Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Gio Linh

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THPT GIO LINH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN HÓA HỌC LỚP 10 – BAN KHTN

 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 6 câu)

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1:  Cho 10,8g một kim loại hóa trị III tác dụng với clo có dư thu được 53,4g muối. Xác định kim loại ?

Câu 2:  Nguyên tử lưu huỳnh có kí hiệu là 3216S

a) Hãy xác định số proton, số nơtron, số electron của nguyên tử.

b) Hãy xác định sự phân bố electron trên các lớpelctron.

Câu 3: a. Hòa tan 9,15 gam hỗn hợp hai kim loại (thuộc nhóm A, có một electron ngoài cùng) ở hai chu kì liên tiếp vào nước thu được dung dịch X và khí Y. Nếu thêm 0,29 mol axit clohidric vào dung dịch X,  sau phản ứng nhúng quỳ tím vào dung dịch thì quì tím không đổi màu. Xác định tên 2 kim loại đó.

b. Hoà tan hoàn toàn 8,24 gam hỗn hợp bột Y gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 0,784 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 21,2 gam hỗn hợp muối sunfat. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong Y và xác  định công thức của FexOy

Câu 4: a. Nêu định nghĩa phản ứng oxi hóa khử là gì? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa?

b. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: Ca (1,00); H (2,20); N (3,04); Cl (3,16); O (3,44). Hợp chất nào trong số các hợp chất sau đây: CaCl2 , H2O, NH3 , N2 là hợp chất ion?

Câu 5:  Biết trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền 79Br và 81Br, nguyên tử khối trung bình của brom là 79.9. Tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị?

Câu 6: Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a. Al   +   HNO3    →   Al(NO3)3   +    NH4NO3   +    H2O

b. FexOy    +   H2SO4  →   Fe2(SO4)3    +    SO2   +   H2O

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a. Al   +   HNO3    →   Al(NO3)3   +    NH4NO3   +    H2O

b. FexOy    +   H2SO4 → Fe2(SO4)3    +    SO2   +   H2O

Câu 2: : Cho 4,4 g hỗn hợp A gồm 2 kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp tác dụng với dd HCl dư thu được 3,36 lit H2 (đktc). Xác định tên 2 kim loại đó.

Câu 3: a. Nêu định nghĩa phản ứng oxi hóa khử là gì? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa?

b. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: Ca (1,00); H (2,20); N (3,04); Cl (3,16); O (3,44). Hợp chất nào trong số các hợp chất sau đây: CaCl2 , H2O, NH3 , N2 là hợp chất ion?

Câu 4:  Viết cấu hình electron của các nguyên tố:

Cl (Z=17), Ne (Z= 10), Ca(Z=20).

Hãy cho biết nguyên tố nào kim loại, phi kim, khí hiếm? vì sao?

Câu 5:  Cho 7,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau trong nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính thành phần % của chúng?

Câu 6:  Tính ngtử khối trung bình của Mg biết Mg có 3 đồng vị \({}_{12}^{24}Mg\) ( 79%), \({}_{12}^{25}Mg\) ( 10%), còn lại là \({}_{12}^{26}Mg\)?

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1:  Nguyên tử lưu huỳnh có kí hiệu là 3216S

a) Hãy xác định số proton, số nơtron, số electron của nguyên tử.

b) Hãy xác định sự phân bố electron trên các lớpelctron.

Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.
a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
b) Xác định số electron độc thân của nguyên tử R ở trạng thái cơ bản.

Câu 3: a. Nêu các định nghĩa: Thế nào là liên kết cộng hóa trị có cực? Liên kết cộng hóa trị không cực? Liên kết ion?

b. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào trong số các hợp chất sau đây: CO2 , H2O, NaF, CH4 là hợp chất ion?

Câu 4: Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a. Mg   +   HNO3    →   Mg(NO3)2   +    NH4NO3   +    H2O

b. Fe3O4    +   HNO3  →  Fe(NO3)3        +    NxOy   +   H2O

Câu 5: Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron,nguyên tử khối của các nguyên tử sau: \(_9^{19}F,\,_{12}^{24}Mg\)

Câu 6:  Viết cấu hình electron của S , Fe, S2-, Fe3+. Biết STT của S, Fe lần lượt là 16 và 26.

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1:  Tổng số electron trong anion AB3 là 32. Trong hạt nhân A cũng như trong hạt nhân B số proton bằng số nơtron. Xác định công thức của AB3. Biết A và B thuộc cùng một chu kỳ, B là phi kim. Xác định A, B.

Câu 2: a. Nêu các định nghĩa: Thế nào là liên kết cộng hóa trị có cực? Liên kết cộng hóa trị không cực? Liên kết ion?

b. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào trong số các hợp chất sau đây: CO2 , H2O, NaF, CH4 là hợp chất ion?

Câu 3:  Viết cấu hình electron của các nguyên tố:

Cl (Z=17), Ne (Z= 10), Ca(Z=20).

Hãy cho biết nguyên tố nào kim loại, phi kim, khí hiếm? vì sao?

Câu 4: Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a. Mg   +   HNO3    →   Mg(NO3)2   +    NH4NO3   +    H2O

b. Fe3O4    +   HNO3  →  Fe(NO3)3        +    NxOy   +   H2O

Câu 5: Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron,nguyên tử khối của các nguyên tử sau: \(_9^{19}F,\,_{12}^{24}Mg\)

Câu 6:

a. Nêu khái niệm độ ân điện? Hãy cho biết trong bảng tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?

b. So sánh tính chất hóa học cơ bản của O(Z=8) và S(Z=16).

 

---(Để xem nội dung phần tiếp theo vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Gio Linh, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?