TRƯỜNG THCS HẠP LĨNH | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi say:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
a. Nhận biết
Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa văn bản.
b. Thông hiểu
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong ngữ liệu gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước?
c. Thông hiểu
Tác giả dùng cụm từ đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?
Câu 2: (1.0 điểm) Nhận biết
Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó.
Câu 3: (2.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi là con gái Hà Nội (1). Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá (2). Hai bỉm tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn (3). Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (4).
a. Nhận biết
Tìm lời dẫn trực tiếp
b. Nhận biết
Xác định khởi ngữ.
c. Nhận biết
Các câu trong ngữ liệu sử dụng phép liên kết gì? Chỉ ra từ ngữ liên kết.
Câu 4:
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a.
Phương pháp: căn cứ bài Bếp lửa
Cách giải:
- Tác phẩm: Bếp lửa
- Tác giả: Bằng Việt
b.
Cách giải:
Câu thơ gợi nhắc ta đến thời điểm: nạn đói năm 1945 làm hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
c.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Hai từ mòn mỏi được tách làm đôi, mỗi tiếng được kết hợp với từ đói nhấn mạnh vào cái đói dai dẳng, triền miên.
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ bài Phương châm hội thoại
Cách giải:
- Phương châm: cách thức
- Nội dung: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 – câu 4:
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn – Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012)
Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết
Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 3: (0.5 điểm) Nhận biết
Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4: (0.5 điểm) Thông hiểu
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổi khi không học.
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2: (5.0 điểm) Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề sau:
Đề 1:
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Đề 2:
Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong đoạn trích sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
1.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2.
Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập
Cách giải:
- Thành phần biệt lập: Chắc chắn (Thành phần tình thái)
3.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Điệp ngữ
Cách giải:
- Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Bạn có thể … nhưng bạn … ; Bạn không … nhưng bạn …)
4.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Mỗi người sinh ra sẽ có những giá trị của riêng mình. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra và phát huy những giá trị đó của mình đồng thời biết yêu thương mình nhiều hơn.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
1. Nêu vấn đề
2. Giải thích vấn đề
- Biết: có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật.
- Học: thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự tìm hiểu.
- Xấu hổ: cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác.
=> Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học: Khuyên người ta không nên cảm thấy hổ thẹn trước những điều mà mình chưa bao giờ nghe tới, nhưng nên cảm thấy hổ thẹn khi bản thân mình không chịu học hỏi, rèn luyện, tiếp thu những tri thức.
2. Bàn luận vấn đề:
- Tại sao “đừng xấu hổ khi không biết”:
+ Tri thức của nhân loại là vô hạn, những hiểu biết của bản thân mình chỉ là những giọt nước trước đại dương bao la.
+ Không ai trên đời này có thể biết được tất cả mọi thứ và việc không biết khi chưa được học là một chuyện rất bình thường, không có gì phải cảm thấy hổ thẹn.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
HỌA SĨ TÀI GIỎI NHẤT
Thuở trước, ở một thành phố nọ, người ta tổ chức cuộc thi họa sĩ tài giỏi nhất. Rất đông họa sĩ đua tài, trưng bày những bức tranh đẹp của mình cho một ban giám khảo tinh tường phán xét.
Cuộc thi đi đến hồi kết thì ban giám khảo lúng túng. Trước mắt họ chỉ còn lại hai bức tranh của hai họa sĩ bậc thầy. Ban giám khảo hết nhìn tranh lại thì thào bàn thảo với nhau, cố tìm ra những khiếm khuyết của từng bức để quyết định ai là người tài giỏi nhất. Nhưng dù đã hết sức cố gắng, ban giám khảo vẫn không thấy bức tranh nào có khiếm khuyết gì.
Có một nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, nói với ban giám khảo là ông sẽ giúp đỡ họ.
Nhà hiền triết đến bên hai họa sĩ và nói:
- Thưa hai ngài, bức tranh của hai ngài rất đẹp, nhưng thú thực là ban giám khảo cũng như tôi không thấy chúng có khiếm khuyết gì. Vì thế xin hai ngài hãy nhìn kỹ lại tranh của mình rồi nói cho tôi biết về những khiếm khuyết của chúng.
Sau một hồi lâu nhìn ngắm tranh của mình, vị họa sĩ thứ nhất thẳng thắn trả lời:
- Thưa tiên sinh, ngắm đi ngắm lại bức tranh của mình tôi vẫn không thấy nó bị khuyết thiếu gì.
Vị họa sĩ thứ hai đứng im.
- Chắc ngài cũng thấy bức tranh của mình có khiếm khuyết? – nhà hiền triết hỏi:
- Thưa không phải, chỉ là tôi đang không biết nên bắt đầu từ khiếm khuyết nào – vị họa sĩ bối rối trả lời trung thực.
- Ngài đã thắng cuộc thi – nhà hiền triết mỉm cười nói.
- Mọi người ồ lên:
- Sao thế được? Giải thưởng trao cho người thấy tranh của mình còn nhiều khiếm khuyết là sao?
Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết
Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: (1.0 điểm) Vận dụng
Trong văn bản trên, em hãy:
a. Tìm một câu có lời dẫn gián tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn trực tiếp.
b. Tìm một câu có lời dẫn trực tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn gián tiếp.
Câu 3: (1.0 điểm) Vận dụng
Em hãy sáng tạo lời giải thích của nhà hiền triết để hoàn chỉnh văn bản trên.
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao
Viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ về vấn đề được gợi ra trong lời giải thích của nhà hiền triết mà em sáng tạo ở câu 3 phần Đọc hiểu.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hạp Lĩnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !