Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Tự Trọng

BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 9 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (5 điểm)

Có các loại môi trường nào ?

Câu 2 (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :

1.   Cá chép có giởi hạn chịu nhiệt là : 2°C đến 44°C, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giởi hạn chịu đựng về nhiệt độ là : 5°C đến 42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giởi hạn chịu nhiệt rộng hơn.

C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giởi hạn dưới cao hơn.

D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giởi hạn dưới thấp hơn.

2.    Khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt như thế nào ?

A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục ngắn

B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài

C. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn

D. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài

3.   Sán lá sống trong môi trường nào sau đây ?

A. Môi trường đất

B. Môi trường nước

C. Môi trường không khí

D. Môi trường sinh vật

4.   Các nhân tố sinh thái gồm

A. nhân tố vô sinh.

B. nhóm nhân tố vô sinh và hữu sinh

C. nhóm nhân tố vô sinh và con người.

D. nhân tố hữu sinh.

5.   Nhân tố sinh thái là

A. những yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật.

B. những yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật.

C. những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể sinh vật.

D. cả A, B và C.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1 (5 điểm)

Có 4 loại môi trường chủ yếu :

- Môi trường nước (nước ngọt : nước ao, hồ... ; nước mặn : nước biển và hồ nước mặn ; nước lợ : nước vùng cửa sông).

- Môi trường trong đất.

- Môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường cạn).

- Môi trường sinh vật (cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi nó là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của sinh vật khác.

Câu 2 (5 điểm)

1

2

3

4

5

B

A

D

B

C

 

………………………………………

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (5 điểm)

Ánh sáng ảnh hưởng tởi đời sống sinh vật như thế nào ?

Câu 2 (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :

1. Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối  với động vật là gì ?

A. Định hưởng trong không gian

B. Kiếm mồi

C. Nhận biết

D. Cả A, B và C

2. Cây thông mọc nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây mọc xen nhau trong rừng vì

A. có nhiều chất dinh dưỡng.

B. ánh sáng chiếu đến cây chỉ tập trung ở phần ngọn.

C. ánh sáng chiếu được đến cây tất cả các bộ phân, các phía của cây.

D. cả A và C.

3. Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến cường độ quang hợp của lá cây khi cường độ chiếu sáng

A. tăng, lá phía ngoài quang hợp mạnh hom lá phía trong.

B. tăng, lá phía trong quang hợp mạnh hơn lá phía ngoài

C. tăng, lá phía trong và lá phía ngoài quang hợp như nhau.

D. giảm, lá phía trong quang hợp mạnh hơn lá phía ngoài.

4. Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối  với bộ phận nào của cây ?

A. lá                            B. thân

C. cành                        D. hoa, quả

5. Trong thời gian từ sáng đến tối, nhìn chung, cường độ ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất thay đổi như thế nào ?

A. Tăng liên tục từ sáng đến tối

B. Không tăng không giảm

C. Giảm liên tục từ sáng đến tối

D. Tăng dần vào buổi sáng tởi trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối

 

ĐÁP ÁN

Câu 1. (5 điếm)

Ánh sáng có vai trò sưởi ấm sinh vật và là nguồn năng lượng cơ bản cho mọi động sống của sinh vật.

+ Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp.

+ Động vật đã sử dụng gián tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thông qua việc sử dụng thực vật làm thức ăn.

Ánh sáng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh vật, sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản và phân bố của sinh vật.

Câu 2 (5 điểm)

1

2

3

4

5

A

C

B

A

D

 

………………………………………

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (5 điểm)

Ưu thế lai được tạo ra bằng phương pháp nào?

Câu 2 (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

. Phương pháp nào không hay ít dùng trong chọn giống cây trồng?

A. Trồng thích nghi các giống nhập nội.

B. Tạo giống đa bội.

C. Gây đột biến nhân tạo.

D. Lai hữu tính.

2. Ý nghĩa của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết là gì ?

A. Tạo dòng thuần

B. Củng cố và giữ ổn định những tính trạng mong muốn

C. Đánh giá kiểu gen, phát hiện gen xấu để loại bỏ

D. Cả A, B và C

3. Có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hoá. Để đảm bảo phẩm chất của giống cần phải tiến hành

A. loại bỏ giống xấu.

B. nhân nhanh giống tốt.

C. chọn lọc giống.

D. đánh giá chất lượng giống.

Câu 3 (2 điểm) Hãy sắp xếp thông tin ở cột A  với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C:

Các hình thức (A)

Các đặc điểm thoái hoá (B)

Kết quả (C)

1. Tự thụ phấn

 

2. Giao phối gần

A. Các cá thể có sức sống kém dần (phát triển chậm, năng suất giảm...)

B. Sinh trưởng và phát triển yếu

C. Sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non...

D. Nhiều cá thể chết hoặc bộc lộ những đặc điểm có hại (bạch tạng, thân lùn, ít quả)

1………….

 

2…………

 

ĐÁP ÁN

Câu 1 (5 điểm)

- Tạo ưu thế lai ở cây trồng :

+ Bằng phương pháp lai khác dòng (tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau)

+ Bằng lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và để tạo giống mới.

- Tạo ưu thế lai ở vật nuôi: chủ yếu dùng phép lai kinh tế trong đó cho giao phối giữa cặp bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm chứ không dùng làm giống.

Câu 2 (3 điểm)

1

2

3

A

D

C

Câu  3 (2 điểm)

 

1

2

A,B,D

A,B,C

………………………………………

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (3 điểm)

Có thể tạo dòng thuần bằng các phương pháp nào ?

Câu 2 (4 điểm)

Chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau :

Câu

Đúng

Sai

1. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp

 

 

2. nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra các cơ quan hoặc cơ

 

 

3. thể hoàn chỉnh  với kiểu gen của cơ thể gốc được gọi là

 

 

công nghệ tế bào.

 

 

4. Công nghệ tế bào được ứng dụng trong vi nhân giống,

 

 

5. nhân bản vô tính, lai tế bào để tạo ra đột biến NST hoặc

 

 

6. chọn dòng tế bào để tạo ra cây trồng sạch bệnh hay tạo

 

 

7. ra giống mởi.

 

 

8. Kĩ thuật gen : là kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế

 

 

9. bào cho sang tế bào nhận một cách ngẫu nhiên.

 

 

10. Úng dụng kĩ thuật gen khó tạo ra được nhiều giống vật

 

 

11. nuôi có năng suất sữa, thịt rất cao.

 

 

Câu 3 (3 điểm)

Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau :

Trong chăn nuôi hay trổng trọt, để tạo ưu thế lai lớn nhất, người ta dùng phép lai….(1)…..còn để tạo giống mới người ta thường dùng phép lai…(2)…..

Đối  với vật nuôi, người ta dùng phương pháp kiểm tra…..(3)…..qua đời sau.

A. con đực

B. con cái

C. khác dòng

D. khác loài

 

ĐÁP ÁN

Câu 1 ( 3 điểm)

- Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, sau đó tiến hành chọn lọc các cá thể thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần.

- Lưỡng bội hoá cá thể đơn bội bằng tác động của cônsixin với nồng độ và thời gian xử lí thích hợp sẽ tạo được dòng thuần chủng về tất cả các gen.

- Gây đột biến thuận nghịch từ các cá thể dị hợp. Nếu gây đột biến thuận thì sẽ tạo ra dạng đồng hợp lặn. Nếu gây đột biến nghịch tạo dạng đồng hợp tử trội.

Câu 2 (4 điểm)

1

2

3

4

Đ

Đ

S

S

Câu 3 (3 điểm)

1

2

3

C

D

A

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Tự Trọng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?