TRƯỜNG THCS HÒA PHÚ | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Động vật nguyên sinh nào sau đây có đời sống tự do ?
1. Trùng roi 2. Trùng biến hình
3. Trùng kiết lị 4. Trùng đế giày
5. Trùng sốt rét
A. l, 2, 3 B. 2, 3, 4.
C. 3, 4, 5 D. 1, 2, 4.
2. Giun Đũa thuộc ngành:
A. Giun dẹp
B. Giun tròn
C. Giun đất
D. Câu A và C
3. Trùng roi giống tế bào thực vật ở đặc điểm nào ?
A. Có diệp lục
C. Có điểm mắt
B. Có roi
D. Cả A, B và C đều đúng.
4. Tại sao mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?
A. Vì phía ngoài trai là lớp sừng
B. Lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác
C. Khi mài lớp sừng nóng chảy chúng có mùi khét
D. Cả A, B và C đều đúng.
5. Đặc điểm nào của Giun tròn khác với Giun dẹp ?
A. Sống kí sinh.
B. Cơ thể đa bào.
C. Ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
D. Có hậu môn.
Câu 2. Hây sắp xếp tên các đại diện của các ngành Giun sau đây vào đúng ngành của chúng: Sán lông, giun đỏ, giun đũa, sán lá gan, giun rễ lúa, đỉa, giun chỉ, sán lá máu,giun móc, sán bã trầu, sán dây, giun kim, giun đất, rươi.
- Ngành Giun dẹp:........................
- Ngành Giun tròn:.......................
- Ngành Giun đốt:........................
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
Câu 2. Trong số các đặc điểm chung của ngành Giun tròn, đặc điểm nào dễ nhận biết chúng nhất ? Kể tên một số đại diện thuộc ngành Giun tròn ?
Câu 3. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | B | A | D | D |
Câu 2:
- Ngành Giun dẹp: Sán lông, sán lá gan, sán lá máu. sán bã trầu, sán dây
- Ngành Giun tròn: giun đũa, giun móc, giun kim, giun rễ lúa, giun chỉ.
- Ngành Giun đốt: rươi, giun đất, đỉa, giun đỏ
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
- Cơ thể dài, hình ống, phân đốt, có đối xứng 2 bên, khó phân biệt phần đầu và phần đuôi.
- Ở phần đầu cơ thể có vòng tơ ở xung quanh mồi đốt.
- Thành cơ bụng phát triển, phần bụng cơ thể có các móc bám giúp giun di chuyển trong đất bằng cách co dãn cơ thể (giun bò, trườn mình tới trước, dùng móc phần bụng bám xuống đất, rồi kéo theo phần sau cơ thể)
- Ống tiêu hoá phân hoá khá rõ với miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt: Giúp giun ăn đất, mành vụn, xác bã động thực vật và thải phân ra ngoài là một loại đất xốp.
Câu 2. * Trong số các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm dễ nhận biết chúng nhất là:
- Cơ thể hình trụ, thuôn dài 2 đầu
* Một số đại diện thuộc ngành Giun tròn:
- Giun đũa, giun móc, giun kim, giun rễ lúa, giun chỉ.
Câu 3.
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
+ Có vỏ kitin che trở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ thể
+ Phần phụ phân đốt, có khớp động với nhau
+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
- Vai trò:
+ Có lợi: Cung cấp thực phẩm cho người; là thức ăn của động vật khác; làm thuốc chữa bệnh; làm sạch môi trường.
+ Có hại: làm hại cho nông nghiệp; hại đồ gỗ, tàu thuyền; là động vật trung gian truyền bệnh.
-------------------------------------0.0-------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?
A. Hô hấp bằng mang.
B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
Câu 2: Có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây giúp chúng ta nhận biết các đại diện của lớp Sâu bọ trong thiên nhiên?
A. Cơ thể chia thành ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
B. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
C. Thở bằng ống khí.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.
B. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn.
C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.
D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về muỗi vằn là đúng?
A. Chỉ muỗi đực mới hút máu.
B. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu.
C. Chỉ muỗi cái mới hút máu.
D. Muỗi đực và muỗi cái đều không hút máu.
Câu 5: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là
A. cơ thể phân đốt.
B. phát triển qua lột xác.
C. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.
D. lớp vỏ ngoài bằng kitin.
Câu 6: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người?
A. Lớp Đuôi kiếm.
B. Lớp Giáp xác.
C. Lớp Hình nhện.
D. Lớp Sâu bọ.
Câu 7: Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác?
A. Kiến cắt lá.
B. Ve sầu.
C. Ong mật.
D. Bọ ngựa.
Câu 8: Tập tính nào dưới đây không có ở kiến?
A. Đực cái nhận biết nhau bằng tín hiệu.
B. Chăm sóc thế hệ sau.
C. Chăn nuôi động vật khác.
D. Dự trữ thức ăn.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Vai trò của ngành Ruột khoang
Câu 2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào ? Nêu ích lợi của giun đất đối với đất trồng.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | D | C | C | C | B | A | A |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Có thể xác định tuổi của trai nhờ:
A. Căn cứ độ lớn của vỏ
B. Căn cứ độ lớn của thân
C.Căn cứ các vòng tăng trưởng trên vỏ
D. Cả A, B, C đúng
Câu 2. Trai giữ vai trò làm sạch nước vì:
A. Có thể lọc các cặn van trong nước
B. Lấy các cặn vẩn làm thức ăn
C. Tiết các chất nhờn kết các cặn bã trong nước lẳng xuống đáy bùn
D. Câu A, B, C đúng
Câu 3. Cành san hô dùng để trang trí thuộc bộ phận nào ?
A. Lớp ngoài và lớp trong của san hô
B. Phần thịt san hô
C. Khung xương bằng đá vôi của san hô
D. Cả A và B đúng.
Câu 4. Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người ?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. San hô
D. Hải quỳ
Câu 5. Sán lông và sán lá gan đưọc xếp chung một ngành Giun dẹp vì:
A.Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên
B. Có lối sống kí sinh.
C. Có lối sống tự do
D. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính
Câu 6. Tại sao khi bị ngập nước giun thường chui lên mặt nước?
A. Hang bị ngập nước, giun không có nơi ở
B. Giun không hô hấp được phải ngoi lên đế hô hấp
C. Giun ngoi lên để tìm nơi ở khô ráo hơn
D. Cả B và C
Câu 7. Trùng biến hình di chuyển nhờ:
A. Nhờ roi
B. Nhờ lông bơi
C. Nhờ chân giả
D. Không có cơ quan di chuyển
Câu 8. Biện pháp để phòng bệnh kiết lị là :
A. Ăn thức ăn không ôi thiu
B. uống nước đun sôi để nguội
C. Ăn thức ăn nấu chín
D. Câu B, C đúng
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Cấu tạo ruột khoang sống bám và sống tự do có điểm gì chung ?
Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của ngành Giun dẹp?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | D | C | B | A | B | C | D |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1: Cơ thể tôm gồm mấy phần :
A. Phần đầu, ngực
B. Phần bụng
C. Phần đuôi
D. Cả A và B
Câu 2: Tập tính ôm trứng của trai mẹ có ý nghĩa gì ?
A. Đế cung cấp nhiệt cho trứng phát triển
B. Để bảo vệ trứng khỏi sinh vật khác ăn
C. Đó là hoạt động theo bản năng không có ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của trứng
D. Câu A và B đều đúng.
Câu 3: Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người?
A. Làm hại cây trồng.
B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán.
C. Đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 4: Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
A. Làm đồ trang sức.
B. Có giá trị về mặt địa chất.
C. Làm sạch môi trường nước.
D. Làm thực phẩm cho con người.
Câu 5: Trong số những chân khớp dưới đây, có bao nhiêu loài có giá trị thực phẩm?
1. Tôm hùm
2. Cua nhện
3. Tôm sú
4. Ve sầu
Số ý đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
A. Tôm sông, nhện, ve sầu.
B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.
C. Kiến, ong mật, nhện.
D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?
A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.
B. Làm sạch môi trường nước.
C. Có giá trị về mặt địa chất.
D. Làm thức ăn cho các động vật khác.
Câu 8: Trai sông và ốc vặn giống nhau ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Nơi sinh sống.
B. Khả năng di chuyển.
C. Kiểu vỏ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Trình bày hình dạng và cấu tạo của cơ thể trai ? Vai trò của ngành Thân mềm trong tự nhiên.
Câu 2. Để nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung cần dựa vào những đặc điểm nào?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | D | D | B | C | C | A | A |
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 Trường THCS Hòa Phú có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: