TRƯỜNG THCS LÊ TRUNG ĐÌNH | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Những thân mềm nào dưới đây có hại ?
A. Ốc sên, trai, sò
B. Ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng.
C. Mực, hà biển, hến
D. Ốc gạo, mực, sò
Câu 2. Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm:
A. Bơi lùi, bơi tiến.
B. Bơi lùi, bò
C. Bơi, bò, nhảy.
D. Bơi lùi, nhảy
Câu 3. Đặc điểm cơ bản để nhận dạng giun đốt ngoài tự nhiên:
A. Cơ thể thuôn nhọn hai đầu.
B. Cơ thể hình giun, phân đốt
C. Cơ thể dẹp.
D. Cơ thể hình trụ tròn
Câu 4. Trùng kiết lị vào cơ thể bằng con đường nào ?
A. Trùng kiết lị qua ruồi
B. Trùng kiết lị qua con đường tiêu hóa.
C. Bào xác qua con đường tiêu hóa.
D. Trùng kiết lị qua muỗi đốt.
Câu 5. Cơ thể thủy tức có đặc điểm:
A. Đối xứng tỏa tròn.
B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. Không có hình dạng nhất định.
D. Đối xứng hai bên
Câu 6. Giun đũa kí sinh ở:
A. Ruột già người.
B. Manh tràng người
C. Ruột non người
D. Dạ dày người.
Câu 7. Nêu đặc điểm cơ thể tôm?
1. Cơ thể tôm gồm hai phần: Phần đầu - ngực, phần bụng
2. Phần đầu - ngực có các bộ phận: gai nhọn, đôi mắt kép, hai đôi râu, miệng, các đôi chân ngực.
3. Phần bụng có các đôi chân bụng
4. Vỏ bọc cơ thể bằng chất kitin có tẩm canxi nên rất cứng là nơi bám cho các cơ và thành vỏ bảo vệ cơ thể.
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.
Câu 8. Cách tính tuổi của trai?
A. Căn cứ vào độ lớn của thân trai
B. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai
C. Căn cứ vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 9. Cách tự vệ của ốc sên?
A. Co rút cơ thể vào trong vỏ.
B. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù.
C. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 10. Trùng kiết lị có kích thước:
A. Lớn hơn hồng cầu
B. Bé hơn hồng cầu
C. Bằng tiểu cầu
D. Câu B, C đúng.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tư nhiên và trong đời sống con người.
Câu 2. Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu.
Câu 3. Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá châu chấu và cho biết thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | B | C | A | C | D | C | A | A |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tự nhiên và đời sống con người:
- Làm thức ăn cho động vật lớn hơn ở trong nước (trùng roi ...)
- Xác định tuổi địa tầng tìm dầu mỏ (trùng lỗ)
- Làm sạch môi trường nước (trùng roi, trùng giày …)
- Là nguyên liệu chế giấy (trùng phóng xạ)
- Gây bệnh cho động vật và con người (trùng kiết lị, trùng sốt rét...)
Câu 2: Cấu tạo ngoài của châu chấu: 3 phần.
+ Đầu: mắt kép, râu, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
+ Bụng: Có các đôi lỗ thở.
Câu 3.
- Tên các bộ phận cùa hệ tiêu hóa: Miệng → Hầu → Diều → Dạ dày → Ruột tịt → Ruột sau → Trực tràng → Hậu môn.
- Thức ăn được tiêu hóa: Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
-------------------------------------0.0-------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Trùng roi xanh giống tế hào thực vật ở chỗ:
A. Có thành tế bào
B. Có điểm mắt
C. Có diệp lục
D. Có không bào lớn
Câu 2. Giun đũa khác giun kim ở điểm:
A. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu
B. Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài
C. Chi kí sinh ở 1 vật chủ
D. Dài 20-25cm, màu hồng, trơn, óng ánh
Câu 3. Sán lông khác với sán lá gan ở chỗ:
A. Cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng
B. Có mắt và lông bơi
C. Có đối xứng 2 bên
D. Có giác bám phát triển
Câu 4. Nơi kí sinh của giun đũa là:
A. Ruột non
B. Ruột già
C. Ruột thẳng
D. Tá tràng
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở trai?
A. Vỏ có 3 lớp
B. Có khoang áo
C. Miệng có tua dài và tua ngắn
D. Có tấm mang
Câu 6. Phần phụ nào của tôm sông có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng?
A. Các chân hàm
B. Các chân ngực
C. Các chân bụng
D. Tấm lái
Câu 7. Loài động vật nguyên sinh kí sinh ở tltành ruột người là:
A.Trùng sốt rét
B. Trùng kiết lị
C. Trùng roi kí sinh
D. Trùng giày
Câu 8. Cơ thể hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng toả tròn. Đây là đặc điểm của:
A. San hô
B. Sứa
C. Hải quỳ
D. Thuỷ tức
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. So sánh hình thức sinh sản vô tính ở thuỷ tức và san hô.
Câu 2. Vai trò của giun đốt?
Câu 3. Trình bày các bước tiến hành mổ tôm sông.
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào ? Nêu ích lợi của giun đất đối với đất trồng.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | D | B | A | C | C | B | D |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cách sinh sản của trai sông?
A. Thụ tinh ngoài, trứng thường đẻ trong khoang áo.
B. Trứng nở thành ấu trùng phát triển trong khoang áo
C. Ấu trùng bám trên da, vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới
D. Câu A và B đều đúng.
2. Để phòng tránh giun móc câu ta phải:
A. Không đi chân không
C. Không ăn rau sống
B. Rửa tay trước khi ăn
D. Tiêu diệt ruồi nhặng trong nhà
3. Loài nào sau dây thuộc ngành thân mềm có tập tính đẻ trứng nhiều lần trong 1 năm. Chúng đào hốc và đẻ vào đỏ vài ba trăm trứng. Vào mùa đông, chúng tiết ra một lớp nhầy bịt kín miệng vỏ để ngủ đông ?
A. Trai
B. Mực
C. Ốc sên
D. Bạch tuộc
4. Tuyến độc của nhện nằm ở
A. Chân đuôi
B. Chân kìm
C. Bụng
D. Miệng
5. Những đại diện nào sau đây đều thuộc ngành thân mềm ?
A. Bạch tuộc, sò, ốc sên, trai
C. Bạch tuộc, ốc vặn, giun đỏ
B. Mực, rươi, ốc sên
D. Ốc tù và, rươi, ốc anh vũ
Câu 2. Bổ sung vào chỗ trống các từ hoặc cụm từ: khoang cơ thể, da, chun dãn, đối xứng hai bên, phân hoả, ghép đôi, kín, chuỗi hạch, lưỡng tính, kén để hoàn chỉnh các câu sau:
Cơ thể giun đất.... (1)....... phân đốt và có........ (2)........... chính thức. Nhờ sự..... (3)......... cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được. Giun đất có cơ quan tiêu hoá...... (4)............ , hô hấp qua........... (5).......... có hệ tuần hoàn......... (6) ............. và hệ thần kinh kiểu............. (7)........... Giun đất.......... (8)...... , khi sinh sản chúng ................ (9)......... Trứng thụ tinh phát triển trong......... (10)......... thành giun non.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa.
Câu 2. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | A | C | B | A |
Câu 2:
(1). Đối xứng hai bên; (2). Khoang cơ thể; (3). Chun dãn; (4). Phân hoá; (5). Da; (6). Kín; (7). Chuỗi hạch; (8). Lưỡng tính; (9). Ghép đôi; (10). Kén.
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Lê Trung Đình có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: