BỘ 36 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ VỆ SINH HỆ TIÊU HÓA, HỆ BÀI TIẾT SINH HỌC 8 NĂM 2020
Câu 1: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận?
A. Xistêin
B. Axit uric
C. Ôxalat
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?
A. Ăn nhiều đồ mặn.
B. Ăn thật nhiều nước.
C. Nhịn tiểu lâu.
D. Tập thể dục thường xuyên.
Câu 3: Loại thức ăn nào dưới đây chứa nhiều ôxalat – thủ phạm hàng đầu gây sỏi đường tiết niệu?
A. Đậu xanh B. Rau ngót C. Rau bina D. Dưa chuột
Câu 4: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận?
A. Thức ăn mặn
B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi)
C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác
D. Nhịn tiểu lâu
Câu 5: Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.
D. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.
Câu 6: Những giai đoạn nào xảy ra trong quá trình tạo ra nước tiểu chính thức?
A. Tạo nước tiểu đầu, vận chuyển nước tiểu đầu vào bóng đái, hấp thụ lại.
B. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở nang cầu thận, vận chuyển đến bóng đái.
C. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại ở ống thận, bài tiết tiếp.
D. Tạo nước tiểu đầu, hấp thụ lại, vận chuyển ngược về cầu thận.
Câu 7: Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây?
A. Thủy ngân B. Nước C. Glucôzơ D. Vitamin
Câu 8: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì?
A. Dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liên tục
B. Dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng đái
C. Hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái
D. Dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái
Câu 9: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa?
A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác
B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại
C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa
D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 10: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết?
A. Uống nhiều nước
B. Nhịn tiểu
C. Đi chân đất
D. Không mắc màn khi ngủ
Câu 11: Nguyên nhân nào không dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần?
A. Vận động mạnh B. Viêm bàng quang C. Sỏi thận D. Suy thận
Câu 12: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Đi tiểu đúng lúc
B. Uống đủ nước
C. Giữ gìn vệ sinh thân thể
D. Tất cả các phương án trên
Câu 13: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây?
A. Bài tiết nước tiểu
B. Lọc máu
C. Hấp thụ và bài tiết tiếp
D. Tất cả các phương án trên
Câu 14: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận?
A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể.
B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại.
C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động.
D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính.
Câu 15: Ca ghép thận đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm nào?
A. 1963 B. 1954 C. 1926 D. 1981
Câu 16: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu?
A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại
B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò
C. Ống thận bị chết và rụng ra
D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết
Câu 17: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây?
A. Ăn quá mặn, quá chua
B. Uống nước vừa đủ
C. Đi tiểu khi có nhu cầu
D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc
Câu 18: Nước tiểu chính thức thường có màu gì là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh?
A. Màu vàng nhạt
B. Màu đỏ nâu
C. Màu trắng ngà
D. Màu trắng trong
Câu 19: Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí
B. Vi sinh vật gây bệnh
C. Các chất độc có trong thức ăn
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 20: Vì sao khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nước tiểu thường có mùi kháng sinh?
A. Dấu hiệu báo vi khuẩn xâm nhập vào đường bài tiết
B. Lượng thuốc khác sinh đưa vào người bị thừa
C. Thuốc kháng sinh đến các đơn vị thận để tiêu diệt vi khuẩn trong máu
D. Kháng sinh được đưa ra ngoài cơ thể nhờ đường bài tiết
Câu 21: Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón?
1. Ăn nhiều rau xanh
2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin
3. Uống nhiều nước
4. Uống chè đặc
A. 2, 3 B. 1, 3 C. 1, 2 D. 1, 2, 3
Câu 22: Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ
A. Mắc bệnh sởi.
B. Nhiễm giun sán.
C. Mắc bệnh lậu.
D. Nổi mề đay.
Câu 23: Tác nhân nào dưới đây gây hại cho hệ tiêu hóa?
A. Vi sinh vật
B. Uống nhiều rượu, bia
C. Ăn thức ăn ôi thiu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 24: Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá?
A. Nước giải khát có ga
B. Xúc xích
C. Lạp xưởng
D. Khoai lang
Câu 25: Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chúng ta cần lưu ý
A. Vệ sinh răng miệng đúng cách
B. Ăn uống hợp vệ sinh
C. Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 26: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?
A. Uống nước lọc
B. Ăn kem
C. Uống sinh tố bằng ống hút
D. Ăn rau xanh
Câu 27: Sau khi ăn thức ăn còn bám ở răng sẽ
A. Làm cho nước bọt tiết nhiều hơn nên dễ tiêu hóa thức ăn
B. Làm cho nước bọt tiết ít hơn nên khó tiêu hóa thức ăn
C. Tạo môi trường axit phá hủy men răng
D. Tạo môi trường kiềm phá hủy men răng
Câu 28: Trong các biểu hiện dưới đây, đâu là dấu hiệu của bệnh tả
1. Nôn mửa và
2. Tiêu chảy nặng
3. Mất nước nhiều
4. Đầy hơi
5. Táo bón
6. Đau bụng trên
7. Sốt lạnh
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 5 C. 2, 4, 5 D. 5, 6, 7
Câu 29: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?
A. Lớp dưới niêm mạc
B. Lớp niêm mạc
C. Lớp cơ
D. Lớp màng bọc
Câu 30: Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh do hệ tiêu hóa?
A. Trào ngược acid
B. Hội chứng IBS
C. Không dung nạp lactose
D. Viêm phế quản
Câu 31: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn?
A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn
B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị
C. Ăn chậm, nhai kĩ
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 32: Loại vi khuẩn nào dưới đây kí sinh trên ống tiêu hoá của người?
A. Vi khuẩn lao
B. Vi khuẩn thương hàn
C. Vi khuẩn giang mai
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 33: Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là?
A. Tiêu chảy
B. Trào ngược acid
C. Bệnh sa dạ dày
D. Bệnh viêm đại tràng
Câu 34: Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn?
A. Rượu trắng
B. Nước lọc
C. Nước khoáng
D. Nước ép trái cây
Câu 35: Để răng chắc khỏe, chúng ta nên sử dụng kem đánh răng có bổ sung
A. Lưu huỳnh và phôtpho.
B. Magiê và sắt.
C. Canxi và fluo.
D. Canxi và phôtpho.
Câu 36: Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Căng thẳng thần kinh kéo dài
C. Ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng
D. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | C | C | B | C | A | D | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | B | C | A | A | C | A | A | A | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | B | D | D | D | B | C | A | A | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 |
|
|
|
|
D | B | A | A | C | A |
|
|
|
|
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: