Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Duy Tân

TRƯỜNG THCS DUY TÂN

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4.0 điểm) Vận dụng cao

Suy ngẫm của em về thông điệp: “Cho yêu thương, nhận hạnh phúc” (Bài làm văn viết không quá một trang giấy thi)

Câu 2: (6.0 điểm) Vận dụng cao

Nỗi oan của nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Yêu thương: tình cảm gắn bó tha thiết và chăm sóc hết lòng.

- Hạnh phúc: trạng thái cảm thấy sung sướng khi đạt được ý nguyện nào đó.

- Cho - nhận là một quá trình trao đổi giữa con người với con người.

- Cả câu nói mang ý nghĩa: Nếu ta biết cho đi sự quan tâm, tình yêu thương với người xung quanh thì ta sẽ nhận lại niềm vui, sự mãn nguyện, hạnh phúc.

* Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Tại sao cho yêu thương lại nhận hạnh phúc?

+ Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội. Xã hội chỉ phát triển tốt đẹp khi con người biết yêu thương, quan tâm lẫn nhau.

+ Khi yêu thương, quan tâm người khác tức là chúng ta đã tạo nên một sợi dây liên kết tình cảm. Nhờ đó quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

+ Trao đi yêu thương, con người sẽ được sống trong niềm vui, sự thanh thản,…

+ Khi biết yêu thương, sẻ chia với mọi người, ta cũng sẽ nhận tình yêu thương, sự kính trọng từ những người xung quanh.

- Phê phán những kẻ sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:       

- Nguyễn Dữ (khoảng thế kỉ XVI) quê Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Thời đại: nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền binh, nội chiến liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

- Con người:

+ Nổi tiếng học rộng, tài cao.

+ Chỉ làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở miền núi Thanh Hóa.

+ Sưu tầm truyện dân gian để sáng tác “Truyền kì Mạn Lục”.

Tác phẩm:

- Là truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì Mạn Lục”

- Lấy nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”

Giới thiệu về nỗi oan của Vũ Nương.

2. Phân tích

* Khái quát về những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương:

+ Người vợ thủy chung, yêu thương chồng con.

+ Người con dâu hiếu thảo

+ Người vợ vị tha, bao dung

* Nỗi oan của Vũ Nương

- Vũ Nương bị chồng nghi oan là đã thất tiết với mình.

- Nguyên nhân (của nỗi oan):

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.

+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay.

+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.

- Hậu quả (của nỗi oan):

+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.

+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1:  

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet)

a. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

b. Nhận biết

Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức.

c. Thông hiểu

Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?

d. Thông hiểu

Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Câu 2: Vận dụng cao

Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian.

Câu 3: Vận dụng cao

Cảm nhận của em về bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a.

Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.

b.

Phương pháp: Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

1 phép liên kết về hình thức là phép lặp: Thời gian

c.

Phương pháp: Phân tích, lí giải

Cách giải:

“Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”: Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi.

d.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua.

Câu 2.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh vào để làm bài văn về nghị luận xã hội.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Nêu vấn đề.

2. Giải thích vấn đề.

- Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian của mình không hợp lí, để thời gian trôi qua một cách vô ích.

=> Lãng phí thời gian là điều đáng chê trách, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình.

3. Bàn luận vấn đề:

- Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách: Thời gian vũ trụ là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là hữu hạn. Nếu lãng phí thời gian bạn sẽ không làm gì được cho cuộc đời của chính mình và cho xã hội.

- Nguyên nhân con người thường lãng phí thời gian: Con người mải miết rong chơi. Con người chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí.

- Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí:

+ Mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình có.

+ Lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí.

+ Tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc.

+ Tạo bản thân thói quen làm việc đúng giờ.

4. Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí?

---(Để xem tiếp đáp án những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Không có kinh, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

1. Nhận biết

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?

2. Nhận biết

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?

3. Thông hiểu

Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao

“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.

(SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2017)

Bằng sự cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu

1.

Phương pháp: căn cứ bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cách giải:

- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Tác giả: Phạm Tiến Duật.

2.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức Biểu cảm

3.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật:

Trái tim: Hoán dụ.

- Tác dụng: Hoán dụ: biểu tượng cho tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước. Đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu.

-> Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ các bộ đội cụ Hồ thời kì chống Mỹ.

II. LÀM VĂN

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

- Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

Tác phẩm:

- Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.

- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

- Nhận định: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.

2. Phân tích, chứng minh

- Nhận xét đã khẳng định giá trị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài Sang thu.

2.1. Giá trị nội dung

a. Khoảnh khắc giao mùa

* Tín hiệu mùa thu

- Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”.

+ Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường.

+ Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa.

- Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm.

- Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn.

* Cảm xúc của nhà thơ

- Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ đắm say:

+ Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên.

+ Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”.

+ Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc.

=> Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa.

b. Bức tranh mùa thu và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu

* Hai câu đầu:

- Hình ảnh dòng sông và cánh chim được vẽ với những nét tương phản:

+ Dòng sông trôi một cách hiền hòa, nhàn hạ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng” đã đặc tả hình ảnh dòng sông trôi chậm chạp, thong thả.

+ Đối lập lại là hình ảnh những cánh chim vội vã.

* Hai câu sau: tạo điểm nhấn cho bức tranh

- Hình ảnh đám mây xuất hiện cùng từ “vắt” đã gợi ra khung cảnh: một làn mây mỏng nhẹ, mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa, một tấm khăn voan vắt ngang trên bầu trời.

- Nghệ thuật nhân hóa đã làm đám mây mang tâm trạng con người: nửa lưu luyến, bịn rịn mùa hạ, nửa háo hức nghiêng hẳn sang thu.

c. Những biến chuyển của thiên nhiên & suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:

- Những biến chuyển của thiên nhiên được tái hiện tài tình:

+ Phép đối: “vẫn còn” – “vơi dần”, “nắng” – “mưa” gợi sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên -> biểu hiện của sự giao mùa.

+ “Mưa”, “nắng”: Nắng vẫn còn nhưng không chói chang, gay gắt, cơn mưa rào đặc trưng của mùa hạ đã vơi dần -> dấu hiệu của mùa thu đậm nét hơn.

+ Những từ ngữ chỉ mức độ “vẫn còn” “vơi” “bớt” được sắp xếp giảm dần cho thấy mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu ngày càng rõ nét hơn.

- Suy ngẫm về đời người lúc chớm thu:

+ Tiếng sấm: Theo nghĩa thực, tiếng sấm là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu, tiếng sấm nhỏ dần, không đủ sức làm lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Nghĩa ẩn dụ: chỉ những biến động thất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, cho những gian nan, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc đời.

+ “hàng cây đứng tuổi”: gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Duy Tân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?