Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Võ Cường

TRƯỜNG THCS VÕ CƯỜNG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I (6 điểm)

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương có viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và cảm hứng bao trùm trong toàn bộ bài thơ.

2. Chỉ rõ các phép tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đã dẫn ở trên và nêu tác dụng.

3. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu (chú thích cụ thể)

5. Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về Bác Hồ (ghi rõ tên tác giả)

Phần II (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới:

“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”

(Trích theo sách Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả?

2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó.

3. Từ tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I (6 điểm)

Câu 1:

*P hương pháp: Dựa vào phần tìm hiểu chung của tác phẩm

* Cách giải:

- Hoàn cảnh ra đời:

- Cảm hứng bao trùm:

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phép tu từ đã học (nhân hóa, so sánh…)

* Cách giải:

- Các phép tu từ:

+ Nhân hóa: mặt trời đi qua trên lăng.

+ Ẩn dụ: dùng hình ảnh mặt trời trong lăng ví với Bác Hồ.

+ Điệp từ: “mặt trời”.

- Tác dụng:

Câu 3:

* Phương pháp: Căn cứ vào bài thơ

* Cách giải:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Câu 4:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

* Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn khoảng 12 câu.

+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

+ Đúng hình thức đoạn văn tổng – phân – hợp, sử dụng và chú thích đúng thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu.

- Yêu cầu nội dung:

+ Nội dung:

  • Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
  • Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
  • Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
  • Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

+ Nghệ thuật:

  • Giọng điệu thành kính, thiêng liêng.
  • Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi.
  • Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ.

Câu 5:

* Phương pháp: Nhớ lại những tác phẩm đã học trong chương trình THCS

* Cách giải: Thí sinh có thể chọn một trong các đáp án sau

- Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà (Lớp 9)

- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ (Lớp 6)

Phần II (4 điểm)

Câu 1:

* Phương pháp: dựa vào phần đọc hiểu văn bản

* Cách giải:

- Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi

- Tác giả: Lê Minh Khuê

Câu 2:

* Phương pháp: dựa vào phần đọc hiểu văn bản

* Cách giải:

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

- Tác dụng:

+ Tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thức khốc liệt của chiến tranh.

+ Khắc họa thế giới tâm hồn, suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực, giàu sức thuyết phục.

+ Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần 1. (6.0 điểm)

Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc.

1. Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm nhận của Thanh Hải về mùa xuân đất nước ở khổ thơ dưới đây. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ (gạch chân chú thích rõ)

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

4. Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về đề tài mùa xuân và ghi rõ tên tác giả.

Phần II. (4.0 điểm)

Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:

[...] Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt (1) Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của mọt sự tự nhục mạ. (2)

Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó (3)

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

1. Nhân vật “chị” trong đoạn trích là ai? Viết từ 3 đến 5 câu văn nối tiếp nhau giới thiệu nhân vật đó.

2. Câu (1) và (2) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết.

3. Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I:

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào phần tìm hiểu chung của tác phẩm

* Cách giải:

- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Tháng 11/1980, 5 năm sau giải phóng miền Nam, ungĩ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

- Mạch cảm xúc: Mạch thơ được gợi hứng từ mùa xuân nên cảm xúc được bộc lộ trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước, con người và mùa xuân trong tâm hồn ungĩ. Qua đó thể hiện ước nguyện được hòa nhập và công hiến, cùng những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế của tác giả.

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ các biện pháp tu từ đã học

* Cách giải:

- Biện pháp: đảo từ “mọc” lên đầu câu.

- Tác dụng: nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của bông hoa nhỏ bé.

Câu 3:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

* Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng câu bị động và trợ từ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

+ Người làm nhiệm vụ chiến đấu: người cầm ung

+ Người làm nhiệm vụ lao động: người ra đồng

+ Hình ảnh “lộc”: niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

+ Nhịp độ khẩn trương: “Tất cả như…xôn xao”: Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động, tràn đầy sức sống.

- Nghệ thuật: điệp cấu trúc, từ láy…

=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.

Câu 4:

* Phương pháp: nhớ nội dung các tác phẩm đã học trong chương trình THCS.

* Cách giải: HS có thể chọn một trong các đáp án sau

- Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng.

- Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du.

Phần II:

Câu 1:

* Phương pháp: dựa vào tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

* Cách giải:

- Nhân vật “chị”: chị Thao.

- Giới thiệu:

+ Là tổ trưởng và nhiều tuổi nhất đội.

+ Sống thiết thực nhưng cũng nhiều khát khao của tuổi trẻ.

+ Nữ tính với những sở thích, thói quen của con gái.

+ Có nhiều mâu thuẫn trong tính cách.

=> Nhân vật sống động và đáng yêu.

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ bài học Liên kết câu và liên kết đoạn văn

* Cách giải:

- Phép liên kết: lặp từ.

- Từ ngữ liên kết: “nước mắt”.

Câu 3:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

* Cách giải:

- Giải Thích:

+ Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, suy nghĩ, cùng chung một trạng thái tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người và cộng đồng.

+ Chia sẻ là cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động “có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia” khiến niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt.

- Biểu hiện của sự đồng cảm và chia sẻ:

+ Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua.

+ Từ sự đồng cảm dẫn đến hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất (nhường cơm sẻ áo) lẫn chia sẻ về mặt tinh thần (động viên, thăm hỏi, lắng nghe…)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (4.0 điểm)

a. Thế nào là câu chủ động? Cho một ví dụ về câu chủ động?

b. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu trong ví dụ sau đây và cho biết cụm chủ - vị được mở rộng làm thành phần gì của câu?

Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.

Câu 2: (6.0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân".

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a.

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

- Cho ví dụ đúng.

b.

- Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu: Con mèo nhảy.

- Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu làm thành phần chủ ngữ.

Câu 2:

* Yêu cầu:

- Về hình thức: Bài viết đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, sạch sẽ và ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Về nội dung: Bài viết cần đạt được một số ý cơ bản sau:

a. Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

b. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng... bản thân mình.

+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh. Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

- Phải "Thương người như thể thương thân" bởi:

+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.

+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

+ Tinh thần "thương người như thể thương thân" được thể hiện:

+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...

+ (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

c. Kết bài:

- Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

- Lời khuyên.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Võ Cường. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?