PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUAN SƠN
| BỘ 4 THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 MÔN THI: HÓA HỌC 8 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1:(2,0 điểm)
Hoàn thành các PTHH có sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
a. Al + H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3+ H2S + H2O
b. Na2SO3 + KMnO4+ NaHSO4→Na2SO4+ MnSO4+ K2SO4+ H2O
c. FexOy + Al →FeO + Al2O3
d. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho 23,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịchchứa 18,25 gam HCl thu được dung dịch A và 12,8 gam chất không tan.
a. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Câu 3:(2,0 điểm)
Khí A có công thức hóa học XY2, là một trong những chất khí gây ra hiện tượng mưa axit. Trong 1 phân tử XY2 có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2.
1. Xác định công thức hóa học của A.
2. Nhiệt phân muối Cu(XY3)2 hoặc muối AgXY3 đều thu được khí A theo sơ đồ phản ứng sau:
Cu(XY3)2 → CuY + XY2 + Y2
AgXY3 → Ag + XY3 + Y3
Khi tiến hành nhiệt phân a gam Cu(XY3)2 thì thu được V1 lít hỗn hợp khí, b gam AgXY3 thì thu được V2 = 1,2V1 lít hỗn hợp khí.
a. Viết phương trình hóa học. Xác định tỉ lệ a/b biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
b. Tính V1 và V2 (ở đktc) nếu a = 56,4 gam.
Câu 4:(2,0 điểm)
Hỗn hợp B gồm 2 khí là N2O và O2 có tỉ khối đối với khí metan CH4 là 2,5.Tính thể tích của mỗi khí có trong 12 gam hỗn hợp B ở đktc. Cho 6,75 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl thu được 33,375 gam muối và V (lit) khí H2 (đktc). Tính m, V và xác định tên, kí hiệu hóa học của kim loại M.
Câu 5:(2,0 điểm)
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí oxi, lúc đó KClO3 bị phân hủy hoàn toàn còn KMnO4 bị phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132 % khối lượng. Trộn lượng oxi ở trên với không khí theo tỷ lệ thể tích 1: 3 trong một bình kín thu được hỗn hợp khí X. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí Y gồm 3 khí trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Tính m. (Coi không khí gồm 20% thể tích là oxi còn lại là nitơ).
Câu 6:(2,0 điểm)
Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (đktc). Trong hợp chất B có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố: 37,65% oxi; 16,75% nitơ, còn lại là Kali. Xác định CTHH của A, B. Biết rằng công thức đơn giản nhất là công thức hóa học của A, B.
Câu 7:(2,0 điểm)
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí không màu đựng trong 4 lọ không nhãn gồm không khí, oxi, hiđro và nitơ.
2. Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách nhiệt phân KMnO4 và KClO3. Hãy tính tỉ lệ khối lượng giữa KMnO4 và KClO3 để thu được lượng oxi bằng nhau.
Câu 8:(2,0 điểm)
Khử hoàn toàn 12 gam bột một loại oxit sắt bằng khí CO dư, sau khi phản ứng kết thúc, toàn bộ khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 22,5 gam kết tủa. Xác định công thức của oxit sắt. Cho toàn bộ lượng sắt thu được ở thí nghiệm trên vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
Câu 9:(2,0 điểm)
Hỗn hợp X chứa a mol CO2, b mol H2 và c mol SO2. Tính tỉ lệ a, b, c để X nặng hơn khí oxi 1,375 lần. Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Cho một luồng khí hiđro qua bột đồng (II) oxit nung nóng.
b. Cho một mẩu natri vào cốc nước pha sẵn dung dịch phenilphtalein.
Câu 10:(2,0 điểm)
Cho luồng khí H2 đi qua 32g bột CuO nung nóng thu được 27,2 gam chất rắn X.
a. Xác định thành phần phần trăm các chất trong X.
b. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
c. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng.
---(Để xem nội dung đáp án chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1:(2,0 điểm)
Hoàn thành các PTHH có sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
a. Al + H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3+ H2S + H2O
b. Na2SO3+ KMnO4+ NaHSO4→ Na2SO4+ MnSO4+ K2SO4+ H2O
c. FexOy+ Al →FeO + Al2O3
d. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho 23,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịchchứa 18,25 gam HCl thu được dung dịch A và 12,8 gam chất không tan.
a. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Câu 3:(2,0 điểm)
Khí A có công thức hóa học XY2, là một trong những chất khí gây ra hiện tượng mưa axit. Trong 1 phân tử XY2 có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2.
1. Xác định công thức hóa học của A.
2. Nhiệt phân muối Cu(XY3)2 hoặc muối AgXY3 đều thu được khí A theo sơ đồ phản ứng sau:
Cu(XY3)2 → CuY + XY2 + Y2
AgXY3 →Ag + XY3 + Y3
Khi tiến hành nhiệt phân a gam Cu(XY3)2 thì thu được V1 lít hỗn hợp khí, b gam AgXY3 thì thu được V2 = 1,2V1 lít hỗn hợp khí.
a. Viết phương trình hóa học. Xác định tỉ lệ a/b biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
b. Tính V1 và V2 (ở đktc) nếu a = 56,4 gam.
Câu 4:(2,0 điểm)
Hỗn hợp B gồm 2 khí là N2O và O2 có tỉ khối đối với khí metan CH4 là 2,5.Tính thể tích của mỗi khí có trong 12 gam hỗn hợp B ở đktc. Cho 6,75 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl thu được 33,375 gam muối và V (lit) khí H2 (đktc). Tính m, V và xác định tên, kí hiệu hóa học của kim loại M.
Câu 5:(2,0 điểm)
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí oxi, lúc đó KClO3 bị phân hủy hoàn toàn còn KMnO4 bị phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132 % khối lượng. Trộn lượng oxi ở trên với không khí theo tỷ lệ thể tích 1: 3 trong một bình kín thu được hỗn hợp khí X. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí Y gồm 3 khí trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Tính m. (Coi không khí gồm 20% thể tích là oxi còn lại là nitơ).
Câu 6:(2,0 điểm)
Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (đktc). Trong hợp chất B có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố: 37,65% oxi; 16,75% nitơ, còn lại là Kali. Xác định CTHH của A, B. Biết rằng công thức đơn giản nhất là công thức hóa học của A, B.
Câu 7:(2,0 điểm)
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí không màu đựng trong 4 lọ không nhãn gồm không khí, oxi, hiđro và nitơ.
2. Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách nhiệt phân KMnO4 và KClO3. Hãy tính tỉ lệ khối lượng giữa KMnO4 và KClO3 để thu được lượng oxi bằng nhau.
Câu 8:(2,0 điểm)
Khử hoàn toàn 12 gam bột một loại oxit sắt bằng khí CO dư, sau khi phản ứng kết thúc, toàn bộ khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 22,5 gam kết tủa. Xác định công thức của oxit sắt. Cho toàn bộ lượng sắt thu được ở thí nghiệm trên vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
Câu 9:(2,0 điểm)
Hỗn hợp X chứa a mol CO2, b mol H2 và c mol SO2. Tính tỉ lệ a, b, c để X nặng hơn khí oxi 1,375 lần. Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a. Cho một luồng khí hiđro qua bột đồng (II) oxit nung nóng.
b. Cho một mẩu natri vào cốc nước pha sẵn dung dịch phenilphtalein.
Câu 10:(2,0 điểm)
Cho luồng khí H2 đi qua 32g bột CuO nung nóng thu được 27,2 gam chất rắn X.
a. Xác định thành phần phần trăm các chất trong X.
b. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
c. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng.
---(Để xem nội dung đáp án chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu I (2 điểm)
Chọn các chất thích hợp ứng với mỗi chữ cái. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: A → O2 → C → D
1. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân KMnO4.
Hãy cho biết:
Khí O2 được thu bằng phương pháp nào? Phương pháp này dựa trên tính chất nào của O2? Viết phương trình hóa học.
Biết D là hợp chất tan được trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa xanh.
2. Nêu hiện tượng quan sát được,viết phương trình hóa học giải thích. Khi cho một viên kẽm (Zn) vào ống nghiệm chứa dung dịch axit: H2SO4 (loãng)
3. Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau .
a. Na + H3PO4 → Na3PO4 + ?
b. FexOy + CO → Fe3O4 + CO2
c. Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + ?
d. CxHyOz + O2 → CO2 + H2O
Câu II (2 điểm)
1. Nêu phương pháp hóa học phân biệt các khí trong 4 lọ riêng biệt sau: O2, H2, CO2, N2.
2. Hoà tan 5,72 gam Na2CO3.xH2O trong 44,28 gam nước được dung dịch có nồng độ 4,24%. Xác định công thức tinh thể ngậm nước.
Câu III (2 điểm)
2. Cho luồng khí H2 (dư) lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit nung nóng trong mỗi ống riêng biệt sau: ống 1 chứa 0,01 mol CaO; ống 2 chứa 0,01 mol Fe3O4; ống 3 chứa 0,02 mol Al2O3; ống 4 chứa 0,01 mol CuO; ống 5 chứa 0,06 mol Na2O. Tính khối lượng chất rắn thu được trong mỗi ống sau phản ứng? (Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn)
Câu IV (2 điểm)
1. Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.Tính thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng trên.
2. Hòa tan 8,7 gam hỗn hợp gồm kim loại Kali (K) và một kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch axit HCl lấy dư thấy có 5,6 lít H2 (đktc) thoát ra. Mặt khác nếu hòa tan riêng 9 gam kim loại R trong HCl dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 11 lít (đktc). Hãy xác định kim loại R.
Câu V (2 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H2, C2H4, C3H6, C4H10 thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc), và 10,8 gam H2O.
a. Tính khối lượng hỗn hợp X .
b. Xác định tỉ khối của X so với H2 .
2. Đặt 2 chiếc cốc thủy tinh lên 2 đĩa cân và điều chỉnh cân thăng bằng, lấy a gam mỗi kim loại Al và Fe cho vào hai cốc đó, rồi rót từ từ vào hai cốc cùng một lượng dung dịch chứa b mol HCl. Tìm điều kiện giữa a và b để cân thăng bằng.
---(Để xem nội dung đáp án chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1(2,0 điểm): Hoàn thành các PTHH sau( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
a) Fe + H2SO4 loãng →
b) Na + H2O →
c) BaO + H2O →
d) Fe + O2 →
e) S + O2 →
f) Fe + H2SO4 đặc,nóng → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
g) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O + NO
h ) FexOy+ H2SO4 ( đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 2 (2,0 điểm): Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào có thể nhận ra các chất rắn sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: CaO, P2O5, Na2O,CuO.
Câu 3 (2,0 điểm):
Viết CTHH và phân loại các hợp chất vô cơ có tên sau:
a. Natri hiđroxit, Sắt(II) oxit, Canxi đihiđrophotphat, Lưu huỳnh trioxit, Đồng(II) hiđroxit, Axit Nitric, Magie sunfit, Axit sunfuhiđric.
b. So sánh cách thu khí oxi và hiđrô trong phòng thí nghiệm. Vẽ hình minh họa
Câu 4 (2,0 điểm): Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối < 40 . Hỏi Z thuộc nguyên tố hoá học nào?
Câu 5 (2,0 điểm) : Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 1M thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
1) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp.
2) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Câu 6 (2,0 điểm): Cho một dòng khí hiđrô dư qua 4,8 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 gam chất rắn. Đem chất rắn đó hòa tan trong axit HCl dư thu được 0,896 lit khí(đktc).
a. Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp.
b. Xác định công thức phân tử oxit sắt
Câu 7 (2,0 điểm): Một hỗn hợp X có thể tích 17,92 lít gồm hiđro và axetilen C2H2 , có tỉ khối so với nitơ là 0,5. Đốt hỗn hợp X với 35,84 lít khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí Y. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
1) Viết phương trình hoá học xảy ra.
2) Xác định % thể tích và % khối lượng của Y.
Câu 8 (3,0 điểm): Nung 500gam đá vôi chứa 95% CaCO3 phần còn lại là tạp chất không bị phân huỷ. Sau một thời gian người ta thu được chất rắn A và khí B.
1) Viết PTHH xảy ra và Tính khối lượng chất rắn A thu được ,biết hiệu suất phân huỷ CaCO3 là 80 %
2) Tính % khối lượng CaO có trong chất rắn A và thể tích khí B thu được (ở ĐKTC).
Câu 9 (3,0 điểm): Nung m gam hỗn hợp A gồ KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí oxi, lúc đó KClO3 bị phân hủy hoàn toàn còn KMnO4 bị phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng oxi ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:3 trong bình kín thu được hỗn hợp khí X. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí Y gồm 3 khí trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Tính m.(Coi không khí gồm 20% thể tích là oxi còn lại là nito).
---(Để xem nội dung đáp án chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HSG có đáp án môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Phòng GDĐT Quan Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
Chúc các em học tốt