Bộ 4 đề thi HSG môn Hóa 8 năm 2018 - 2019

BỘ 4 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 8 NĂM 2018 - 2019

 

Đề 1

Câu 1 (4,0 điểm)

1. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất khí đựng trong các bình mất nhãn sau: CO2, H2, O2, N2.

2. Cho sơ đồ phản ứng:

 A     →     B  +  C

B  +  H2O   →   D

D  +  C    →    A  + H2O

Biết rằng hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ canxi chiếm 40%, oxi 48%, cacbon 12% về khối lượng.

Câu 2 (4,0 điểm)

1. Trong các hợp chất thiên nhiên, nguyên tố clo gồm 2 đồng vị  Cl và Cl; khối lượng nguyên tử trung bình của clo là 35, 5. Tính thành phần phần trăm các đồng vị của clo.

2. Trong một bình kín chứa 10lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ OoC và áp suất 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp amoniac, đưa nhiệt độ về OoC . Tính áp suất trong bình sau phản ứng, biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng.

Câu 3 (4,0 điểm)

Tổng các hạt mang điện trong hợp chất AB2 là 64.Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8.

a) Hãy viết công thức phân tử của hợp chất trên.

b) Hợp chất trên thuộc loại hợp chất gì? Nêu tính chất hóa học của hợp chất đó.

Câu 4 (4,0 điểm)

Hòa tan 16,25 gam kim loại A (hóa trị II) vào dung dịch HCl, phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít khí H2 ở đktc.

a. Hãy xác định kim loại A

b. Nếu dùng lượng kim loại trên tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thì thu được 5,04 lít khí H2 ở đktc. Tính hiệu suất của phản ứng.

Câu 5 (4,0 điểm)

Khử hoàn toàn 2,552 gam một oxit kim loại cần 985,6 ml H2(đktc), lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư  thu được 739,2 ml H2(đktc).

Xác định công thức của oxit kim loại đã dùng?

                  (Cho biết: Ca=40; C=12; O=16; S=32; Cu=64; H=1; Fe=56)                          

Đề 2

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a)  Fe  +  H2SO4 loãng  → FeSO4  + ?

b)  Na   +   H2O   →  NaOH  + H2                               

c)  CaO  +  H2O   →  ?

d)  P   + O2 →   ?

e)  Fe  +  H2SO4 đặc,nóng   →   Fe2(SO4)3  +  H2O +  SO2

g)  Cu  +  HNO3  →   Cu(NO3)2 + H2O + NO 

Câu 2: Nêu các hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho:

a) Viên kẽm vào dung dịch axit clohiđric.                                                

b) Đốt lưu huỳnh trong không khí.

c) Một mẩu nhỏ Na vào cốc nước có để sẵn 1 mẩu quỳ tím.

Câu 3 : Một hợp chất khí A gồm hai nguyên tố hóa học là lưu huỳnh  và oxi, trong đó lưu huỳnh chiếm 40% theo khối lượng. Hãy tìm công thức hóa học của khí A. Biết tỉ khối của khí A so với không khí 2,759 

Câu 4 :  Khử hoàn toàn 24 g một hỗn hợp có CuO và FexOy  bằng khí H2, thu được 17,6 gam  hai kim loại. Cho toàn bộ hai kim loại trên vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Xác định công thức oxit sắt.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam một hợp chất X trong khí oxi, người ta chỉ thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam nước.

a) Hợp chất X gồm những nguyên tố nào?

b) Xác định công thức phân tử của X, biết tỉ khối của X đối với H2 bằng 16.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe bằng dung dịch axit sunfuric loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc)

a)  Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?

b)  Tính khối lượng muối khan thu được?

c)  Lượng khí Hiđro ở trên khử vừa đủ 23,2 gam oxit của kim loại M. Xác định công thức hóa học của oxit đó?

Câu 7: Cho hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4  tác dụng với khí H2  dư ở nhiệt độ cao. Hỏi nếu thu được 29.6 gam kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4 gam thì thể tích khí H2  cần dùng (ở điều kiện tiêu chuẩn) là bao nhiêu.?

Câu 8: Một hỗn hợp khí A gồm CO, CO2. Trộn A với không khí theo tỉ lệ thể tích 1: 4, Sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng phần trăm (%) thể tích của N2 trong hỗn hợp mới thu được tăng 3,36% so với hỗn hợp trước phản ứng.

Tính % thể tích của hai khí trong hỗn hợp A. Giả thiết không khí chỉ có N2, O2  trong đó O2 chiếm 1/5 thể tích không khí.

(Cho NTK : H = 1; O = 16; C = 12;  Cu = 64; Fe =56; Mn = 55; K = 39 ; Cl = 35,5)

Đề 3

Câu 1. (2,0 điểm)

1) Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn: MgO, CuO, BaO, Fe2O3.

2) Chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các phản ứng hóa học sau:

a) Ba + H2O → ......+ ......

b) Fe3O4  + H2SO4(loãng) →    ......  +   ....... +  H2O

c) MxOy  + HCl  →........+  H2O

d) Al + HNO3 → .....+  NaOb + ....

Câu 2. (2,0 điểm)

1) Tổng số hạt proton (P), nơtron (N) và electron (E) của một nguyên tử nguyên tố X là 13. Xác định nguyên tố X?

2) Nung nóng hoàn toàn 632 gam kali pemanganat

a, Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b, Tính khối lượng mangan đi oxít tạo thành sau phản ứng?

Câu 3. (2,25 điểm)

Cho 17, 2 gam hỗn hợp Ca và CaO tác dụng với lượng nước dư thì thu được 3,36 lít khí hidro ở đktc.

a. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

b. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

Câu 4. (1,5 điểm)

Cho hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:1.

a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với không khí.

b) Tính thể tích (đktc) của 10,5 gam khí A.

Câu 5. (2,25 điểm)

1) Nhiệt phân 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. Biết rằng  Pb(NO3)2 bị nhiệt phân theo phản ứng: Pb(NO3)2  →   PbO  + NO2  +  O2

2) Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch A và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 4 đề thi HSG môn Hóa 8 năm 2018 - 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?