Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Vạn An

TRƯỜNG THCS VẠN AN

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2.0 điểm)

Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD, 2015)

a. Nhận biết

Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? (0.5 điểm)

b. Nhận biết

Chỉ ra cặp đại từ nhân xưng trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

c. Thông hiểu

Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? (0.5 điểm)

d. Thông hiểu

Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết đó) và một câu văn có chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch chân thành phần đó)

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

[…]

Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

(Ngữ văn 9, tập một, NXB GDVN, 2015)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài

Cách giải:

- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục)

- Tác giả: Nguyễn Dữ

b.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài

Cách giải:

- Từ xưng hô: chàng – thiếp

c.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng gây dựng hạnh phúc gia đình.

d.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Nghĩa tường minh và Hàm ý

Cách giải:

- Hàm ý trong câu là: Nỗi đau đớn thất vọng đến tột cùng khi Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi, tình vợ chồng gắn bó lâu nay đã tan vỡ.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết đó) và một câu văn có chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch chân thành phần đó)

Yêu cầu về nội dung:

* Nêu vấn đề.

* Giải thích vấn đề.

- Tự hào là lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.

- Biết tự hào về bản thân là biết mình có những giá trị tốt đẹp nào để phát huy, để sống một cách tự tin và kiêu hãnh.

* Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Tại sao mỗi người cần biết tự hào về bản thân?

+ Con người biết tự hào về bản thân là người biết nhận ra những giá trị của mình để sống thật tốt.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”.

a. Nhận biết

Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Nhận biết

Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá”.

c. Thông hiểu Chỉ ra 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao 

Phân tích đoạn thơ sau:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a.

Phương pháp: Căn cứ bài Những ngôi sao xa xôi

Cách giải:

Đoạn trích trên trích từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.

b.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

Thành phần biệt lập phụ chú:  “Nói một cách khiêm tốn”.

c.

Phương pháp: căn cứ bài So sánh

Cách giải:

- Biện pháp so sánh “một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”.

- Tác dụng: Đặc tả, nhấn mạnh vẻ đẹp cái cổ của nhân vật “tôi”. Qua đó khẳng định vẻ đẹp thanh lịch của người con gái Hà Nội.

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về hình thức

- Bài văn hoặc đoạn văn

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.

Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

1. Nêu vấn đề.

2.Giải thích vấn đề.

- Chân thành: rất thành thật, xuất phát từ đáy lòng.

- Khuyết điểm: điều thiếu sót, điều sai trong suy nghĩ, hành động hoặc tư cách.

=> Chân thành nhận khuyết điểm là nhận lỗi sai một cách thành thực, không che giấu, không ngụy tạo.

=> “Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm”: Khi ta biết mình sai và nhận lỗi thành thực, mọi người sẽ tin tưởng ta hơn.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao khi ta chân thành nhận khuyết điểm, mọi người lại tin tưởng ta hơn?

+ Khi chân thành nhận khuyết điểm có nghĩa là ta dũng cảm đối diện với những sai lầm, những thất bại của chính mình. Một con người dũng cảm như vậy đáng được tin cậy và quý trọng.

+ Khi ta chân thành nhận khuyết điểm cũng thể hiện ta là con người sống có trách nhiệm. Khi sống có trách nhiệm với bản thân, ta sẽ biết có trách nhiệm với mọi người và cộng đồng.

+ Khi ta chân thành nhận khuyết điểm, đó là biểu hiện của sự cầu tiến, học hỏi. Một người như vậy chẳng phải đáng quý hay sao.

- Phê phán những người không biết nhận sai hoặc độc đoán, luôn cho mình là đúng.

- Liên hệ bản thân: Em có phải người biết chân thành nhận lỗi của mình? Hãy chia sẻ một vài câu chuyện của bản thân?

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I (6 điểm)

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương có viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và cảm hứng bao trùm trong toàn bộ bài thơ.

2. Chỉ rõ các phép tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đã dẫn ở trên và nêu tác dụng.

3. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu (chú thích cụ thể)

5. Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về Bác Hồ (ghi rõ tên tác giả)

Phần II (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới:

“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”

(Trích theo sách Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả?

2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó.

3. Từ tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I

Câu 1:

* Phương pháp: Dựa vào phần tìm hiểu chung của tác phẩm

* Cách giải:

- Hoàn cảnh ra đời:

- Cảm hứng bao trùm:

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phép tu từ đã học (nhân hóa, so sánh…)

* Cách giải:

- Các phép tu từ:

+ Nhân hóa: mặt trời đi qua trên lăng.

+ Ẩn dụ: dùng hình ảnh mặt trời trong lăng ví với Bác Hồ.

+ Điệp từ: “mặt trời”.

- Tác dụng:

Câu 3:

* Phương pháp: Căn cứ vào bài thơ

* Cách giải:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Câu 4:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

* Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn khoảng 12 câu.

+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

+ Đúng hình thức đoạn văn tổng – phân – hợp, sử dụng và chú thích đúng thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu.

- Yêu cầu nội dung:

+ Nội dung:

  • Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
  • Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
  • Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
  • Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

+ Nghệ thuật:

  • Giọng điệu thành kính, thiêng liêng.
  • Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi.
  • Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ.

Câu 5:

* Phương pháp: Nhớ lại những tác phẩm đã học trong chương trình THCS

* Cách giải: Thí sinh có thể chọn một trong các đáp án sau

- Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà (Lớp 9)

- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ (Lớp 6)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Vạn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?