BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 9 NĂM 2021
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN
ĐỀ SỐ 1.
Câu 1 (5 điểm)
Tại sao có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái của vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ?
Câu 2 (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Con đực mang cặp NST giới tính XX, còn con cái mang cặp NST giới tính XY có ở loài nào ?
A. Ruồi giấm, thú, người.
B. Chim, bướm và một số loài cá.
C. Bọ nhậy
D. Châu chấu, rệp.
2. Con cái mang cặp NST giới tính XX, còn con đực mang cặp NST giới tính XY có ở loài nào ?
A. Ruồi giấm, thú, người.
B. Chim, bướm và một số loài cá.
C. Bọ nhậy.
D. Châu chấu, rệp.
3. Tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ 1 : 1 là do
A. tinh trùng Y khoẻ hơn tinh trùng X.
B. tinh trùng Y khoẻ như tinh trùng X.
C. giới đổng giao chỉ cho một loại giao tử.
D. tỉ lệ giao tử ở giới dị giao là 1 : 1.
4. Tại sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1
A. Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NSTX
B. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau
C. Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
D. Cả B và C
5. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính trong đời cá thể ?
A. Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp từ
Các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể
C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ
D. Cả B và C
ĐÁP ÁN
Câu 1 (5 điểm)
Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
Có thể sử dụng hoocmôn sinh dục tác động vào giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thê có thể làm biến đổi giới tính nhưng cặp NST giới tính vẫn không thay đổi.
Câu 2 (5 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | D | A | B |
1. Con đực mang cặp NST giới tính XX, còn con cái mang cặp NST giới tính XY có ở Chim, bướm và một số loài cá.
Chọn B
2. Con cái mang cặp NST giới tính XX, còn con đực mang cặp NST giới tính XY có ở Ruồi giấm, thú, người.
Chọn A
3. Tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ 1 : 1 là do tỉ lệ giao tử ở giới dị giao là 1 : 1.
Chọn D
4. Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1 là do số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X
Chọn A
5. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính trong đời cá thể là: các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể
Chọn B
………………………………………
ĐỀ SỐ 2.
Câu 1 (5 điêm)
Thế nào là di truyền liên kết ? Hiện tượng này bổ sung cho quy luật Menđen như thế nào ?
Câu 2 (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Quy luật liên kết gen được phát hiện khi
A. lai phân tích.
B. cho ruồi đực F1 mình xám, cánh dài tạp giao với ruồi cái mình đen, cánh cụt.
C. cho ruồi cái mình xám, cánh dài tạp giao với ruồi đực mình đen, cánh cụt.
D. cho ruồi đực và ruồi cái mình đen, cánh cụt tạp giao với nhau.
2. Ruồi giấm được chọn là đối tượng cho nghiên cứu tính di truyền vì đặc điểm nào ?
A. Số lượng NST ít (2n = 8).
B. Có nhiểu biến dị, dễ quan sát.
C. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn.
D. Cả A, B và C.
3. Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa gì ?
A. Làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
B. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý.
D. Cả B và C.
4. Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là
A. các tính trạng khi phân li làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau,
C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp NST.
D. tất cả các gen nằm trên cùng một NST phải luôn di truyền cùng nhau.
5. Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
B. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp
C. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
D. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (5 điểm)
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Hiện tương di truyền liên kết bổ sung cho quy luật Menđen : Trên một NST thường chứa nhiều gen. Các gen trên một NST di truyền cùng nhau (liên kết với nhau). Trong trường hợp xét đến các gen quy định tính trạng nằm trên các NST khác nhau thì di truyền độc lập với nhau (quy luật Menđen).
Câu 2 (5 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | D | D | C | B |
1. Quy luật liên kết gen được phát hiện khi cho ruồi đực F1 mình xám, cánh dài tạp giao với ruồi cái mình đen, cánh cụt.
Chọn B
2. Ruồi giấm được chọn là đối tượng cho nghiên cứu tính di truyền vì:
- Số lượng NST ít (2n = 8).
- Có nhiểu biến dị, dễ quan sát.
- Đẻ nhiều, vòng đời ngắn.
Chọn D
3. Hiện tượng liên kết gen:
- Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý.
Chọn D
4. Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp NST.
Chọn C
5. Nhận định đúng là B Làm hạn chế các biến dị tổ hợp
Chọn B
………………………………………
ĐỀ SỐ 3.
Câu 1 (5 điểm)
Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng ?
Câu 2 (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện
A. A liên kết với T, G liên kết với X.
B. A liên kết với G, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết U, G liên kết với X.
D. A liên kết X, G liên kết với T
2. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là
A. glucôzơ. B. axit amin.
C. nuclêôtit. D. cả A và B.
3. ADN có đặc điểm là
A. có kích thước lớn.
B. có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. thành phần chủ yếu là các nguyên tố : C, H, O, N, P.
D. cả A, B và C
4. Trong cấu trúc của một đoạn ADN, liên kết hiđrô được hình thành giữa các nuclêôtit
A. A-T và T-A B. G - X và G - U
C. X-G và T-A D. A - T và G - X
5. Thế nào là nguyên tắc bổ sung ?
A. Là nguyên tấc mà bazơ có kích thước lớn liên kết với một bazo có kích thước bé, cụ thể A liên kết với T và G liên kết với X.
B. Là nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với T của mạch kia, G của mạch này liên kết với X của mạch kia và ngược lại.
C. Là nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với G của mạch kia, T của mạch này liên kết với X của mạch kia.
D. Là nguyên tắc mà T liên kết với X, G liên kết với A.
ĐÁP ÁN
Câu 1. (5 điểm)
Bốn loại nuclêôtit trên liên kết với nhau và tuỳ theo số lượng đơn phân mà định chiều dài của ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiều cách tạo ra được vô số loại phân tử ADN khác nhau.
Các phân tử ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp các đơn phân mà còn cả về số lượng và thành phần các đơn phân.
Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.
Câu 2 (5 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | C | D | D | A |
1. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện A liên kết với G, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
Chọn B
2. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là nuclêôtit
Chọn C
3. ADN có đặc điểm là
- có kích thước lớn.
- có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- thành phần chủ yếu là các nguyên tố : C, H, O, N, P.
Chọn D
4. Trong cấu trúc của một đoạn ADN, liên kết hiđrô được hình thành giữa các nuclêôtit A - T và G - X
Chọn D
5. Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc mà bazơ có kích thước lớn liên kết với một bazo có kích thước bé, cụ thể A liên kết với T và G liên kết với X.
Chọn A
………………………………………
ĐỀ SỐ 4.
Câu 1 (5 điểm)
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc nào ? Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
Câu 2 (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Gen là gì ?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền, có khả năng tự nhân đôi
A. Gen là một đoạn của NST
C. Gen bao gồm các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị
D Cả A B và C
2. Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiên trong cơ chế nào ?
A. Tự nhân đôi ADN
B. Tổng hợp ARN
C. Hình thành chuỗi axit amin
D. Cả A và B
3. Khi bước vào quá trình nhân đôi hoặc sao mã, 2 mạch ADN được tách nhau ra là nhờ
A. liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit trong 1 mạch.
B. liên kết hiđrô giữa 2 mạch là liên kết yếu.
C. xúc tác của enzim.
D. cả B và C.
4. Sự tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì nào?
A. Kì trung gian B. Kì đầu.
C. Kì giữa. D. Kì cuối.
5. Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là?
A. các axit amin tự do trong tế bào.
B. các nulêôtit tự do trong tế bào.
C. các liên kết hiđrô.
D. các bazơ nitrơ trong tế bào.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (5 điểm)
Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bổ sung : sự liên kết các nuclêôtit ở mạch khuôn với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào, trong đó A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô hay ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô hay ngược lại.
Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn) : trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), còn một mạch mới được tổng hợp.
2 ADN con được tạo ra giống nhau và giống với ADN mẹ. Đó là nhờ quá trình tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa.
Câu 2 (5 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | D | C | A | B |
1. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền, có khả năng tự nhân đôi
Chọn A
2. Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện trong: Tự nhân đôi ADN, Tổng hợp ARN
Chọn D
3. Khi bước vào quá trình nhân đôi hoặc sao mã, 2 mạch ADN được tách nhau ra là nhờ xúc tác của enzim.
Chọn C
4. Sự tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì trung gian
Chọn A
5. Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là các nulêôtit tự do trong tế bào.
Chọn B
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Quốc Tuấn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: