Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Trần Xuân Soạn có đáp án

TRƯỜNG THCS

TRẦN XUÂN SOẠN

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Vai trò của lớp cutin đối với giun tròn là

A. bảo vê giun tròn khỏi sự tiêu hủy của các dịch tiêu hóa.

B. giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.

C. giúp trứng giun tròn có khả năng di chuyển.

D. tăng khả năng hô hấp với môi trường ngoài.

Câu 2. Vật chủ trung gian của sán bã trầu là

A. lợn, gà.

B. trâu bò.

C. chó, mèo.

D. ốc gạo, ốc mút.

Câu 3. Trong giai đoạn sinh sản, mỗi giun đùa cái đẻ khoảng bao nhiêu trứng mỗi ngày?

A. 20000.      B. 4000.      C. 2000.      D. 200000.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây giúp cho hệ thần kinh của Thân mềm phát triển tập trung hơn Giun đốt?

A. hạch não phát triển.

B. di chuyển tích cực

C. môi trường sống đa dạng.

D. có vỏ.

Câu 5. Số loài động vật đã được phát hiện khoảng

A. 300 000 loài.

B. 1,5 triệu loài.

C. 1,5 tỉ loài.

D 2 tỉ loài.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng toả tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Câu 7. Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.

B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.

C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.

D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Câu 8. Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.

B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.

C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Vì sao nói trùng roi xanh vừa có khả năng tự dưỡng, vừa có khả năng dị dưỡng?

Câu 2: Hãy nêu các lợi ích của ngành Thân mềm?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

D

A

B

A

C

B

 

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1.

- Khả năng tự dưỡng: Ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh quang hợp như thực vật vì trong tế bào của chúng chứa các hạt diệp lục.

- Khả năng dị dưỡng: Khi không có ánh sáng, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hóa chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra (còn gọi là dị dưỡng).

Câu 2:

Thân mểm có lợi chủ yếu như:

- Làm thực phẩm cho người: ốc, trai, mực, hầu, vẹm, mực…

- Làm thức ăn cho các động vật khác (một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn).

- Lọc các cặn bẩn, làm sạch nước, về mặt này chúng làm sạch môi trường và có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái.

- Làm vật trang trí, đồ trang sức: ngọc trai, xà cừ, vỏ ốc bàn tay, ốc môi, bào ngư...

- Làm dược liệu: Vỏ bào ngư, mai mực.

- Có giá trị về mặt địa chất: chỉ thị của các mỏ dầu và khí.

-------------------------------------0.0-------------------------------------

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Ở vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét. Đây là biểu hiện sự phong phú về

A. số lượng cá thể.

B. số lượng loài.

C. môi trường sống.

D. số lượng quần thể.

Câu 2. Động vật nào sau đây truyền bệnh sang người?

A. giun đất.

B. muỗi.

C. cá chép.

D. tôm.

Câu 3. Dân gian có câu đố vui như sau:

“ Đầu khóm trúc.

Lưng khúc rồng.

Sinh bạch tử hồng.

Xuân hạ thu đông.

Bốn mùa đều có”.

Câu 4. Theo em câu đố trên nói về động vật nào sau đây.

A. con tôm.

B. con ốc sên.

C. con rận nước.

D. con sun.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.

C. Hình dạng luôn biến đổi.

D. Không có khả năng sinh sản.

Câu 6. Động vật đơn bào nào dưới đây sống tự do ngoài thiên nhiên?

A. Trùng sốt rét.

B. Trùng kiết lị.

C. Trùng biến hình.

D. Trùng bệnh ngủ.

Câu 7. Nhóm nào sau đây gồm toàn những động vật đơn bào gây hại?

A. Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, cầu trùng.

B. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng lỗ.

C. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh.

D. Trùng sốt rét, trùng roi xanh, trùng bệnh ngủ.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?

A. Kích thước hiển vi.

B. Không có khả năng sinh sản vô tính.

C. Cấu tạo đơn bào.

D. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” để đặt tên cho ngành.

Câu 2. Em đã làm gì để phòng bệnh giun đũa cho bản thân và gia đình?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

A

C

A

C

A

B

 

 -(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Khi nói về hệ tuần hoàn của châu chấu, phát biểu nào sau đây đúng?

A. tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.

B. tim 4 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.

C. tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.

D. tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.

Câu 2. Nhóm nào sau đây gồm những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

A. tôm sông, nhện, ve sầu.

B. kiến, ong mật, nhện.

C. kiến, bướm cải, tôm ở nhờ.

D. ong mật, bọ ngựa, tôm ở nhờ.

Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của tôm sông và nhện?

A. có 5 đôi chân ngực.

B. cơ thể chia làm 3 phần.

C. không có cánh.

D. sống trên cạn.

Câu 4. Sự sắp xếp các vảy ở cá trên thân khớp với nhau như ngòi lợp giúp

A. duy trì sức cản của nước khi di chuyển.

B. thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.

C. giảm ma sát với môi trường không khí khi di chuyển.

D. dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù.

Câu 5. Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì?

A. Phân đôi.

B. Mọc chồi.

C. Tạo thành bào tử.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây vể thuỷ tức là đúng?

A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.

B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử.

C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng.

D. Có khả năng tái sinh.

Câu 7. Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?

A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.

B. Dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh.

C. Sinh sản vô tính với tốc độ nhanh.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.

C. Hình dạng luôn biến đổi.

D. Không có khả năng sinh sản.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: Trình bày cách dinh dưỡng và sinh sản của thuỷ tức

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

C

B

B

D

D

A

 

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Trần Xuân Soạn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?