TRƯỜNG THCS KHẮC NIỆM | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Dọc khắp các vùng quê, đâu cũng có những ngôi đình, ngôi chùa để nhân dân cầu bình an. Muốn bình yên cần học cách đối xử hiền hòa với thiên nhiên. Vào thời điểm này, những con sông bậc nhất Bắc Kỳ, dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai, còn đong đưa những thứ ánh sáng huyền diệu của trăng lên, những canh hát hội, tiếng gõ mạn thuyền gọi cá tôm vào lưới. Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc. Giá trị trong lành của những dòng sông không nơi nào có được, cần phải giữ gìn và nâng cao chất lượng của dòng nước. Thiên nhiên ban cho người Bắc Giang những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật để dành cho tương lai. Ở những nước giàu có, nhờ những dòng sông đẹp, nhiều nơi đã phát triển được hệ thống đường thủy trong giao thương và du lịch.
Mọi dòng sông đều đổ hết về biển lớn. Trên hành trình về biển, sông đi qua bao gian khó và thử thách […].
Có lẽ mơ ước của những dòng sông đổ về biển lớn mang theo mơ ước của người Bắc Giang về sự hội nhập và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội cũng từ đây.
(Theo Nguyễn Thị Thu Hà, Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà, trang 81-82, NXB Quân đội Nhân dân 2018)
1. Nhận biết
Theo đoạn trích trên:
a. Con người cần phải làm gì nếu muốn bình yên?
b. Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang những gì?
2. Thông hiểu
Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:
Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc.
3. Thông hiểu
Nhận xét ngắn gọn về tâm tư, tình cảm của tác giả với những dòng sông quê hương.
Câu 2: (6.0 điểm) Vận dụng cao
Từ hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách trong đoạn trích trên, em có liên tưởng gì đến hành trình hội nhập của thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
(Trình bày bằng một bài luận khoảng 400 – 500 chữ)
Câu 3: (10 điểm) Vận dụng cao
Suy nghĩ của em về hình tượng con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD 2009)
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rưng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, NXB GD 2009)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
1.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
a. Con người muốn bình yên cần phải: học cách ứng xử hiền hòa với thiên nhiên
b. Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang: những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể dành cho tương lai.
2.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
- Biện pháp: So sánh (so sánh những dòng sông với cô gái đang thời xuân sắc)
- Tác dụng: nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp tràn đầy sức sống của những dòng sông ở Bắc Giang.
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Tình yêu dành cho những dòng sông quê.
- Niềm tự hào về những dòng sông gắn với văn hóa lâu đời của người dân: dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn 400 - 500 chữ, sử dụng phép lập luận tổng – phân – hợp.
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (2.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
“Nếu có thể đo xương máu tiền nhân
Trường Sơn ngút ngàn dễ gì đo được
Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt
Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng”
(Trích Tổ quốc, Nguyến Thế Ký, nguồn: thanhnien.vn)
a. Thông hiểu
Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b. Thông hiểu
Nhận xét trật từ sắp xếp trật tự từ trong hai câu thơ: “Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt/ Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng”
Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao
Đọc câu chuyện sau:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC ĐIỆN THOẠI
Sáng hôm đó, một ông lão đến cửu hàng sửa điện thoại. Tôi cẩn thận kiểm tra chiếc điện thoại nhưng vẫn không tìm ra lỗi nào. Tôi nói với ông mọi thứ vẫn ổn, điện thoại vẫn chạy tốt.
Ông lão nhìn tôi rơm rớm nước mắt rồi hỏi: “Thế tại sao từ lâu rồi lão không nhận được cuộc điện thoại nào của con lão”.
Tôi chết lặng trước câu hỏi của ông …
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Từ quan niệm của Chế Lan Viên về chất muối trong mỗi vần thơ:
“Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”
(Đối thoại mới – Chế Lan Viên)
Em hãy tìm thứ “muối thơ” qua một số bài thơ em biết.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
a.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
- Liệt kê:
+ người mẹ, người vợ, người em;
-> Tác dụng: Nhấn mạnh đối tượng của sự hy sinh.
+ Trường Sơn, Hồng Hà, Cửu Long.
-> Tác dụng: Khẳng định công lao to lớn và sự mất mát đau thương của những tiền nhân cho Tổ quốc.
- So sánh: Trường Sơn ngút ngàn dễ gì đo được; Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng.
=> Nhấn mạnh nỗi đau, sự mất mát không gì có thể sánh nổi đồng thời ca ngợi công lao của tiền nhân đối với đất nước.
b.
Phương pháp: căn cứ Lựa chọn trật tự từ trong câu
Cách giải:
- Bao người mẹ, người vợ, người em được đảo lên trước từ “nước mắt”: trật tự này biểu hiện sự nhấn mạnh về đối tượng chịu nhiều đau thương, mất mát.
- Hồng Hà, Cửu Long: trật tự này biểu hiện thứ tự của sự vật – trình tự không gian từ Bắc vào Nam
=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao, cao cả của các bậc tiền nhân cho Tổ quốc đồng thời ca ngợi công lao của họ và thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước thiết tha.
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Nêu vấn đề: Mối quan hệ của con cái với cha mẹ.
* Giải thích vấn đề:
- Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống và cùng với quan hệ vợ - chồng, anh- em nó cũng là mối quan hệ cơ bản cấu thành một gia đình.
- Giữa cha mẹ và con cái cần có sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia và yêu thương lẫn nhau. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành và con cái cần phải báo hiếu với cha mẹ.
- Câu chuyện trên phản ánh một thực trạng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sự lỏng lẻo, con cái vô tâm, không quan tâm, chia sẻ với cha mẹ.
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
- Vai trò của sự quan tâm, sẻ chia giữa cha mẹ và con cái:
+ Sự quan tâm, sẻ chia giữa con cái và cha mẹ làm cho mối quan hệ trở nên bền chặt, khăng khít hơn.
+ Quan tâm, sẻ chia của con cái với cha mẹ còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và sự tôn kính.
- Hiện nay, trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, sẻ chia giữa con cái và cha mẹ trở nên mờ nhạt, không còn diễn ra thường xuyên.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
+ Do những biến chuyển của xã hội về nhiều mặt, trong đó có mặt văn hóa – tư tưởng. Chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa dường như không được coi trong như xưa. Chính vì vậy con người thiếu trách nhiệm đối với gia đình và những mối quan hệ ruột thịt.
+ Sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường làm gia tăng nhu cầu muốn tự khẳng định mình của mỗi cá nhân làm cho sự cách biệt giữa các thế hệ càng lớn, mỗi người trở nên ích kỉ hơn và ít quan tâm nhau hơn trong gia đình.
+ Con cái và cha mẹ đều bận rộn, ít có thời gian bên nhau, tâm sự, chia sẻ để hiểu nhau hơn nên sự cách biệt về tâm lý càng lớn.
+ Các bậc cha mẹ nhiều khi còn nặng về tư tưởng công lao, sự áp đặt trong suy nghĩ khiến các con bị ức chế và muốn thoát ra ngoài ảnh hưởng của cha mẹ => mối quan hệ rạn nứt.
- Giải pháp khắc phục:
+ Rút ngắn khoảng cách thế hệ. Biện pháp này chỉ thực sự được thực hiện khi có sự cố gắng của cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ và con cái nên dành nhiều thời gian cho nhau để chia sẻ, để tâm sự cùng nhau. Sự khác biệt về thế hệ là điều có tồn tại, tuy nhiên cha mẹ cần tìm cách khắc phục nó bằng cách thấu hiểu con trẻ và con cái cần cảm thông cho cha mẹ về những suy nghĩ đã lâu đời.
+ Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình với gia đình, với người thân, cần nhận biết rõ rằng gia đình mới là nhân tố chính tạo nên sự hạnh phúc và bình yên của mỗi cá nhân. Khi nhận thức được điều đó, mỗi người sẽ tự biết mình cần làm gì để các mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn.
*Liên hệ bản thân:
Em đã làm gì để cải thiện mối quan hệ của mình với cha mẹ? Hãy chia sẻ đôi điều với bạn bè của mình về quan hệ giữa mình và cha mẹ để giúp các thế hệ cùng trang lứa với mình hiểu nhiều về gia đình mình hơn.
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
2. Giải thích nhận định
- Câu thơ của Chế Lan Viên để nói về hành trình sáng tạo nghệ thuật và giá trị của thơ ca chân chính.
- Tác giả dùng hình ảnh muối kết tinh để nói về hành trình sáng tạo nghệ thuật. Để có một hạt muối trăng trẻo, có giá trị phải trải qua biết bao công đoạn nhọc nhằn. Sáng tạo nghệ thuật cũng tương tự như vậy, người nghệ sĩ phải lao động nghiêm tục, không ngừng sáng tạo nên có được những bài thơ kết tinh về nội dung và nghệ thuật. Chất thơ cũng chính là kết tinh tài năng, tư tưởng của người nghệ sĩ.
=> Nhận định đã khẳng định giá trị của một tác phẩm chân chính phải hội tụ đầy đủ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật
3. Phân tích, chứng minh.
- Học sinh có thể lựa chọn vài tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9 để chứng minh cho nhận định: Làng, Sang thu,…
- Với mỗi tác phẩm học sinh cần phát hiện những điểm mới mẻ trên cả hai phương diện Nội dung và Nghệ thuật.
Ví dụ: Tác phẩm Làng – Kim Lân
- Nội dung
+ Niềm tự hào, nỗi nhớ về làng cũng mang nét mới: Xa làng đi tản cư, ông Hai nhớ làng, vẫn giữ thói quen khoe làng, tự hào về làng .
+ Ông gắn danh dự của mình với danh dự của làng, cho thấy sự gắn bó sâu sắc với làng, với nước bằng tất cả niềm vui, nỗi buồn.
+ Thái độ thù làng Chợ Dầu theo Tây, làm Việt gian thể hiện tình cảm với làng, với nước rất rạch ròi, quyết liệt: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Đó là một nhận thức mới mẻ, sáng suốt, cho thấy người nông dân đã biết đặt danh dự, lợi ích của dân tộc lên trên hết.
+ Người nông dân còn biết hi sinh đến tận cùng cho cuộc kháng chiến, dù tài sản bị đốt nhưng ông vẫn vô cùng hạnh phúc bởi danh dự của làng của bản thân đã được khôi phục.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4.0 điểm) Vận dụng cao
Ngạn ngữ Pháp có câu: “Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể” còn Nelson Mandela lại khẳng định: “Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc”
Trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Câu 2: (6 điểm) Vận dụng cao
Người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng. Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”
(Theo giáo trình Lí luận văn học, tập hai, NXB Đại học Sư Phạm, 2016)
Viết bài văn nghị luận về những chỗ im lặng có sức dội vang trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du và bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Du.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
* Nêu vấn đề.
* Giải thích vấn đề:
- Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể.
+ “Ước muốn”: thứ quá cao xa, không thực hiện được điều mơ ước sẽ dẫn đến bất hạnh.
+ “Điều ta có thể” là sống theo những cái ta làm được, có thể tìm kiếm hạnh phúc từ những cái mình đang có, hoặc sẽ có trong tầm tay.
=> Cả câu nói khuyên con người ta cần phải sống hiện thực, tìm kiếm hạnh phúc và thành công từ những thứ nằm trong khả năng của mình, không nên viển vông, hão huyền.
- Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc.
+ “Người chiến thắng”: người gặt hái được những thành tựu nhất định.
+ “Ước mơ”: điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai.
+ “Không bao giờ bỏ cuộc”: luôn luôn giữ vững niềm tin, hành động cho dù mình có từng vấp ngã.
=> Câu nói khuyên con người ta phải biết sống có ước mơ và luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng.
- Hai câu nói trên bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ hai câu nói ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, con người cần có ước mơ và phải cố gắng hết mình nhưng cần phải thực tế và tìm kiếm thành công trong giới hạn năng lực của mình.
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
- Tại sao còn người cần tìm kiếm thành công trong khả năng của mình?
+ Trong khả năng của mình, con người sẽ làm được một cách dễ dàng.
+ Nếu viển vông và thiếu thực tế, có thể cả đời bạn chỉ đi tìm những thứ xa vời, không thiết thực cho đời sống của mình.
+ Cuộc sống luôn có những thách thức, mình cần phải sống thực tế và biết nhìn nhận hoàn cảnh, năng lực của mình một cách thích đáng.
- Tại sao con người cần có ước mơ và cần nỗ lực không ngừng?
+ Ước mơ giúp ta có động lực để thực hiện những dự định cũng như niềm đam mê của chính mình.
+ Ước mơ giống như một phần lãng mạn của cuộc sống. Nó giúp ta thăng hoa hơn, yêu đời hơn và nhiệt tình với những gì mình theo đuổi. Ước mơ giống như dầu bôi trơn trong một cỗ máy.
+ Những người biết ước mơ là những người có lý tưởng riêng.
+ Phải cố gắng không ngừng vì chỉ có sự cố gắng ta mới đạt được thành công. Thành công đôi khi không phải là đích đến mà là hành trình trải nghiệm và nó cần được bắt đầu từ ngay hôm nay.
- Phê phán những con người sống thiếu thực tế và không biết ước mơ.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu nhận định
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du), Ánh trăng (Nguyễn Duy)
2. Giải thích vấn đề
- Chất thơ là những cái hay cái đẹp trong nội dung, tư tưởng, trong hình thức nghệ thuật, không chỉ vậy chất thơ còn nằm ở ngoài lời thơ cùng với đó là sự đồng điệu trong tâm hồn tác giả.
- Chỗ im lặng chính là những thanh âm trong trẻo, đẹp đẽ nằm ngoài lời thơ (ý tại ngôn ngoại)
=> Nhận xét đã khẳng định một tác phẩm nghệ thuật chân chính cần phải hay về nội dung, nghệ thuật mà còn phải có sự đồng điệu với tâm hồn tác giả.
3. Chứng minh vấn đề
a. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Giới thiệu nội dung đoạn trích
- Giá trị nội dung:
+ Cảnh ngộ cô đơn, bất hạnh, lẻ loi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
+ Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ tha thiết cháy bỏng.
+ Nỗi buồn đau, cô đơn và dự cảm tương lai bất hạnh, đầy sóng gió của Thúy Kiều.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+ Sử dụng điệp từ “buồn trông” theo chiều tăng tiến diễn tả cảm xúc của nhân vật.
+ Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu đạt.
=> Qua đoạn trích ta không chỉ thấy được số phận bất hạnh của nàng Kiều mà còn thấy được trái tim nhân đạo bao la, ấm áp mà Nguyễn Du dành cho những người con gái hồng nhan, bạc mệnh. Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận của Thúy Kiều.
b. Bài thơ Ánh trăng
- Giới thiệu nội dung tác phẩm
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Khắc Niệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !