BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 9 NĂM 2021
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
ĐỀ SỐ 1.
Câu 1 (4 điểm)
Có những loại ARN nào ? ARN có chức năng gì ?
Câu 2 (6 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là
A. glucôzơ B. axit amin.
C. nuclêôtit. D. cả A và B.
2. Loại ARN nào có chức năng truyển đạt thông tin di truyền ?
A. ARN vận chuyển B. ARN thông tin
C. ARN ribôxôm D. Cả A, B và C
3. Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit liên kết với nhau thành từng cặp theo kiểu
A. Amg – Tkm, Gmg – Xkm , Tmg – Akm, Xmg – Gkm
B. Amt – Tmg, Gmt – Xmg , Tmt – Amg, Xmt - Gmg
C. Amt – Tkm, Gmt – Xkm , Tmt – Akm, Xmt – Gkm
D. Amt – Tbs, Gmt – Xbs , Tmt – Abs, Xmt – Gbs
4. Loại ARN có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin là
A. mARN. B. tARN.
C. rARN. D. ARN ti thể
5. Điều nào không đúng khi so sánh điểm khác nhau giữa ADN và ARN ?
A. Số mạch đơn của một phân tử.
B. Kích thước và số lượng đơn phân tham gia.
C. Chức năng của mỗi phân tử.
D. Loại đơn phân tham gia cấu trúc phân tử.
6. Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra trong tế bào ở
A. nhân. B. ti thể.
C. lạp thể. D. tế bào chất.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (4 điểm)
- ARN cũng là một loại axit nuclêic. Có 3 loại ARN căn cứ theo chức năng của chúng là ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), ARN ribôxôm (rARN).
- Chức năng :
+ mARN : có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
+ tARN : có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
+ rARN : là thành phần cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.
Câu 2. (6 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | B | A | B | D | A |
1. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là nuclêôtit
Chọn C
2. ARN thông tin có chức năng truyển đạt thông tin di truyền
Chọn B
3. Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit liên kết với nhau thành từng cặp theo kiểu Amg – Tkm, Gmg – Xkm , Tmg – Akm, Xmg – Gkm
Chọn A
4.tARN có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
Chọn B
5. Ý sai là D
Chọn D
6. Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra trong nhân
Chọn A
………………………………………
ĐỀ SỐ 2.
Câu 1 (5 điểm)
Prôtêin có cấu trúc như thế nào ?
Câu 2 (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Prôtêin không có chức năng nào sau đây ?
A. Cấu trúc
B. Xúc tác quá trình trao đổi chất
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất
D. Truyền đạt thông tin di truyền
2. Yếu tố quy định tính đặc thù của prôtêin là
A. số lượng axit amin.
B. thành phần các loại axit amin.
C. trình tự sắp xếp các loại axit amin.
D. cả A, B và C.
3. Phân tử prôtêin có tính đa dạng là do
A. số lượng, thành phần axit amin trong phân tử.
B. có 20 loại axit amin trong phân tử.
C. trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử.
D. cả A và C.
4. Prôtêin thực hiện được chức năng nhờ bậc cấu trúc chủ yếu nào ?
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 3
B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
5. Vai trò quan trọng của prôtêin là gì ?
A. Làm chất xúc tác và điêu hoà quá trình trao đổi chất
B. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể
C. Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể
D. Cả A, B và C
ĐÁP ÁN
Câu 1. (5 điếm)
- Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn.
- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố C, H, O, N ; ngoài ra có thể còn một số nguyên tố khác.
- Prôtêin cũng được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân.
- Đơn phân cấu trúc nên prôtêin là axit amin gồm 20 loại khác nhau, vì vậy trật tự sắp xếp các axit amin trong cấu trúc của prôtêin là yếu tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin.
Câu 2. (5 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | C | D | A | B |
1. Prôtêin không có chức năng Truyền đạt thông tin di truyền
Chọn D
2. Yếu tố quy định tính đặc thù của prôtêin là trình tự sắp xếp các loại axit amin.
Chọn C
3. Phân tử prôtêin có tính đa dạng là do
- số lượng, thành phần axit amin trong phân tử.
- trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử.
Chọn D
4. Prôtêin thực hiện được chức năng nhờ bậc cấu trúc 3 và bậc 4
Chọn D
5. Vai trò quan trọng của prôtêin là Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể
Chọn B
………………………………………
ĐỀ SỐ 3.
Câu 1 (5 điểm)
Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng thể hiện trong sơ đồ sau như thế nào?
Gen (ADN) → ARN → prôtêin → tính trạng.
Câu 2 (5 điểm)
Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit :
-A-A-U-X-U-A-A-U-U-X-G-A-G-X-U
- Xác định trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen tổng hợp ra mARN bằng cách nào ?
ĐÁP ÁN
Câu 1. (5 điểm)
Bản chất của mối quan hệ : Gen (ADN) → ARN → prôtêin → tính trạng chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nucleôtit trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó nó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Câu 2. (5 điểm)
Trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen được xác định như sau :
Mạch mARN : -A- A- U- X- U- A- A- U- U- X- G- A- G- X-U-
Mạch khuôn : -T- T- A- G- A- T- T- A- A- G- X- T- X- G -A-
Mạch bổ sung : -A- A-T- X- T- A- A- T- T- X- G- A- G - X- T -
………………………………………
ĐỀ SỐ 4.
Câu 1 (5 điểm)
ADN và mARN có điểm gì giống nhau ?
Câu 2 (3 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. ARN được chia thành ba loại chủ yếu là căn cứ vào
A. cấu trúc của ARN.
B. số lượng đơn phân,
C. chức năng của ARN.
D. cả A, B và C.
2. Một gen có A = T = 100 nuclêôtit, G = X = 300 nuclêôtit. Số liên kết hiđrô trong gen là
A. H = 1100 liên kết.
B. H = 1200 liên kết.
C. H= 1300 liên kết.
D. H = 800 liên kết.
3. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc nào ?
A. Không theo nguyên tắc nào, liên kết tự do
B. Các nuclêôtit có kích thước lớn sẽ liên kết với nhau và ngược lại
C. Theo nguyên tắc bổ sung
D. Nguyên tắc khuôn mẫu.
Câu 3 (2 điểm)
Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điển vào chỗ trống trong câu sau :
Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là …..(1)... Tính đa dạng và tính đặc
trưng của ADN chủ yếu do ….(2)... quy định.
A. trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit
B. nuclêôtit
C. số lượng nuclêôtit
ĐÁP ÁN
Câu 1 (5 điểm)
Giống nhau về cấu trúc giữa ADN và mARN :
- Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Mỗi đơn phân đều gồm 3 thành phần cơ bản trong đó thành phần quan trọng nhất là bazơ nitric.
- Trên mạch đơn ADN và trên phân tử mARN, các đơn phân được liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững.
- Đều có cấu tạo xoắn.
- Đặc trưng bới số lượng, thành phần và trình tự phân bố các đơn phân.
Câu 2 (3 điểm)
1 | 2 | 3 |
C | A | C |
1. ARN được chia thành ba loại chủ yếu là căn cứ vào chức năng của ARN.
Chọn C
2. A = T = 100 nuclêôtit, G = X = 300 nuclêôtit.
Số liên kết hiđrô trong gen là 2A + 3G = 2x100 + 3x300 = 1100 LK
Chọn A
3. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
Chọn C
Câu 3 (2 điểm)
1 | 2 |
B | A |
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Võ Thị Sáu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: