TRƯỜNG THCS ĐÌNH BẢNG | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c:
Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuât nên cuối mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nghiên trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “Sao ông lại cho láng giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia cạnh tranh với ông?”. “Ồ!”, người nông dân trả lời, anh không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác sao? Nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy thôi.”
(Theo http://thanninhd.pgcdhauthanh.edu.vn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
b. Việc làm và câu trả lời của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ gì?
c. Viết đoạn văn bàn luận về bài học được rút ra từ văn bản trên.
Câu 2 (6 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác, Theo Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1
a.
* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)
*Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.
b.
* Phương pháp: Đọc kĩ văn bản.
* Cách giải:
- Việc làm của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ về sự sẻ chia trong cuộc sống.
c.
* Phương pháp:
- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, bình luận để viết đoạn văn.
* Cách giải:
- Về kiến thức: Từ hành động của bác nông dân trong truyện, suy nghĩ và trình bày ý kiến về sự sẻ chia trong cuộc sống. Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Giới thiệu: về sự sẻ chia trong cuộc sống.
+ Giải thích: sẻ chia là san sẻ những gì mình khó, giúp người khác qua cơn khó khăn.
+ Biểu hiện của sự chia sẻ:
- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn
- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,…
+ Ý nghĩa:
- Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ
- Đối với người cho: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.
=> Chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.
+ Liên hệ bản thân.
Câu 2.
* Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
* Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
+ Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm cho văn bản nghị luận.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Viễn Phương (1928 - 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Bài thơ Viếng lăng Bác (1976) không chỉ là nén hương thơm thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng của Viễn Phương thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu thống nhất.
- Dẫn dắt, giới thiệu khổ thơ đầu: Khổ thơ đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác.
2. Thân bài
a. Khái quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi Viễn Phương được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.
- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
b. Phân tích khổ thơ đầu:
Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng
- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng.
+ Cách xưng hô “con - Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
+ “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao.
+ Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.
=> Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.
- Cảnh quang quanh lăng Bác:
"...Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."
+ Hình ảnh hàng tre:
- Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre.
- Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó.
- Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.
=> Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam; bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất.
+ Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử dân tộc tộc.
+ Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.
=> Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.
---(Để xem đầy đủ đáp án câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần 1. (7.0 điểm)
Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê có viết:
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
(Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn đó.
Câu 2.
Nhân vật “tôi” được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Xác định thành phần biệt lập trong câu văn in đậm. Câu văn ấy giúp em hiểu gì về nhân vật “tôi”?
Câu 3. Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn đặc trưng của người con gái Hà Nội.
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhân vật “tôi”. Trong đoạn văn, sử dụng hợp lí cách dẫn trực tiếp và phép thế để liên kết câu. (Chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và phương tiện liên kết).
Câu 4. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại. Hãy kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài đó và ghi rõ tên tác giả.
PHẦN II (3 điểm)
Trong một văn bản đã học có các câu:
- Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
- Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Câu 1. Những câu trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Đặt trong văn bản, những lời hỏi của người con chứa hàm ý gì?
Câu 3. Từ nội dung văn bản có chứa những câu trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, trong khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ về bản lĩnh của mỗi người trước những cám dỗ cuộc đời.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I
Câu 1:
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”
* Cách giải:
- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định nhân vật chính trong truyện thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với tuổi ấu thơ êm đềm bên gia đình, bên người thân.
+ Ngầm ẩn dụ ba nữ thanh niên xung phong với những ngôi sao xa xôi trên bầu trời. Tạo ra một hình ảnh đẹp, anh hùng, đồng thời biểu đạt những nét đẹp tâm hồn và phong cách của các cô gái.
Câu 2:
* Phương pháp: Căn cứ vào 4 thành phần biệt lập đã học (tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp).
* Cách giải:
a.
- Nhân vật “tôi” được nhắc đến là Phương Định.
- Tác dụng:
+ Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
+ Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục.
+ Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.
b.
- Thành phần biệt lập trong câu văn trên: phụ chú (“có ngôi sao trên mũ”).
- Câu văn trên giúp em hiểu Phương Định là cô gái có tình cảm cá nhân hòa quyện với tình yêu nước và lí tưởng Cách mạng.
Câu 3:
* Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.
* Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.
+ Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng cách dẫn trực tiếp và phép thế; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- Sống ở cao điểm nguy hiểm luôn cận kề.
- Làm nhiệm vụ phá bom, đối mặt với tử thần hàng ngày.
=> Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt.
+ Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhân vật:
- Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc.
- Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên.
- Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội.
- Nghệ thuật:
+ Ngôi kể thứ nhất: dễ dàng bộc lộ tâm lí nhân vật.
+ Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế.
+ Giọng điệu trữ tình, sử dụng thành công các kiểu câu.
Câu 4:
* Phương pháp: Căn cứ vào các tác phẩm đã học viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh.
* Cách giải:
- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
Phần II
Câu 1:
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Mây và sóng”
* Cách giải:
- Tác phẩm: Mây và sóng
- Tác giả: Ta-go.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I (6.5 điểm): Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có câu: “Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.”
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê (1,0 điểm)
2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn trên. (0,5 điểm)
3. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được kể ở ngôi kể nào? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó là gì? (1,5 điểm)
4. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được thể hiện trong tình huống phá bom trên cao điểm. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép lặp (Gạch chân dưới từ ngữ làm thành phần phụ chú và phép lặp) (3,5 điểm)
Phần II (3,5 điểm): Quan sát các câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
1. Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm)
2. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ thứ 2. (1.0 điểm)
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy kiểm tra) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm Biết ơn là một ruyền thống của người Việt. (2,0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I
Câu 1:
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”
* Cách giải:
- Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.
Câu 2:
* Phương pháp: Căn cứ vào 4 thành phần biệt lập đã học (tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp).
* Cách giải:
- Thành phần biệt lập trong câu văn trên: tình thái (“dường như”).
Câu 3:
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”
* Cách giải:
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
- Tác dụng:
+ Tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
+ Khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhânvật một cách chân thực giàu sức thuyết phục.
+ Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.
Câu 4:
* Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.
* Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.
+ Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối diễn dịch, gạch chân chú thích đúng thành phần phụ chú và phép lặp; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- Sống ở cao điểm nguy hiểm luôn cận kề.
- Làm nhiệm vụ phá bom, đối mặt với tử thần hàng ngày.
=> Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt.
+ Vẻ đẹp nhân vật trong lần phá bom:
- Dũng cảm, gan dạ: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa.”
- Nhanh nhẹn, cẩn trọng trong công việc: “Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”
- Có trách nhiệm, không ngại hi sinh: “Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là một cái chết không cụ thể”.
- Nghệ thuật:
+ Ngôi kể thứ nhất: dễ dàng bộc lộ tâm lí nhân vật.
+ Khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế.
+ Giọng điệu trữ tình, sử dụng thành công các kiểu câu.
Phần II
Câu 1:
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Viếng lăng Bác”
* Cách giải:
- Tác phẩm: Viếng lăng Bác
- Tác giả: Viễn Phương.
Câu 2:
* Phương pháp: Căn cứ vào tác dụng của các biện pháp tu từ.
* Cách giải:
- Tác dụng của biện pháp ẩn dụ:
+ Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ Dùng hình ảnh mặt trời để nói về Bác, thể hiện lòng kính yêu của tác giả và làm cho hình ảnh của Bác càng trở nên thiêng liêng, vĩnh cửu trong lòng nhân dân.
Câu 4:
* Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.
* Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Đoạn văn dài khoảng 2/3 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng biết ơn.
+ Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
+ Biểu hiện:
- Luôn ghi nhớ công ơn của người giúp đỡ mình.
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn.
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Đình Bảng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !