăng thu nhập cho người lao động.
B. tạo nhiều lợi nhuận, nông sản trên, một lãnh thổ nhất định.
C. đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.
D. đẩy mạnh quảng canh và chuyên môn hóa nông nghiệp.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không phải là phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta?
A. Phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản.
B. Đưa công nghiệp chế biến dầu khí đi trước một bước
C. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
D.Tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ.
ĐÁP ÁN
1-D | 2-B | 3-D | 4-B | 5-C | 6-B | 7-A | 8-A | 9-B | 10-B |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Địa hình của Duyên hải miền Trung gây nhiều khó khăn cho loại hình giao thông vận tải nào?
A. Đường sống và đường biển
B. Đường biển và đường hàng không
C. Đường sắt và ô tô
D. Đường hàng không và đường ô tô
Câu 2: Ý nào sau đây đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa thấp nhất so với trung bình cả nước
B. Tỉ lệ dân thành thị ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đông Nam Bộ
C. Đông Nam Bộ là nơi có số lượng đô thị lớn nhất
D. Tỉ lệ dân thành thị lớn hơn dân số nông thôn
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến công nghiệp xay xát của nước ta phát triển mạnh?
A. Nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu B. Nguồn nguyên liệu ổn định
C. Giá trị kinh tế cao D. Giải quyết được nhiều việc làm
Câu 4: Điều nào sau đây là sai khi nói về việc sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta?
A. Nền kinh tế ngoài quốc doanh thu hút đa số lao động vào các ngành nông – lâm – ngư nghiệp
B. Đang có sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh (trừ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài)
C. Nền kinh tế ngoài quốc doanh cũng thu hút nhiều lao động vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, kĩ nghệ cao
D. Việc sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế thay đổi do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường
Câu 5: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt chủ yếu nhằm:
A. khai thác có hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện
B. thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
C. khai thác có hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lợi thế lao động đồng, giá rẻ
D. thích nghi với xu thế dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Câu 6: Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta chủ yếu là do:
A. đường lối Đổi mới
B. cơ sở hạ tầng được tăng cường
C. tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng
D. thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước
Câu 7: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA - GIAI ĐOẠN 1979 – 2014
Năm | 1979 | 1989 | 1999 | 2009 | 2014 |
Dân số (triệu người) | 52,7 | 64,4 | 76,3 | 86,0 | 90,7 |
Tỉ lệ tăng dân số (%) | 2,16 | 2,1 | 1,51 | 1,06 | 1,08 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh giai đoạn 1979 - 2014
B. So với năm 1979 tỉ lệ gia tăng dân số giảm hơn 2 lần vào năm 2014
C. Giai đoạn 1898 – 1999, dân số nước ta tăng nhanh
D. Dân số nước ta không ổn định giai đoạn 1979 – 2014
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nước ta có bao nhiêu trung tâm công nghiệp có qui mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng?
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4
Câu 9: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ:
A. việc tăng cường nguồn lao động về số lượng và chất lượng
B. việc tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường
C. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh
D. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi
Câu 10: “Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây” là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước ta?
A. 1600m – 1700m đến 2600m B. 1000m - 1600m C. 900m - 1000m D. trên 2600m
ĐÁP ÁN
1-C | 2-A | 3-B | 4-A | 5-A | 6-A | 7-C | 8-D | 9-C | 10-D |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm
A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
B. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
C. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
D. mùa đông lạnh đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và
sống Đà Rằng lần lượt là
A. tháng 10, tháng 8, tháng 9. B. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
C. tháng 10, tháng 8, tháng 11. D. tháng 9, tháng 8, tháng 11.
Câu 3: Công nghiệp chế biến thực phẩn của Đông Nam Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu
A. Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
C. Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá hiện đại.
D. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng.
Câu 4: Thành phần kinh tế nào ở nước ta vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Địa điểm
Địa điểm | Lượng mưa (mm) | Lượng bốc hơi (mm) | Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội | 1676 | 989 | +687 |
Huế | 2868 | 1000 | +1868 |
TP. Hồ Chí Minh | 1913 | 1686 | +245 |
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm theo bảng số liệu đã cho, biểu đồ
nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột-đường. C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ cột.
Câu 6: Biện pháp có ý nghĩa tích cực nhất để bảo vệ đất ở vùng đồi núi nước ta là
A. phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp. B. phổ biến các kĩ thuật canh tác thích hợp.
C. xóa bỏ nạn du canh du cư. D. tăng cường thủy lợi.
Câu 7: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
B. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh de dọa ở diện rộng.
C. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
D. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
Câu 8: Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là
A. tiến hành thâm canh, tăng vụ.
B. đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất, dịch vụ.
C. khôi phục các ngành nghề thủ công, truyền thống.
D. phát triển kinh tế hộ gia đình.
Câu 9: Ý nghĩa lớn nhất của thực hiện chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ là
A. góp phần duy trì nguồn lợi thủy sản ven biển.
B. tăng nhanh sản lượng thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
C. khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
Câu 10: Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.
C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
ĐÁP ÁN
1-D | 2-C | 3-D | 4-C | 5-C | 6-A | 7-D | 8-A | 9-B | 10-B |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cho biểu đồ sau:
Dựa vào biểu đồ trên cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng dân nông thôn và dân thành thị của nước ta?
A. Năm 2014, tỷ trọng dân nông thôn thấp hơn thành thị.
B. Tỷ trọng dân thành thị tăng.
C. Tỷ trọng dân thành thị thấp hơn nông thôn.
D. Tỷ trọng dân nông thôn giảm khá nhanh.
Câu 2: Đặc điểm địa hình bờ biển của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta là
A. đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
B. có đáy nông, nơi thấp phẳng, vịnh nước sâu, kín gió.
C. khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
D. có nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm đẹp.
Câu 3: Ở ven biển miền Trung, nhiều đồng bằng chia làm 3 dải, đi từ tây sang đông các dạng địa hình lần lượt là:
A. vùng thấp trũng, đồng bằng, cồn cát, đầm phá
B. cồn cát, đầm phá, đồng bằng, vùng thấp trũng
C. đồng bằng, vùng thấp trũng, cồn cát, đầm phá
D. cồn cát, đầm phá, vùng thấp trũng, đồng bằng
Câu 4: Cho bảng số liệu:
SỐ KHÁCH DU LỊCH VÀ CHI TIÊU KHÁCH DU LỊCH Ở CHÂU Á NĂM 2014
Khu vực | Số khách du lịch đến (nghìn lượt người) | Chi tiêu của khách du lịch (triệu USD) |
Đông Nam Á | 97262 | 70578 |
Tây Nam Á | 93016 | 94255 |
Đông Á | 125966 | 219931 |
(Trích số liệu từ quyền số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới – NXB Giáo Dục năm 2017)
Dựa và bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch một số khu vực châu Á?
A. Số khách du lịch đến Đông Nam Á thấp hơn Tây Nam Á
B. Số khách du lịch đến Đông Á cao nhất
C. Chi tiêu của khách du lịch Đông Á gấp 3,1 lần Đông Nam
D. Chỉ tiêu khách du lịch đến Đông Nam Á thấp nhất
Câu 5: Vào thời kỳ giữa và cuối mùa hạ, gió mùa tây nam di chuyển vào miền Bắc nước ta theo hướng
A. đồng – nam B. đông - bắc C. đông D. tây -nam
Câu 6: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa và lượng bốc hơi một số địa điểm nước ta.
B. Lượng mưa và độ ẩm của một số địa điểm nước ta.
C. Nhiệt độ và độ ẩm của một số địa điểm nước ta.
D. Nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm nước ta.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới với Campuchia?
A. An Giang B. Quảng Trị C. Bình Phước D. Tây Ninh
Câu 8: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm | Sơn La | Tam Đảo | Sa Pa | Plây Ku | Đà Lạt |
Độ cao (m) | 676 | 897 | 1570 | 800 | 1513 |
Nhiệt độ trung bình năm (0C) | 21,0 | 18,0 | 15,2 | 21,8 | 18,3 |
Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm?
A. Tam Đảo có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Sơn La và cao hơn Sa Pa.
B. Plây Ku có nhiệt độ trung bình năm cao hơn Tam Đảo và thấp hơn Sơn La
C. Sơn La có nhiệt độ trung bình năm cao hơn Plây Ku và thấp hơn Tam Đảo.
D. Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Tam Đảo và cao hơn Sa Pa.
Câu 9: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho nước ta
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới B. phát triển ngành trồng rừng khai khoáng
C. phát triển hoạt động du lịch quanh năm D. phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản
Câu 10: Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích
B. Địa hình ít chịu tác động của con người
C. Địa hình có tính phân bậc
D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
ĐÁP ÁN
1-A | 2-C | 3-C | 4-A | 5-A | 6-A | 7-B | 8-A | 9-A | 10-B |
----
-(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi lần 3. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: