Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Phan Tây Hồ có đáp án

TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Khi nuôi tôm người ta thường cho ăn vào lúc nào?

A. Khuya

B. Trưa

C. Chạng vạng tối

D. Sáng sớm

Câu 2. Cấu tạo vỏ trai gồm:

A. Lớp sừng và lớp đá vôi

B. Lớp đá vôi và lớp xà cừ.

C. Lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ.

D. Lớp xà cừ và lớp sừng

Câu 3. Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Đó là:

A. Thuỷ tức

B. Sứa

C. Hải quỳ

D. San hô

Câu 4. Hình thức dinh dưỡng của trai :

A. Thụ động

B. Chủ động

C. Vừa chủ động vừa thụ động

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 5. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào toàn động vật thân mềm ?

A. Mực, ốc, trai, sứa.

B. Ốc, bạch tuộc, bào ngư, sò huyết

C. Sò, thuỷ tức, ốc sên, bạch tuộc.

D. Sứa, sò, mực, ốc sên.

Câu 6. Đặc điểm chung của dộng vật nguyên sinh?

1. Cơ thể động vật nguyên sinh chỉ có một tế bào, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản.

2. Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau: không bào tiêu hoá, không bào co bóp, điểm mắt... 

3. Phân lớn sống ở nước, một số

4. Di chuyển bằng chân giả.

5. Phần lớn sinh sản vô tính.

A. 1, 2, 3, 5.                         B. 2, 3, 4, 5.

C. 1, 3, 4, 5.                         D. 1, 2, 4, 5.

Câu 7. So với các sâu bọ khác, khả năng di chuyển của châu chấu hơn vì:

A. Có thêm đôi cánh

B. Có đôi càng to, khoẻ

C. Có nhiều đôi chân ngực hơn

D. Cả A và C đúng.

Câu 8. Cơ thể châu chấu gồm :

A. Ba phần: đầu, lưng, bụng

B. Hai phần: đầu - ngực, bụng

C. Ba phần: đầu, ngực, bụng

D. Hai phần: đầu, ngực - bụng

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Để nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung cần dựa vào những đặc điểm nào?

Câu 2. Nêu đặc điểm chung của Thân mềm ?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

C

C

A

B

A

B

C

 

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Để nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu họ nói chung cần dựa vào các đặc điểm sau:

- Cơ thể gồm 3 phần : đầu, ngực, bụng

- Phân đầu có 1 đôi râu.

- Phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh

- Hô hấp bằng không khí

Câu 2. Đặc điểm chung cua ngành Thân mềm:

- Cơ thể mềm không phân đốt

- Cơ thể có lớp vỏ đá vôi

- Phần lớn có khoang áo phát triển

- Hệ tiêu hoá phân hoá

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản

- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển

-------------------------------------0.0-------------------------------------

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là

A. giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

B. giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

C. giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.

Câu 2. Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ con người?

A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.

B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi.

B. Cơ thể phân đốt.

C. Có khoang áo.

D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Câu 4. Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Có giá trị về xuất khẩu.

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Làm thực phẩm.

D. Dùng làm đồ trang trí.

Câu 5. Mai của mực thực chất là

A. khoang áo phát triển thành.

B. tấm miệng phát triển thành.

C. vỏ đá vôi tiêu giảm.

D. tấm mang tiêu giảm.

Câu 6. Số lượng trứng mà giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng

A. 2000 trứng.

B. 20000 trứng.

C. 200000 trứng.

D. 2000000 trứng.

Câu 7. Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hóa, làm cơ thể suy nhược.

B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.

A. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.

B. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.

C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.

D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp.

Câu 2. Trình bày tác hại của giun đũa với sức khỏe con người.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

B

D

C

C

D

B

 

   -(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh?

1. Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).

2. Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả…

3. Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau

4. Hình dạng ổn định

5. Dinh dưỡng dị dưỡng.

A. 1, 2, 3, 4.                         B. 2, 3, 4.

C, 1, 2, 4                              D. 1, 2, 3.

Câu 2. Thuỷ tức là đại diện của ngành nào?

A. Ngành ruột khoang

C. Ngành chân khớp

B. Ngành giun tròn

D. Ngành giun dẹp

Câu 3. Giun dẹp có nhùng đặc điểm nào?

A. Cơ thể dẹp, có đối xứng 2 bên

B. Ruột dạng túi, chưa có hậu môn

C. Vòng đời không qua giai đoạn ấu trùng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4. Lớp vỏ cutiun ở giun đũa có tác dụng gì ?

A. Giúp giun di chuyển dễ dàng

B. Chống tác dụng cơ học.

C. Giúp giun tiêu hoá nhanh

D. Giúp cơ thể có hình dạng cố định

Câu 5. Trai được xếp vào ngành Thân mềm, vì sao ?

A. Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân và chân trai.

B. Cơ thể có đối xứng 2 bên.

C. Có thân mềm, không phân đốt, di chuyền nhờ chân rìu.

D. Cơ thể trai có lớp áo bao bọc.

Câu 6. Thân mềm có ích lợi gì?

A. Làm thức ăn cho người và động vật

B. Làm sạch môi trường nước.      

C. Làm đồ trang trí, trang sức.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7. Trùng biến hình di chuyển nhờ:

A. Nhờ roi

B. Nhờ lông bơi

C. Nhờ chân giả

D. Không có cơ quan di chuyển

Câu 8. Biện pháp để phòng bệnh kiết lị là :

A. Ăn thức ăn không ôi thiu

B. uống nước đun sôi để nguội

C. Ăn thức ăn nấu chín

D. Câu B, C đúng

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1.

a. Để nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung cần dựa vào những đặc điểm nào?

b, Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu ? Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào thích nghi với từng cách di chuyển: bò, bay, nhảy?

Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của ngành Chân khớp? Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người ?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

D

A

A

B

C

D

C

D

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Phan Tây Hồ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?