TRƯỜNG THCS LÊ LỢI | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Chọn từ hoặc cụm từ thích họp (tiền vào ô trống (...) thay cho các số 1,2, 3,…trong các câu sau:
Lớp sâu bọ có.... (1).... phong phú nhất trong giới Động vật (khoảng gần một
triệu loài) gấp 2 - 3 lần số loài của các động vật còn lại. Hằng năm con người lại
phát hiện thêm nhiều loài mới nữa. Sâu bọ phân bố ở..... (2)……. trên Trái Đất.
Hầu hết chúng có thể…….(3).........và trong quá trình phát triển có (4)…….
cơ thể..... (5)....... thay đổi... (6)........ nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cơ thể tôm gồm mấy phần?
A. Phần đầu - ngực
B. Phần bụng
C. Phần đuôi
D. Cả A và B
2. Cơ quan hô hấp của châu chấu là gì?
A. Bằng hệ thống ống khí
B. Bằng hệ thống túi khí
C. Bằng mang.
D. Cả A và B đều đúng.
3. Có thể xác định tuổi của trai nhờ:
A. Căn cứ độ lớn của vỏ
B. Căn cứ độ lớn của thân
C. Căn cứ các vòng tăng trưởng trên vỏ
D. Cả A, B, C đúng
4. Đặc điểm nào của Giun tròn khác với Giun dẹp?
A. Sống kí sinh.
B. Cơ thể đa bào.
C. Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn trung gian.
D. Có hậu môn.
5. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh?
1. Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).
2. Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả...
3. Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau
4. Hình dạng ổn định
5. Dinh dưỡng dị dưỡng
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 3.
Câu 3. Sắp xếp lại các câu sau đây sao cho đúng trình tự với các tập tính ở nhện:
1. Chăng lưới | 2. Bắt mồi |
a. Chờ mồi b. Chăng dây phóng xạ c. Chăng dây khung d. Chăng sợi tơ vòng | a. Nhện hút dịch lông ở con mồi b. Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc c. Tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi d. Trói chặt mồi, treo vào lưới để một thời gian |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Nêu ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm? Cho ví dụ.
Câu 2.
a. Trình bày đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
b. Ngành Chân khớp gồm mấy lớp ? Hãy sắp xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng lớp của nó: Tôm, bọ cạp, chuồn chuồn, mọt ấm, con sun, ve sầu, rận nước, chân kiếm, cua nhện, nhện, cái ghẻ, châu chấu, con ve bò, bọ ngựa.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
số loài | khắp nơi | bay | biến thái | lột xác | hình dạng |
Câu 2:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | A | C | D | D |
Câu 3: Trình tự các tập tính ở nhện
1 | 2 |
c, b, d, a | d, b, c, a |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm. Cho ví dụ.
Lợi ích:
- Thân mềm sử dụng làm thực phẩm cho người: mực, ốc, ngao, sò,...
- Dùng làm thức ăn cho động vật khác: ốc, hến, sò,…
- Dùng làm đồ trang sức: ngọc trai
- Dùng làm đồ trang trí: vỏ ốc. Vỏ sò, vỏ trai....
- Có tác dụng làm sạch môi trường nước: trai, vẹm, hầu...
- Nhiều loài có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết…
- Vỏ một số loại ốc có giá trị về mặt địa chất: hoá thạch của một vỏ ốc, vỏ sò…
Tác hại:
- Nhiều loài ăn thực vật phá hoại cây trồng: các loài ốc sên
- Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun, sán: ốc ao, ốc mút, ốc tai...
Câu 2.
Đặc điểm chung:
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
Ngành chân khớp gồm 3 lớp: Lớp Giáp xác, lớp Hình nhện, lớp Sâu bọ.
- Lớp Giáp xác: tôm, mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua nhện
- Lớp Hình nhện: nhện, họ cạp, cái ghẻ, con ve bò
- Lớp Sâu bọ: châu chấu, bọ ngựa, ve sầu, chuồn chuồn.
-------------------------------------0.0-------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Nối tên các phần phụ của tôm ở cột A tương ứng với chức năng của chúng ở cột B rồi điền vào phần trả lời ở cột C sao cho phù hợp:
Tên các phần phụ (A) | Chức năng (B) | Trả lời (C) |
1. Mắt kép | a. Bắt mồi và bò | 1........... |
2. Hai đôi râu | b. Giữ, xử lí mồi | 2......... |
3. Các chân hàm | c. Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng | 3......... |
4. Các chân ngực | d. Lái, giúp tôm nhảy | 4......... |
5. Các chân bụng | e. Định hướng, phát hiện mồi | 5......... |
6. Tâm lái | g. Bắt mồi và tự vệ | 6........... |
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Trong cơ thể muỗi Anôphen trùng sốt rét sinh sản hữu tỉnh có tác hại gì đến con người?
A. Để tăng số lượng trùng sốt rét
B. Làm tăng sức sống trùng sốt rét
C. Trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho người
D. Cả A, B và C đều đúng.
2. Đặc điểm cấu tạo của hải quỳ?
1. Cơ thể hình trụ
2. Kích thước từ 2-5 cm
3. Có nhiều tua miệng xếp đối xứng
4. Sống bám ở bờ đá, ăn động vật nhỏ
5. Di chuyển bằng cách co bóp dù.
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4 D. 3, 4, 5.
3. Đặc điểm giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp là:
A. Cơ thể có đối xứng 2 bên
B. Đều có ruột khoang
C. Sống cố định
D. Cả A, B và C đều đúng.
4. Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào ?
A. Áo nằm dưới vỏ, mặt ngoài áo tiết vỏ đá vôi
B. Mặt trong áo tạo thành khoang áo.
C. Phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai đây là trung tâm cơ thể.
D. Cả A, B và C đều đúng.
5. Tập tính của mực là gì?
1. Mực săn mồi bằng cách rình bắt hay tung “hoả mù” để bắt mồi.
2. Mực đẻ trứng thành chùm bám vào rong rêu, đẻ xong mực canh và chăm sóc trứng.
3. Con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối
6. Tay giao phối có thể đứt ra mang tinh trùng đến thụ tinh cho con cái.
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu l. Trình bày vòng đời của sán lá gan. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Câu 2. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết đại diện ngành Giun đốt? Hãy nêu thêm tên một số giun đốt khác mà em biết ? Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | D | B | D | D | C |
Câu 2:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | A | A | D | A |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Chọn phương án trả lời đúng.
1. Ong mật có các tập tính:
A. Tự vệ, tấn công, dự trữ thức ăn
B. Tự vệ, tấn công, cộng sinh để tồn tại
C. Sống thành xã hội, chăm sóc thế hệ sau
D. Câu A và C
E. Câu B và C
2. Cơ thể tôm sông gồm:
A. Hai phần: đầu - ngực, bụng
B. Hai phần: đầu, ngực - bụng
C. Ba phần: đầu, ngực, bụng
D. Cả A, B và C đều sai.
3. Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như thế nào?
A. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người.
B. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
C. Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác
D. Cả A, B và C đều đúng.
4. Châu chấu non nở ra dù giống con trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, lột xác nhiều lần mới thành con trưởng thành. Đó là hình thức:
A. Không qua biến thái.
B. Biến thái hoàn toàn
C. Biến thái không hoàn toàn.
D. Cả A. B, C đều sai.
5. Cách tự vệ của mực như thế nào:
1. Hút nước vào khoang áo rồi ép mạnh áo vào bụng, nước vọt qua phễu ra ngoài, đây mực lao như mũi tên về phía trước.
2. Phun nước mực từ tuyến mực làm đen cả một vùng nước để dễ lẩn trốn
3. Mắt mực có thể nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn.
4. Tuyến mực phun ra để đầu độc kẻ thù.
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4.
C, 1, 2, 4 D. 1, 3, 4
6. Tôm dinh dưỡng như thế nào?
A. Thức ăn của tôm là động, thực vật (cả mồi sống và chết)
B. Tôm nhận biết thức ăn nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển. Tôm dùng đôi càng bắt mồi.
C. Thức ăn qua miệng và hầu đến dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào thức ăn được tiêu hoá và sự hấp thụ thức ăn xảy ra ở ruột.
D. Cả A, B và C đều đúng.
7. Tập tính bắt mồi của nhện như thế nào ?
A. Rình mồi
B. Đuổi bắt
C. Chăng tơ
D. Săn tìm
Câu 2. Hãy viết chữ “Đ” cho câu trả lời đúng và chữ “S” cho câu trả lời sai vào ô vuông đầu câu trong các câu sau:
1. Vòng đời của giun dẹp qua vật chui trung gian.
2. Giun đất bắt đầu xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ thần kinh
3. Các loài giun kí sinh đẻ nhiều vì môi trường dinh dưỡng cùa chúng phong phú
4. Sự phát triển và tăng trưởng của ngành Chân khớp gắn liền với sự lột xác vì chúng có lớp vỏ kitin bao bọc
5. Châu chấu hô hấp qua mang.
6. Nhện có 2 tập tính: chăng lưới và bắt mồi
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Hô hấp ở châu chấu và tôm khác nhau như thế nào ?
Câu 2. Cơ thể nhện chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
D | A | D | C | A | D | C |
Câu 2:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đ | Đ | S | Đ | S | Đ |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Tập tính bắt mồi của nhện như thế nào?
A. Rình mồi
B. Đuổi bắt
C. Chăng tơ
D. Săn tìm.
Câu 2. Để bảo vệ mùa màng tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào ?
A. Giai đoạn bướm
B. Giai đoạn nhộng
C. Giai đoạn sâu non
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 3. Đặc điểm chung của sâu bọ là gì:
1. Vỏ cơ thể bằng kitin (là bộ xương ngoài)
2. Có năm giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.
3. Biến thái theo các hình thức khác nhau
4. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh
5. Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
A. 2, 4, 5
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 5
D. 3, 4, 5.
Câu 4. Tôm có đặc điểm nào thích nghi với đời sống ở nước?
A. Tôm có những đôi chân bơi
B. Tôm có tấm lái
C. Thở bằng mang
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5. Tập tính ôm trứng của trai mẹ có ý nghĩa gì?
A. Để cung cấp nhiệt cho trứng phát triển
B. Để bảo vệ trứng khỏi sinh vật khác ăn
C. Đó là hoạt động theo bản năng không có ý nghĩa gì đối với sự sinh trường và phát triển của trứng
D. Câu A và B đúng.
Câu 6. Thường gặp ốc sên ở đâu?
1. Thường gặp ốc sên ở cạn, ẩm ướt, nơi nhiều cây cối rậm rạp
2. Có khi ốc sên phân bố ở độ cao tới trên 1000m so với mặt biển
3. Có thể sống ở nước
4. Khi bò tiết ra chất nhờn để lại dấu vết trên đường đi.
5. Sống chui rúc, đục ruồng các vỏ gỗ của tàu thuyền
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4.
C. 3, 4, 5. D. 1, 3, 5.
Câu 7. Nguyên nhân truyền bệnh sốt rét là do:
A. Muồi vằn
B. Muỗi Anôphen
C. Ruồi, nhặng
D. Vi khuẩn
Câu 8. Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn?
Câu 2. Cơ thể tôm chia làm mấy phần? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | C | A | D | D | A | B | C |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Lê Lợi có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: