TRƯỜNG THCS TAM HƯNG | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không có ở các đại diện của ngành Giun tròn?
A. Sống trong đất ẩm, nước hoặc kí sinh trong cơ thể các động vật, thực vật và người.
B. Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.
C. Phân biệt đầu - đuôi, lưng - bụng.
D. Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
Câu 2. Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là
A. giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.
B. tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.
C. tăng khả năng trao đổi khí.
D. bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.
Câu 3. Phát biều nào sau đây về giun đất là sai?
A. Hệ thần kinh của giun đất là hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
B. Giun đất là động vật lưỡng tính.
C. Giun đất có hệ tuần hoàn hở.
D. Giun đất hô hấp qua phổi.
Câu 4. Thức ăn của giun đất là gì?
A. Động vật nhỏ trong đất.
B. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ.
C. Vụn thực vật và mùn đất.
D. Rễ cây.
Câu 5. Đặc điểm nào ở đỉa giúp chúng thích nghi với lối sống bán kí sinh ?
A. Các sợi tơ tiêu giảm.
B. Ống tiêu hóa phát triển các manh tràng để chứa máu.
C. Giác bám phát triển để bám vào vật chủ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6. Sá sùng sống trong môi trường
A. nước ngọt.
B. nước mặn.
C. nước lợ.
D. đất ẩm.
Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :
Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều …(1)… có chức năng …(2)….
A. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
B. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
C. (1) : tế bào sinh sản ; (2) : sinh sản và di chuyển
D. (1) : tế bào thần kinh ; (2) : di chuyển và tự vệ
Câu 8. Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ
A. tuyến hình cầu.
B. tuyến sữa.
C. tuyến hình vú.
D. tuyến bã.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Hãy nêu cấu tạo và đời sống của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
Câu 2. Hãy nêu đặc điểm để nhận biết ngành Ruột khoang.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | D | C | C | D | B | A | C |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1.
Đại diện cho giun dẹp là sán lá gan có đời sống kí sinh. Cho nên ngoài những đặc điểm chung của ngành Giun dẹp, sán lá gan còn có các đặc điểm thích nghi với kí sinh như:
- Về cấu tạo: Tiêu giảm lông bơi và giác quan, xuất hiện giác bám, tăng cường cơ quan tiêu hoá và cơ quan sinh sản.
- Về đời sống :
+ Sán lá gan đẻ nhiều lứa, nhiều trứng.
+ Ấu trùng cũng có khả năng sinh sản vô tính.
+ Có thay đổi vật chủ.
Đây là sự thích nghi của sán lá gan với kí sinh vì trong vòng đời, tỉ lệ sống sót của các thế hệ sau rất thấp.
Câu 2.
Đặc điểm để nhận biết đại diện thuộc ngành Ruột khoang:
1. Cơ thể chỉ có 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong.
2. Ruột túi nghĩa là khoang ruột chỉ có 1 lỗ thông với ngoài, được gọi là lỗ miệng. Xung quanh miệng có các tua để bắt mồi. Thức ăn nuốt vào và cặn bã thải ra đều do lỗ miệng đảm nhiệm.
3. Cơ thể đối xứng toả tròn.
-------------------------------------0.0-------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?
A. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.
B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.
C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2. Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?
A. Giun móc câu.
B. Giun chỉ.
C. Giun đũa.
D. Giun kim.
Câu 3. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….
A. (1): phần đầu; (2): tinh dịch
B. (1): phần đuôi; (2): trứng
C. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch
D. (1): đai sinh dục; (2): trứng
Câu 4. Ở giun đất, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua
A. thành ruột tịt.
B. thành ruột.
C. thành dạ dày cơ.
D. thành thực quản.
Câu 5. Trong số các đặc điểm sau, đặc điểm có ở các đại diện của ngành Giun đốt là
1. Cơ thể phân đốt.
2. Có xoang cơ thể.
3. Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
4. Hô hấp qua da hoặc mang.
Số phương án đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Giun đốt có khoảng trên
A. 9000 loài.
B. 10000 loài.
C. 11000 loài.
D. 12000 loài.
Câu 7. Đặc điểm của tế bào thần kinh của thuỷ tức là
A. hình túi, có gai cảm giác.
B. chiếm chủ yếu lớp trong, có roi và không bào tiêu hoá.
C. chiếm phần lớn ở lớp ngoài.
D. hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh.
Câu 8. Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là
A. Hệ thần kinh hình lưới.
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
C. Hệ thần kinh dạng ống.
D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Ở ruột khoang đã có các hệ cơ quan chính thức chưa?
Câu 2. Hãy nêu các cấu tạo để nhận biết ngành Giun tròn.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | B | A | B | D | A | D | A |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?
A. Miệng ở phía dưới.
B. Di chuyển bằng tua miệng.
C. Cơ thể dẹp hình lá.
D. Không có tế bào tự vệ.
Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :
...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
A. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ nổi ; (3) : tầng keo
B. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : tầng keo
C. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ nổi ; (3) : khoang tiêu hóa
D. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : khoang tiêu hóa
Câu 3. Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?
A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.
B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.
C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, …
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 4. Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.
B. Có khả năng kết bào xác.
C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 5. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?
A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.
B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.
C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.
D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?
A. Không có khả năng di chuyển.
B. Chân hình lưỡi rìu.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Trai sông có 2 mảnh vỏ.
Câu 7. Loài nào dưới đây là loài duy nhất có “hộp sọ” để bảo vệ não ở động vật có xương sống?
A. Bạch tuộc.
B. Ốc sên.
C. Mực.
D. Vẹm.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là đúng?
A. Có 8 tua dài, thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
B. Có 10 tua dài, thích nghi với lối sống di chuyển chậm chạp.
C. Có khả năng nguỵ trang, tự vệ bằng cách vùi mình trong cát.
D. Có tập tính đào lỗ để đẻ trứng.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Việc lấy thức ăn và thải các sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa ở thủy tức xảy ra như thế nào?
Câu 2: Hãy nêu các cán cứ về cấu tạo và lối sống để nhận biết ngành Giun đốt.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | C | D | B | C | A | C | A |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ?
A. Thuỷ tức.
B. Hải quỳ.
C. San hô.
D. Sứa.
Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :
Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.
A. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : khoang ruột
B. (1) : phân đôi ; (2) : cụm ; (3) : tầng keo
C. (1) : tiếp hợp ; (2) : cụm ; (3) : khoang ruột
D. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : tầng keo
Câu 3. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?
A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
B. Gây ngứa và độc cho người.
C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.
Câu 4. Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là
A. quang tự dưỡng.
B. hoá tự dưỡng.
C. dị dưỡng.
D. dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.
Câu 5. Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là
A. giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.
B. giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.
C. giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau.
Vỏ trai sông gồm …(1)… gắn với nhau nhờ …(2)… ở …(3)….
A. (1): hai mảnh; (2): áo trai; (3): phía bụng
B. (1): hai mảnh; (2): cơ khép vỏ; (3): phía lưng
C. (1): hai mảnh; (2): bản lề; (3): phía lưng
D. (1): ba mảnh; (2): bản lề; (3): phía bụng
Câu 7. Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?
A. Vùi mình sâu vào trong cát.
B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.
C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.
D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là sai?
A. Sống ở biển.
B. Có giá trị thực phẩm.
C. Là đại diện của ngành Thân mềm.
D. Có lối sống vùi mình trong cát.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Thuỷ tức thích ứng với thời kì giá lạnh về mùa đông như thế nào?
Câu 2: Giun sán kí sinh có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống như thê nào?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | A | A | C | B | C | B | D |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Tam Hưng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: