Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh có đáp án

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN CHÍ THANH

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không nằm ở phần đầu – ngực của tôm sông?

A. mắp kép.

B. chân hàm.

C. chân ngực.

D. chân bụng.

Câu 2. Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng?

A. chân hàm.

B. chân bụng.

C. hai đôi râu.

D. tấm lái.

Câu 3. Ở tôm sông bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?

A. chân ngực.

B. chân bụng.

C. chân hàm.

D. hai đôi râu.

Câu 4. Khi nói về đặc điểm của châu chấu, phát biểu nào sau đây là sai?

A. hệ tuần hoàn hở.

B. có hạch não phát triển.

C. hô hấp bằng hệ thống ống khí.

D. là động vật lưỡng tính.

Câu 5. Ở trùng roi xanh, chất nguyên sinh có chứa khoảng bao nhiêu hạt diệp lục?

A. 8.                          B. 20.                         C. 10.                          D. 5.

Câu 6. Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ?

A. Thuỷ tức.

B. Hải quỳ.

C. San hô.

D. Sứa.

Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.

A. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : khoang ruột

B. (1) : phân đôi ; (2) : cụm ; (3) : tầng keo

C. (1) : tiếp hợp ; (2) : cụm ; (3) : khoang ruột

D. (1) : mọc chồi ; (2) : tập đoàn ; (3) : tầng keo

Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?

A. Cơ thể hình dù.

B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

C. Luôn sống đơn độc.

D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?

Câu 2. Nêu tác hại của giun đũa đối với sực khỏe của con người.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

B

A

D

B

B

A

B

 

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1.

Cơ quan di chuyển phát triển, dinh dưỡng kiểu động vật và là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.

Câu 2.

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người:

- Giun đũa lấy thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn bài tiết độc tố gây suy kiệt cho cơ thể con người.

- Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế, ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy giun sán trước.

-------------------------------------0.0-------------------------------------

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

A. Đi chân đất.

B. Ngoáy mũi.

C. Cắn móng tay và mút ngón tay.

D. Xoắn và giật tóc.

Câu 2. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?

A. Phần lớn sống kí sinh.

B. Ruột phân nhánh.

C. Tiết diên ngang cơ thể tròn.

D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.

Câu 3. Giun đất không có răng, bộ phận nào trong ống tiêu hoá giúp giun đất nghiền nhỏ thức ăn?

A. Hầu.

B. Diều.

C. Dạ dày cơ.

D. Ruột tịt.

Câu 4. Quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra ở cơ quan nào của ống tiêu hoá của giun đất?

A. Ruột tịt.

B. Dạ dày cơ.

C. Diều.

D. Hầu.

Câu 5. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….

A. (1): phần đầu; (2): tinh dịch

B. (1): phần đuôi; (2): trứng

C. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch

D. (1): đai sinh dục; (2): trứng

Câu 6. Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành Giun đốt là

A. hô hấp qua mang.

B. cơ thể thuôn dài và phân đốt.

C. hệ thần kinh và giác quan kém phát triển.

D. di chuyển bằng chi bên.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây về đỉa là sai?

A. Ruột tịt cực kì phát triển.

B. Bơi kiểu lượn sóng.

C. Sống trong môi trường nước lợ.

D. Có đời sống kí sinh toàn phần.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây về rươi là đúng?

A. Cơ thể phân đốt và chi bên có tơ.

B. Sống trong môi trường nước mặn.

C. Cơ quan cảm giác kém phát triển.

D. Có đời sống bán kí sinh gây hại cho người và động vật.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Trình bày cách dinh dưỡng của trai.

Câu 2. Nêu kiểu đối xứng đặc trưng của ngành Ruột khoang và sự thích nghi với lối sống của chúng.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

C

A

A

B

B

A

 

 -(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.

B. Tiết diện ngang cơ thể.

C. Đời sống.

D. Con đường lây nhiễm.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về giun tròn là sai?

A. Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.

B. Phần lớn sống kí sinh.

C. Tiết diện ngang cơ thể tròn.

D. Ruột phân nhánh.

Câu 3. Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?

A. Mạch vòng giữa thân.

B. Mạch vòng vùng hầu.

C. Mạch lưng.

D. Mạch bụng.

Câu 4. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?

A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.

B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.

C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.

D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây giúp đỉa thích nghi với lối sống kí sinh?

A. Các tơ chi tiêu giảm.

B. Các manh tràng phát triển để chứa máu.

C. Giác bám phát triển.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6. Rươi di chuyển bằng

A. giác bám.

B. hệ cơ thành cơ thể.

C. chi bên.

D. tơ chi bên.

Câu 7. Hình dạng của thuỷ tức là

A. dạng trụ dài.

B. hình cầu. 

C. hình đĩa.

D. hình nấm.

Câu 8. Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào?

A. Di chuyển kiểu lộn đầu.

B. Di chuyển kiểu sâu đo.

C. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước.

D. Cả A và B đều đúng.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Trình bày đặc điểm của sửa, hải quỳ và san hô.

Câu 2: Nêu cấu tạo ngoài của cơ thể thủy tức.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

B

B

D

D

A

D

 

  -(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?

1. Uống thuốc tẩy giun định kì.

2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.

3. Không dùng phân tươi bón ruộng.

4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.

5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Số ý đúng là

A. 5.               B. 4.               C. 3.               D. 2.

Câu 2. Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?

A. Đỉa, giun đất.

B. Giun kim, giun đũa.

C. Giun đỏ, vắt.

D. Lươn, sá sùng.

Câu 3. Cơ quan thần kinh của giun đất bao gồm

A. hai hạch não và hai hạch dưới hầu.

B. hạch não và chuỗi thần kinh bụng.

C. hạch hầu và chuỗi thần kinh bụng.

D. vòng hầu và chuỗi thần kinh bụng.

Câu 4. Phát biều nào sau đây về giun đất là sai?

A. Hệ thần kinh của giun đất là hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

B. Giun đất là động vật lưỡng tính.

C. Giun đất có hệ tuần hoàn hở.

D. Giun đất hô hấp qua phổi.

Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt?

A. Rươi, giun móc câu, sá sùng, vắt, giun chỉ.

B. Giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.

C. Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ.

D. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt.

Câu 6. Đặc điểm nào ở đỉa giúp chúng thích nghi với lối sống bán kí sinh ?

A. Các sợi tơ tiêu giảm.

B. Ống tiêu hóa phát triển các manh tràng để chứa máu.

C. Giác bám phát triển để bám vào vật chủ.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7. Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?

A. Tiêu hoá thức ăn.

B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.

C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8. Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?

A. Tế bào mô bì – cơ.

B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.

C. Tế bào sinh sản.

D. Tế bào cảm giác.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Trình bày vai trò thực tiễn của ruột khoang.

Câu 2: Nêu các đặc điểm chung của 3 ngành Giun (Giun dẹp, Giun tròn và Giun đốt).

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

D

C

C

D

C

A

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh có đáp ánn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?