SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM | KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: TOÁN – LỚP 8 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
|
|
ĐỀ A
Phần I (5,0 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài. Ví dụ: Câu 1 chọn câu trả lời A thì ghi 1-A.
Câu 1: Thực hiện phép tính \(2x.\left( x+5 \right)\)được kết quả là
A. \(2{{x}^{2}}+\text{ }10\). | B. \(2{{x}^{2}}+\text{ }5\). | C. \(2{{x}^{2}}+\text{ }10x\). | D. \(10{{x}^{2}}\). |
Câu 2: Khai triển biểu thức \({{\left( x-1 \right)}^{2}}\) được kết quả là
A. \({{x}^{2}}+2x-1\). | B. \({{x}^{2}}-2x-1\). | C. \({{x}^{2}}-1\). | D. \({{x}^{2}}-2x+1\). |
Câu 3: Trong đẳng thức \({{a}^{3}}-{{b}^{3}}=\left( a-b \right)\left( ... \right)\), biểu thức còn thiếu tại "..." là
A. \({{a}^{2}}+ab-{{b}^{2}}\). | B. \({{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}}\). | C. \({{a}^{2}}-ab-{{b}^{2}}\). | D. \({{a}^{2}}-ab\text{ }+\text{ }{{b}^{2}}\). |
Câu 4: Thực hiện phép chia \(10{{x}^{2}}{{y}^{4}}:\left( 5xy \right)\) được kết quả là
A. \(2x{{y}^{3}}\). | B. \(2{{x}^{2}}{{y}^{3}}\). | C. \(2x{{y}^{4}}\). | D. \(2{{x}^{2}}{{y}^{4}}\). |
Câu 5: Thực hiện phép chia \((4{{x}^{2}}{{y}^{3}}-6{{x}^{3}}{{y}^{2}}):(2x{{y}^{2}})\) được kết quả là
A. \(2xy-6{{x}^{3}}{{y}^{2}}\). | B. \(2xy-3{{x}^{2}}\). | C. \(4{{x}^{2}}{{y}^{3}}-3{{x}^{2}}\). | D. \(2{{x}^{2}}y-3{{x}^{3}}\). |
Câu 6: Thực hiện phép chia \(\left( {{x}^{2}}-5x+6 \right):\left( x-3 \right)\) được thương là
A. x-2 | B. x+2 | C. \({{x}^{2}}-2\). | D. -x+2 |
Câu 7: Biểu thức nào sau đây không phải là phân thức?
A. 0. | B. 2019. | C. \(\frac{0}{2019x}\) | D. \(\frac{2019x}{0}\) |
Câu 8: Hai phân thức: \(\frac{C}{D}\) và \(\frac{E}{F}\) bằng nhau khi nào?
A. C+F=D+E | B. C.D=E.F | C. C.E=D.F | D. C.F=D.E |
.............
Phần II (5,0 điểm):
Bài 1(1,25 điểm): Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a) \(3{{x}^{2}}-3xy\). b) \({{x}^{2}}-4{{y}^{2}}+2x+1\).
Bài 2(1,25 điểm): Thực hiện các phép tính sau.
a) \(\frac{2x-3}{7}+\frac{5x+3}{7}\). b) \(\frac{4x+5}{{{x}^{2}}+5x}-\frac{3}{x+5}\).
Bài 3(2,5 điểm): Cho tam giác ABC cân tại A có AH là đường cao và D là trung điểm của cạnh AC. Gọi E là điểm đối xứng với H qua điểm D.
a) Chứng minh tứ giác AHCE là hình chữ nhật.
b) Chứng minh HE = AB.
c) Gọi G là giao điểm của BD và AH. Đường thẳng CG cắt AB tại F. Chứng minh EF song song với BG.
ĐỀ B
Phần I (5,0 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài. Ví dụ: Câu 1 chọn câu trả lời A thì ghi 1-A.
Câu 1: Khai triển biểu thức \({{\left( x-1 \right)}^{2}}\) được kết quả là
A. \({{x}^{2}}-1\). | B. \({{x}^{2}}+2x-1\). | C. \({{x}^{2}}-2x-1\). | D. \({{x}^{2}}-2x+1\). |
Câu 2: Trong đẳng thức \({{a}^{3}}+{{b}^{3}}=\left( a+b \right)\left( ... \right)\), biểu thức còn thiếu tại "..." là
A. \({{a}^{2}}+ab+{{b}^{2}}\). | B. \({{a}^{2}}+ab-{{b}^{2}}\). | C. \({{a}^{2}}-ab\text{ }+\text{ }{{b}^{2}}\). | D. \({{a}^{2}}-ab-{{b}^{2}}\). |
Câu 3: Thực hiện phép tính \(2x.\left( x+5 \right)\)được kết quả là
A. \(10{{x}^{2}}\). | B. \(2{{x}^{2}}+\text{ }10\). | C. \(2{{x}^{2}}+\text{ }5\). | D. \(2{{x}^{2}}+\text{ }10x\). |
Câu 4: Thực hiện phép chia \((4{{x}^{2}}{{y}^{3}}-6{{x}^{3}}{{y}^{2}}):(2x{{y}^{2}})\) được kết quả là
A. \(2xy-6{{x}^{3}}{{y}^{2}}\). | B. \(4{{x}^{2}}{{y}^{3}}-3{{x}^{2}}\). | C. \(2xy-3{{x}^{2}}\). | D. \(2{{x}^{2}}y-3{{x}^{3}}\). |
Câu 5: Thực hiện phép chia \(10{{x}^{2}}{{y}^{4}}:\left( 5xy \right)\) được kết quả là
A. \(2{{x}^{2}}{{y}^{4}}\). | B. \(2{{x}^{2}}{{y}^{3}}\). | C. \(2x{{y}^{4}}\). | D. \(2x{{y}^{3}}\). |
Câu 6: Thực hiện phép chia \(\left( {{x}^{2}}-5x+6 \right):\left( x-3 \right)\) được thương là
A. x+2 | B. x-2 | C. \({{x}^{2}}-2\). | D. -x-2 |
Câu 7: Hai phân thức: \(\frac{C}{D}\) và \(\frac{E}{F}\) bằng nhau khi nào?
A. C.D=E.F. | B. C.F=D.E. | C. C.E=D.F | D. C+F=D+E. |
Câu 8: Phân thức đối của phân thức \(\frac{x+1}{x}\) là
A. \(\frac{-x+1}{x}\). | B. \(\frac{-x+1}{-x}\). | C. \(\frac{-x-1}{x}\). | D. \(\frac{-x-1}{-x}\). |
Phần II (5,0 điểm):
Bài 1(1,25 điểm): Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a) \(5{{x}^{2}}+5xy\) b) \({{x}^{2}}-9{{y}^{2}}+2x+1\)
Bài 2(1,25 điểm): Thực hiện các phép tính sau.
a) \(\frac{2x-7}{5}+\frac{3x+7}{5}\) b) \(\frac{6x+7}{{{x}^{2}}+7x}-\frac{5}{x+7}\)
Bài 3(2,5 điểm): Cho tam giác ABC cân tại A có AH là đường cao và D là trung điểm của cạnh AB. Gọi E là điểm đối xứng với H qua điểm D.
a) Chứng minh tứ giác AHBE là hình chữ nhật.
b) Chứng minh HE = AC.
c) Gọi G là giao điểm của CD và AH. Đường thẳng BG cắt AC tại F. Chứng minh EF song song với CG.