BỘ 36 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
CHỦ ĐỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA SINH HỌC 8 NĂM 2020
Câu 1: Đặc điểm nào không có ở tầng sừng của da?
A. Dễ bong
B. Tế bào chết
C. Chứa hạt sắc tố
D. Tế bào xếp sít nhau
Câu 2: Trong cấu tạo của da người, các sắc tố mêlanin phân bố ở đâu?
A. Tầng tế bào sống
B. Tầng sừng
C. Tuyến nhờn
D. Tuyến mồ hôi
Câu 3: Lớp nào nằm ngoài cùng, tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?
A. Lớp biểu bì
B. Lớp bì
C. Lớp mỡ dưới ra
D. Lớp mạch máu
Câu 4: Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau?
A. Cơ co chân lông B. Lớp mỡ C. Thụ quan D. Tầng sừng
Câu 5: Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại?
A. Thụ quan
B. Mạch máu
C. Tuyến mồ hôi
D. Cơ co chân lông
Câu 6: Vào mùa hanh khô, da thường bong vảy trắng là vì
A. Lớp da bên ngoài cùng bị tổn thương
B. Lớp tế bào ngoài cùng hóa sừng và bị chết
C. Mọc lớp da mới
D. Cả ba đáp án trên
Câu 7: Nguyên nhân nào không liên quan đến hiện tượng có nhiều màu da khác nhau?
A. Do ảnh hưởng của nhiệt độ
B. Do lớp sắc tố dưới da
C. Do di truyền
D. Do độ dày của lớp mỡ dưới da
Câu 8: Ở người, lông và móng sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của
A. Tầng sừng.
B. Tầng tế bào sống.
C. Cơ co chân lông.
D. Mạch máu.
Câu 9: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?
A. Lớp cách nhiệt
B. Một sản phẩm của các tế bào da
C. Nơi chứa chất thải từ các tế bào da tầng trên
D. Nuôi dưỡng các dây thần kinh
Câu 10: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì?
A. Dự trữ đường
B. Cách nhiệt
C. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài
D. Vận chuyển chất dinh dưỡng
Câu 11: Lông mày có tác dụng gì?
A. Bảo vệ trán
B. Hạn chế bụi bay vào mắt
C. Ngăn không cho mồ hôi chảy xuống mắt
D. Giữ ẩm cho đôi mắt
Câu 12: Da có vai trò gì đối với đời sống con người?
A. Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài
B. Bảo vệ cơ thể
C. Điều hòa thân nhiệt
D. Tất cả các phương án trên
Câu 13: Vì sao da có thể điều hòa thân nhiệt? Chọn câu trả lời sai
A. Do da có thụ quan nhiệt độ
B. Do da có cơ đóng mở lỗ chân lông
C. Mạch máu dưới da có thể co hoặc giãn
D. Da có lớp sừng bên ngoài.
Câu 14: Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?
A. Tuyến nhờn B. Mạch máu C. Sắc tố da D. Thụ
Câu 15: Ở người, lông không bao phủ ở vị trí nào dưới đây?
A. Gan bàn chân B. Má C. Bụng chân D. Đầu gối
Câu 16: Lông và móng có bản chất là gì?
A. Một loại tế bào trong cấu trúc da
B. Sản phẩm của các túi cấu tạo từ tầng tế bào sống
C. Các thụ quan
D. Một mảng mô tăng sinh
Câu 17: Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước?
A. Thụ quan
B. Tuyến mồ hôi
C. Tuyến nhờn
D. Tầng tế bào sống
Câu 18: Người ta thường dùng da trâu, da bò để làm trống, đó thực chất là phần nào của da?
A. Tầng sừng
B. Tầng tế bào sống
C. Lớp bì
D. Lớp mỡ
Câu 19: Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh?
A. Để đầu trần đi lại dưới trời nắng
B. Tắm nước lạnh, càng lạnh càng tốt
C. Tắm nắng vào buổi trưa
D. Thường xuyên mát xa cơ thể
Câu 20: Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì?
A. Tránh để da bị xây xát
B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ
C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da
D. Tập thể dục thường xuyên
Câu 21: Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào?
A. Lông và bao lông
B. Tuyến nhờn
C. Tuyến mồ hôi
D. Tầng tế bào sống
Câu 22: Nếu da bị nấm cần làm gì?
A. Tắm nhiều hơn 1 lần mỗi ngày
B. Phơi vùng da bị nấm dưới ánh nắng gắt để diệt nấm
C. Che kín vùng da bị nấm tiếp xúc thêm với môi trường
D. Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Câu 23: Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây?
A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch
B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng
C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch
D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn
Câu 24: Vì sao lâu không tắm sẽ cảm thấy ngứa ngáy?
A. Lớp tế bào chết tăng lên
B. Vi khuẩn trên da rất nhiều
C. Sản phẩm của tuyến nhờn tạo ra nhiều
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 25: Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa
B. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần
C. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt
D. Tất cả các phương án trên
Câu 26: Vì sao không nên nặn trứng cá?
A. Trứng cá cũng có chức năng giữ nhiệt cho da
B. Trứng cá là một bộ phận cần thiết duy trì sự sống của tế bào da
C. Tạo ra những vết thương hở ở da
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 27: Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao
B. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức
C. Tắm nắng vào sáng sớm (6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông)
D. Tất cả các phương án trên
Câu 28: Vì sao không nên tắm nước lạnh?
A. Khiến lỗ chân lông đóng lại
B. Ảnh hưởng hệ tuần hoàn bên trong
C. Tế bào da nhanh bị lão hóa
D. Mất cân bằng nhiệt bên trong cơ thể
Câu 29: Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng bao nhiêu phần trăm số vi khuẩn bám trên da?
A. 85% B. 40% C. 99% D. 35%
Câu 30: Các thụ quan nằm dưới da có chức năng cảm nhận kích thích từ ngoài môi trường. Trong đó có thụ quan cảm nhận tiếp xúc. Giải thích vì sao đầu ngón tay có cảm nhận tốt hơn khuỷu tay?
A. Do lớp mỡ ở khuỷu tay dày hơn
B. Do đầu ngón tay có nhiều thụ quan tiếp xúc hơn
C. Do khuỷu tay không có chức năng cảm nhận tiếp xúc
D. Do khuỷu tay không có thụ quan tiếp xúc
Câu 31: Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người?
A. Ếch B. Bò C. Cá mập D. Khỉ
Câu 32: Vì sao mùa đông da thường trắng hơn mùa hè?
A. Sắc tố da tạo ra ít
B. Da không bị cháy vì nắng
C. Lớp mỡ dưới da dày lên
D. Mạch máu co lại
Câu 33: Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh ngoài da?
A. Tả B. Sốt xuất huyết C. Hắc lào D. Thương hàn
Câu 34: Vì sao xuất hiện sẹo trên da?
A. Nhiễm trùng
B. Nọc độc của động vật gây ra
C. Tế bào da tăng sinh quá mức để lấp đầy phần da bị tổn thương
D. Tác dụng phụ của phản ứng trao đổi chất trong cơ thể
Câu 35: Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới đây?
A. Uốn ván
B. Tiêu chảy cấp
C. Viêm gan A
D. Thủy đậu
Câu 36: Vì sao dễ bị viêm ở những nơi vết thương lớn?
A. Tế bào da tăng sinh mạnh
B. Vi khuẩn dễ xâm nhập
C. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài
D. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | A | D | A | B | D | B | A | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | D | D | C | A | B | C | C | D | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | D | C | B | D | C | D | A | A | B |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 |
|
|
|
|
A | A | C | C | A | B |
|
|
|
|
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: